Phật Giáo Hòa Hảo Thờ Ai? Là Gì? 8 điều Cấm Kỵ Của Phật Giáo Hòa Hảo
Có thể bạn quan tâm
Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh. Tôn giáo này có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây. Ở nước ta Phật Giáo Hòa Hảo có tín đông đông thứ 4. Vậy Phật giáo Hòa Hảo thờ ai? là gì? 8 điều cấm kỵ của phật giáo hòa hảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia
Phật Giáo Hòa Hảo là gì?
Phật giáo Hòa Hảo được biết đến là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ lập vào năm 1993. Ông lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.
Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:
- Mùng 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
- Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Nguyên
- 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
- 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
- Rằm tháng 7: Lễ Trung Nguyên, Vu Lan Báo Hiếu
- 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
- Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
- 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
- 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
- 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo
Sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo
Vào năm 1993, dựa trên nền tảng Đạo Phật và những điều giác ngộ mà Huỳnh Phú Sổ đã lập nên Phật giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Ông Huỳnh Phú Sổ còn được mọi người biết đến là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”. Ông tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri” khi chưa tròn 18 tuổi. Huỳnh Phú Sổ tự nhận biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.
Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ. Đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.
Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp
Người tin theo Huỳnh Phú Sổ ngày càng nhiều. Ông khai đại chính tại nhà mình và lấy tên ngôi làng Hòa Hảo để đặt cho tôn giáo của mình.
Phật Giáo Hòa Hảo thờ ai?
Chủ trương của Phật Giáo Hòa Hảo đúng theo tinh thần vô vi mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề ra đó là thờ phượng đơn giản. Chủ yếu hình thức thờ cúng hướng về nội tâm, không cầu kỳ phức tạp.
Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:
- Thứ nhất là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết.
- Thứ hai là bàn thờ thông thiên: được dựng trước sân nhà hoặc mái nhà. Theo Đức Thầy nếu nhà chật hẹp thì chỉ cần 1 bài Thông thiên.
- Thứ ba là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.
8 điều cấm kỵ trong Phật Giáo Hòa Hảo
Trong giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo có 8 điều cấm mà bất cứ tín đồ nào cũng không được phạm phải:
- Điều thứ nhất: Tránh xa rượu, cờ bạc, thuốc phiện, chơi bời. Hướng đến lối sống tu hành trừ nghiệp chướng.
- Thứ hai: Cần phải sống tiết kiệm, chăm chỉ, lo làm ăn, không nên gây gỗ và sống vị tha.
- Điều thứ ba: không nên ăn xài chưng diện cho thái quá. Không cậy có tiền tài mà đành quên nhơn nghĩa và đạo lý. Con người đừng mang tính ích kỷ và xu phụng kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó.
- Thứ tư: không nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hay hoặc nguyền rủa, vì Thần Thánh không can phạm đến ta.
- Điều thứ năm: không nên ăn thịt trâu, chó, bò và không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bệnh là Tà Thần; nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại ta.
- Điều thứ sáu: Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật.
- Điều thứ bảy: Đứng trước mọi việc chi về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.
- Điều thứ tám: Tóm tắt, ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh.
Hy vọng với những thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu hơn về Phật Giáo Hòa Hảo.
Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá Đẹp
Mục lục nội dung
- Phật Giáo Hòa Hảo là gì?
- Sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo
- Phật Giáo Hòa Hảo thờ ai?
- 8 điều cấm kỵ trong Phật Giáo Hòa Hảo
Từ khóa » đạo Hòa Hảo Là đạo Gì
-
Phật Giáo Hòa Hảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo - Hoạt động Và Phát Triển - USSH
-
Phật Giáo Hòa Hảo Là Gì? Thờ Gì? 8 điều Răn Cấm - Buddhist Art
-
Phật Giáo Hòa Hảo Thờ Gì ? 8 điều Răn Cấm Phật Giáo Hòa Hảo !
-
TÌM HIỂU VỀ GIÁO LÝ, LUẬT LỆ, LỄ NGHI VÀ TỔ CHỨC GIÁO HỘI ...
-
Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Giáo Hội Phật Giáo ...
-
Phật Giáo Hòa Hảo - Wiki Là Gì
-
Những điều Cần Biết Về đạo Hoà Hảo
-
ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG SẤM GIẢNG GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA ...
-
Phật Giáo Hòa Hảo - Đạo Phật Ngày Nay
-
Lang Thang An Giang - Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Ảnh - Facebook
-
Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Phật Giáo Hòa Hảo - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Kỷ Niệm 83 Năm Ngày Khai Sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo | Xã Hội
-
Phật Giáo Hòa Hảo Là Gì? Bàn Thờ Phật Giáo Hòa Hảo Có Những Gì?