Phạt Gián Tiếp Là Gì? Các Lỗi Nào Được Đá Phạt Gián Tiếp?

Các tình huống đá phạt là rất phổ biến trong bóng đá
Các tình huống đá phạt là rất phổ biến trong bóng đá

Bóng Đá là môn thể thao đối kháng cực kỳ hấp dẫn và có tính cạnh tranh rất cao. Do vậy, có rất nhiều quy định được đặt ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong thi đấu cho các cầu thủ tham gia thi đấu trên sân.

Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đá phạt trong bóng đáĐá phạt gián tiếp là gì?Quy định về các lỗi đá phạt gián tiếp trong bóng đáĐối với cầu thủĐối với thủ môn

Tuy nhiên không ít người hâm mộ phần nào còn chưa hiểu rõ các quy định trên. Trong bài viết này Thethaoso sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vấn đề: phạt gián tiếp là gì? Và các lỗi đá phạt gián tiếp được quy định như thế nào?

Định nghĩa đá phạt trong bóng đá

Đá phạt trong bóng đá được hiểu là lợi thế được kiểm soát bóng lại từ đầu dành cho đội bóng được hưởng quyền đá phạt. Một quả phạt được trao cho đội bị phạm lỗi thực hiện trong trường hợp một hay nhiều cầu thủ của đội phạm lỗi vi phạm các quy định trong luật bóng đá.

Trong tình huống đá phạt, các cầu thủ của đội phạm lỗi sẽ phải đứng xa một khoảng cách so với bóng và đội được hưởng đá phạt cho đến khi đội đá phạt đưa bóng vào cuộc trở lại. Các tình huống đá phạt càng gần khung thành đội phạm lỗi bao nhiêu thì càng nguy hiểm bấy nhiêu.

Vị trí đá phạt càng gần khung thành càng nguy hiểm
Vị trí đá phạt càng gần khung thành càng nguy hiểm

Đây là một ưu thế rất rõ ràng, từ tình huống này có thể tạo ra cơ hội ghi bàn thắng cho đội bóng được hưởng đá phạt. Trong bóng đá, đá phạt có nhiều hình thức khác nhau, trong đó có đá phạt gián tiếp. Vậy các quy định về điều này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Cũng giống như các trường hợp đá phạt khác, đá phạt gián tiếp được thực hiện dưới sự đồng ý của các trọng tài khi có các tình huống phạm lỗi xảy ra. 

Trọng tài sẽ xác nhận tình huống đá phạt bằng cách thổi còi và giơ cao tay chỉ về vị trí của quả đá phạt sắp diễn ra. Tuy nhiên có một khác biệt rất lớn của trường hợp đá phạt này với đá phạt trực tiếp.

Cụ thể bàn thắng (nếu có) sẽ không được công nhận nếu như bóng không chạm chân cầu thủ thứ 2 mà trực tiếp đi vào lưới. Nghĩa là khi cầu thủ thực hiện đá phạt gián tiếp phải thực hiện một đường chuyền chứ không được trực tiếp sút phạt thành bàn.

Hình ảnh thường thấy của các quả đá phạt gián tiếp
Hình ảnh thường thấy của các quả đá phạt gián tiếp

Nói cách khác 1 quả phạt gián tiếp thành bàn sau lần chạm bóng đầu tiên cần có thêm một lần chạm bóng nữa (không phân biệt cầu thủ của đội nào) mới có thể được tính. Vì thế khi được hưởng đá phạt gián tiếp, nhiều đội sẽ xếp 1 cầu thủ gần quả bóng để chạm nhẹ trước khi cầu thủ thứ 2 sút mạnh bóng về phía khung thành đối thủ

Quy định về các lỗi đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Hầu hết các hình đá phạt diễn ra trong trận đấu được các trọng tài đồng ý khi xác định được các lỗi của cầu thủ trên sân vi phạm. Cụ thể trong luật quy định một đội được hưởng đá phạt gián tiếp khi bị đối thủ phạm một trong các lỗi sau đây:

Thủ môn thực hiện đá phạt gián tiếp khi cầu thủ đối phương phạm lỗ liệt vị
Thủ môn thực hiện đá phạt gián tiếp khi cầu thủ đối phương phạm lỗi việt vị

Đối với cầu thủ

  • Cầu thủ phạm lỗi việt vị.
  • Cầu thủ  của đội tấn công bị thủ môn đối phương truy cản không bóng.
  • Ngăn cản thủ môn thả bóng từ tay.
  • Đá (hoặc cố tình sút) bóng khi thủ môn đang trong quá trình thả bóng.
  • Hành vi nguy hiểm (chưa đến mức phạm lỗi nghiêm trọng với đối thủ)
  • Cản trở đối thủ lên bóng nhưng chưa có tình huống va chạm.
  • Bất đồng quan điểm, có ngôn ngữ hoặc cử chỉ xúc phạm.
  • Cản trở cầu thủ đối phương thực hiện quả ném biên.
  • Chạm bóng 2 lần liên tiếp ở tình huống phát bóng, đá phạt trực tiếp, phạt đền, phạt góc, ném biên.
  • Cầu thủ thực hiện quả phạt đền và thủ môn cùng phạm luật ở tình huống đá phạt đền, đội hưởng phạt đền sẽ chuyển sang quả phạt gián tiếp.
Các cầu thủ thường đứng xung quanh bóng trong 1 pha đá phạt gián tiếp để phối hợp
Các cầu thủ thường đứng xung quanh bóng trong 1 pha đá phạt gián tiếp để phối hợp

Đối với thủ môn

  • Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
  • Chạm vào quả bóng mà không bắt lại một cách dứt khoát khi cầu thủ đội bạn dự định cướp bóng
  • Chạm bằng tay hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.
  • Chạm bằng tay hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
  • Chạm bằng tay hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội.

Trên đây là các thông cơ bản về các trường hợp đá phạt gián tiếp thường xảy ra trong trận thi đấu bóng đá. Hy vọng, đây là các thông tin bổ ích giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về môn thể thao vua. Đừng quên truy cập Thể Thao Số để cùng cập nhật các tin bóng đá mới nhất trong ngày nhé!

Từ khóa » đá Phạt Gián Tiếp