Phát Hiện Bệnh Giang Mai Qua Xét Nghiệm TPHA
Có thể bạn quan tâm
1. Xét nghiệm TPHA là gì ?
Xét nghiệm TPHA (Treponema pallidum) là một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu vi khuẩn giang mai. Đây là một loại xét nghiệm huyết thanh học giúp chẩn đoán xoắn khuẩn giang mai - một loại bệnh hoa liễu do xoắn khuẩn Treponema palladium gây ra và lây truyền qua đường sinh dục.
Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động phát hiện các kháng thể kháng vi khuẩn giang mai như IgG và IgM có trong huyết thanh (huyết tương) hoặc dịch não tủy của bệnh nhân. Xét nghiệm TPHA cũng chính là công cụ ưu tiên dùng để sàng lọc xoắn khuẩn ở tất cả các giai đoạn của bệnh, hoặc cũng có thể được sử dụng sàng lọc ban đầu của bệnh Giang mai.
Để thực hiện xét, cần phải có những phương tiện, hóa chất đạt chuẩn chất lượng, thực hiện theo đúng quy trình xét nghiệm.
2. Xét nghiệm TPHA định tính
Đây là phương pháp để xác định có hay không có kháng thể TPHA trong huyết thanh người bệnh mà không định lượng được hiệu giá kháng thể là bao nhiêu. Vì vậy xét nghiệm TPHA định tính chỉ có giá trị trong chẩn đoán mà không theo dõi được quá trình điều trị bệnh
TPHA định tính được tiến hành như sau:
-
Bảo quản sinh phẩm ở nhiệt độ phòng.
-
Pha loãng huyết thanh theo tỷ lệ chia 1:20. Huyết thanh pha loãng với tỷ lệ 1/20 ở ống nghiệm (giếng) số 1 và nhỏ vào giếng số 2 và thứ 3.
-
Nhỏ control cell – tế bào không gắn kháng nguyên vào giếng thứ 2 (với độ pha loãng của huyết thanh là 1/80).
-
Sau đó, nhỏ test cell - dung dịch tế bào gắn kháng nguyên giếng thứ 3 ( độ loãng huyết thanh 1/80).
-
Tiến hành lắc nhẹ phiến nhựa hoặc sử dụng máy phân tích rung ở tốc độ nhất định khoảng 5 phút.
-
Đậy khay lại và giữ nguyên nhiệt độ phòng từ 45-60 phút sẽ cho ra kết quả.
Nhận định kết quả của xét nghiệm tpha định tính sẽ dựa trên điều kiện phản ứng: Giếng có chứa mẫu bệnh phẩm với dung dịch tế bào không có gắn kháng nguyên phải có tế bào lắng xuống đáy giếng thành một nút đỏ (với nồng độ pha loãng là 1/80), tức là kết quả âm tính. Khai làm xét nghiệm cần làm kèm theo các mẫu chứng và mẫu xét nghiệm chứng dương phải dương tính và mẫu xét nghiệm chứng âm cũng phải âm tính.
3. Xét nghiệm TPHA định lượng
Xét nghiệm TPHA định lượng là xét nghiệm ngưng kết hồng cầu thụ động, giúp phát hiện và chẩn đoán các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh giang mai. Xét nghiệm định lượng TPHA được chỉ định tiếp theo khi bệnh nhân đã có xét nghiệm "TPHA định tính" dương tính, nhằm định lượng hiệu giá kháng thể kháng giang mai trong máu (dương tính với tỷ lệ pha loãng huyết thanh cao nhất), nhằm sử dụng trong theo dõi hiệu quả sau điều trị bệnh giang mai.
3.1 Cách tiến hành xét nghiệm TPHA định lượng:
-
Pha thật loãng huyết thanh theo tỷ lệ 1:20 (190 giọt dung dịch pha loãng và 10 giọt huyết thanh). Cho chúng vào giếng 1 rồi trộn đều.
-
Ở mỗi giếng theo thứ tự 4-10, chúng ta nhỏ 25 giọt dung dịch pha loãng huyết thanh.
-
Tiếp theo, chuyển thêm 25 giọt huyết thanh đã pha loãng vào giếng 2,3 và 4. Sau đó, lấy 25 giọt đã pha ở giếng này.
-
Tương tự, cán bộ y tế sẽ tiếp tục lặp lại công đoạn này đến hết ống nghiệm số 10.
-
Khi chắc chắn Test cell cùng Control cell đã bao phủ hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ nhỏ thêm 75 giọt Control cell vào giếng số 2 còn Test cell đưa vào giếng tiếp theo.
-
Gõ nhẹ vào tấm vi lọc nhằm trộn đều hỗn hợp, sau đó lắc nhẹ và để nguyên ở nhiệt độ phòng khoảng 45-60 phút sẽ cho ra kết quả.
3.2 Đọc kết quả xét nghiệm TPHA định lượng
- Đối với kết quả xét nghiệm quả dương tính mạnh:
-
Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Tế bào lắng đọng tạo một lỗ nhỏ ở dưới đáy.
-
Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Tế bào ngưng kết lại và dàn mỏng 1 lớp bao phủ toàn bộ phần đáy ống nghiệm.
- Nếu kết quả dương tính yếu:
-
Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Nó lắng đọng tạo thành một lỗ nhỏ như nút dưới đáy.
-
Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Tế bào ngưng kết lại rồi dàn mỏng 1 lớp tầm 1/3 nằm ở đáy ống nghiệm.
- Trường hợp kết quả âm tính:
-
Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Tế bào lắng đọng tạo một lỗ nhỏ như nút dưới đáy.
-
Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên sẽ lắng đọng, hình thành một lỗ nhỏ như nút dưới đáy.
- Nếu kết quả không xác định:
-
Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên thì tế bào lắng đọng. Qua đó, một lỗ nhỏ như nút hình thành ở đáy.
-
Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Tế bào lắng đọng tạo hình chiếc nhẫn bọc viền bao xung quanh.
- Nếu kết quả cho phản ứng không đặc hiệu:
-
Đối với cả 2 loại dung dịch đều cho phản ứng dương tính. Trường hợp mẫu ngưng kết với ống nghiệm chứa Control cell và Test cell thì phải làm lại:
-
Nhỏ khoảng 100 microlit bệnh phẩm vào ống nghiệm rồi đổ 400 microlit control cell vào.
-
Thực hiện trộn đều hỗn hợp và ủ 1 tiếng ở nhiệt độ phòng. Sau đó, ly tâm 1000 vòng trong 15 phút. Cuối cùng, sử dụng pipet và bóng thổi hút lấy nước nổi trên bề mặt với tỷ lệ 1:5.
Bạn đã biết rõ hơn về xét nghiệm TPHA chưa? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về xét nghiệm TPHA và căn bệnh giang mai. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất nhé!
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến bệnh giang mai một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Từ khóa » định Lượng Tpha
-
Xét Nghiệm Giang Mai Bằng TPHA - Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
-
Treponema Pallidum-TPHA định Tính Và định Lượng | BvNTP
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm TPHA (Treponema Pallidum ...
-
Kết Quả RPR âm Tính Và định Lượng TPHA 1/1280 đã Khỏi Bệnh ...
-
Treponema Pallidum TPHA định Tính Và định Lượng - Health Việt Nam
-
Xét Nghiệm TPHA Là Gì? - Hello Bacsi
-
Phát Hiện Bệnh Giang Mai Qua Xét Nghiệm TPHA - Dr.Labo
-
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI
-
Xét Nghiệm TPHA định Tính Và định Lượng Là Gì? - Sức Khỏe
-
VS.QTKT.HT.03. QUY TRÌNH TREPONEMA PALLIDUM TPHA ĐỊNH ...
-
Xét Nghiệm TPHA Chẩn đoán Giang Mai Có Thật Sự Chính Xác?
-
[PDF] TPHA 200 72503 500 72504 - Bio-Rad
-
XÉT NGHIỆM GIANG MAI TẠI GALANT CLINIC
-
Xét Nghiệm TPHA Định Lượng Và Định Tính Là Xét Nghiệm Gì? | Blog