Phật Giáo Việt Nam đồng Hành Cùng Khát Vọng Phát Triển đất Nước
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. |
Xin Hòa thượng cho biết những nét chính đạt được trong hoạt động của Phật giáo Việt Nam 40 năm qua?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã có từ hơn 2.000 năm, nhưng ngày 07/11/1981 là một sự kiện lịch sử trọng đại mang đầy ý nghĩa đối với tăng, ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam. Đó là ngày các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước đã nhất tâm thành lập ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ đó đến nay, các cấp Giáo hội, các sơn môn, hệ phái, tăng, ni, cư sĩ, phật tử luôn nêu cao truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua sự nghiệp xiển dương đạo pháp, phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Mỗi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng góp hàng ngàn tỷ đồng tham gia trong các lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục, chăm sóc y tế đối với cộng đồng, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, Giáo hội đã cử các đoàn hoằng pháp đi giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc tại các ngôi chùa Việt khắp năm châu trở thành nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam tại các nước.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân, giao lưu hợp tác Phật giáo quốc tế. Đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc, qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nghĩa tình và luôn yêu chuộng hòa bình, đồng thời góp phần khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới.
Về mặt tổ chức, 40 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát huy tốt vai trò là tổ chức đại diện cho tăng, ni, phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài với gần 55 ngàn tăng, ni, 18 ngàn ngôi chùa và tự viện cơ sở Phật giáo, hàng chục triệu tín đồ phật tử ở trong nước và ở nước ngoài. Hội đồng Chứng minh là biểu tượng tinh thần Đạo pháp, Hội đồng Trị sự điều hành 13 ban, viện và 63 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, thành phố. Để nâng cao trình độ Phật học trong thời đại ngày nay, Giáo hội đã chủ động giới thiệu hơn 500 tăng, ni sinh đi du học tại Ấn Độ và nhiều nước khác. Có gần 300 tăng, ni sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về nước phục vụ công tác Giáo hội các cấp.
Hòa thượng có thể giải thích rõ hơn về ý nghĩa của những thành quả trên?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chỉ riêng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đã có hàng nghìn tăng, ni, phật tử trở thành những chiến sĩ yêu nước. Nhiều ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng. Nhiều nhà sư đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến, góp phần vào thắng lợi chung của cả đất nước.
Truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy đã được tiếp nối cho tới ngày nay, đang tiếp tục và sẽ mãi mãi đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đây cũng là tinh thần hộ quốc, an dân đã được khẳng định trong đường hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội”.
Do vậy, những thành quả phát triển và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam 40 năm qua đã một lần nữa chứng tỏ con đường gắn bó, đồng hành cùng vận mệnh dân tộc là con đường hoàn toàn đúng đắn, tạo nên sức hút của Phật giáo Việt Nam để thêm gắn kết các tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nói cách khác, đồng bào Phật giáo là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sự phát triển của Giáo hội cũng là biểu hiện sinh động, cho thấy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo và công tác tôn giáo, luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Chính sách này tạo điều kiện để các tôn giáo, trong đó có Phật giáo Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chăm lo đời sống an sinh, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ về đường hướng đồng hành cùng dân tộc và đất nước. (Ảnh: AL) |
Trong thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì để phát huy tốt hơn nữa đường hướng Đạo pháp gắn với dân tộc, thưa Hòa thượng?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Giáo hội sẽ tiếp tục nêu cao truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, trưởng dưỡng đạo tâm để trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn giá trị nhân văn, bản sắc và sự trong sáng của đạo Phật trong thời đại ngày nay.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, các thành tựu Phật sự trong 40 năm qua chính là nền tảng, động lực để hoàn thành chương trình Phật sự nhiệm kỳ 8 và các nhiệm kỳ tiếp theo, hướng đến tầm nhìn năm 2045 của Giáo hội. Trong khi đó, đất nước ta cũng đang phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... Giáo hội sẽ năng động và tích cực hơn nữa trong sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc, đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để xây dựng đất nước ta trở thành nước phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn Hòa thượng!
Từ khóa » Tín Ngưỡng Phật Giáo ở Việt Nam
-
Phật Giáo Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tôn Giáo Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đôi Nét Về đạo Phật Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Giới Thiệu Các ...
-
TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO PHẬT Ở ...
-
SỰ DUNG HỘI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở ...
-
[PDF] MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT ...
-
[PDF] Phật Giáo Việt Nam Trong Mối Giao Lưu - Tiếp Biến Với
-
10 Hoạt động Tiêu Biểu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trong Năm 2020
-
Vì Sao Lãnh đạo Việt Nam Dự Các Lễ Của Phật Giáo Và Của Tín Ngưỡng ...
-
PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
-
Nguồn Gốc Hình Thành Và đặc điểm Của Phật Giáo Việt Nam?
-
Đồng Bào Các Tôn Giáo Là Một Bộ Phận Của Khối đại đoàn Kết Toàn ...
-
[PDF] ảnh Hưởng Tích Cực Của Phật Giáo Tới đời Sống
-
Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Tôn Giáo Với Tín Ngưỡng, Giữa Tín ...