Phát Hiện "bọ Cánh Cứng" Cổ đại Cực Hiếm được Bảo Tồn Hoàn Hảo

Phát hiện bọ cánh cứng cổ đại cực hiếm được bảo tồn hoàn hảo - 1

Theo niên đại cacbon phóng xạ, hai con bọ cánh cứng sồi (thuộc chi Cerambyx) có niên đại 3.785 năm. Điều đó tương đương những con bọ này đã chết bên trong một mảnh gỗ giống như những con voi ma mút lông cừu cuối cùng trên đảo Wrangel của Siberia.

Max Barclay, người phụ trách các loài bọ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, cho biết: "Những con bọ này lâu đời hơn thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh, thậm chí còn lâu đời hơn cả Đế chế La Mã. Những con bọ này còn sống trong mảnh gỗ đó khi các Pharaoh đang xây dựng các Kim tự tháp ở Ai Cập. Điều đó thật thú vị".

Bọ cánh cứng là một phần của bộ sưu tập của NHM kể từ cuối những năm 1970, sau khi một người nông dân phát hiện ra những con bọ trong một mảnh gỗ tại trang trại của ông ở East Anglia, trên bờ biển phía đông nước Anh, nổi tiếng với các khu định cư Thời kỳ Đồ đồng và Đồ sắt.

Những đầm lầy ngập nước này có điều kiện ôxy thấp, có tính axit cao, được biết đến để bảo quản các chất hữu cơ, bao gồm cả xác chết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loài côn trùng này là bọ cánh cứng sồi - được đặt tên theo cặp râu dài cong của chúng, trông giống như sừng của loài ibex núi cao (Capra ibex).

Barclay cho biết nhiệt độ hạ nhiệt do biến đổi khí hậu có thể khiến loài bọ cánh cứng sồi tuyệt chủng ở Anh, nhưng không phải ở Nam và Trung Âu, nơi chúng sinh sống ngày nay.

"Đây là loài bọ có liên quan đến khí hậu ấm hơn. Có thể nó đã tồn tại ở Anh cách đây 4.000 năm vì khí hậu ấm hơn, khi khí hậu lạnh đi và môi trường sống bị phá hủy, nó đã tuyệt chủng". Hiện tại, với sự nóng lên toàn cầu, có những dấu hiệu cho thấy nó có thể quay trở lại Anh trong tương lai", Barclay nói thêm.

Dù vậy, những con bọ sẽ phải tìm môi trường sống thích hợp. Loài bọ cánh cứng sồi chỉ sống được từ ba đến năm năm, đẻ trứng vào phần gỗ chết của những cây sống rất già cỗi, không có bóng râm. Những con trưởng thành có thể bay mặc dù kém.

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Hiếm