PHÁT HIỆN CON VẮT TRONG HỐC MŨI CÔ GÁI
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân nữ 28 tuổi (Võ Nhai, Thái Nguyên) đến khám với tình trạng thường xuyên chảy máu cam từ mũi trái, số lượng ít và tự cầm máu, không có ngạt mũi, không chảy nước mũi. Được biết trước đó gần 1 tháng, bệnh nhân có đi rừng chặt củi, và rửa mặt ở khe suối.
Bệnh nhân được tiến hành kiểm tra nội soi mũi và phát hiện thấy một con vắt trong hốc mũi bên trái, dài khoảng 3cm, che kín khe mũi giữa và khe mũi trên.
Sau khi gây tê tại chỗ, con vắt đã được lấy nguyên vẹn ra bên ngoài. Không có khó khăn trong quá trình lấy bỏ, có chảy máu mũi tại chỗ giác bám của con vắt sau đó tự cầm máu. Không có bất thường khác được tìm thấy trong hốc mũi.
Không uống nước khe, suối khi đi rừng
Bác sĩ CKII. Đỗ Trung Toàn, Khoa Tai Mũi Họng _Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết : Tình trạng vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể không phải hiếm gặp.
Vắt rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ, kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet. Khi người hoặc các loài động vật xuống suối tắm hoặc uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp .
Vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, có thể làm nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào mũi, khí quản, ống tiêu hóa...
BS. Toàn cũng khuyến cáo khuyến cáo: "Mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người đi rừng cần hạn chế uống nước khe, suối; nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài nên soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ tình trạng đỉa/ vắt chui vào ký sinh trong cơ thể".
Theo SKĐS
Vi Khuẩn Listeria Và Bệnh Nhiễm Trùng Listeriosis Từ Thực Phẩm
Rau xanh để lâu ngày, nấm, thịt gà nấu chín, thịt nguội và các nguồn thức ăn khác đều có thể có chứa vi khuẩn Listeria, vi khuẩn Listeria thường có nguồn lây...
Xem: 735Cập nhật: 04.01.2025
Chảy Máu Đường Tiêu Hóa
Chảy máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiêu hóa (đường tiêu hóa hoặc GI), từ miệng đến hậu môn. Máu có thể dễ dàng nhìn thấy bằng...
Xem: 2005Cập nhật: 24.12.2024
Điều Trị Giun Đũa Chó Mèo Toxocara Hiệu Quả Tại Phòng Khám Quốc Tế Ánh Nga
“Anh có tình trạng nổi mụn dày thành mảng, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng đổ mồ hôi sau khi làm việc, lao động và sau khi tắm xong, đôi...
Xem: 3002Cập nhật: 19.12.2024
Sưng Tấy
Sưng là do lượng dịch dư thừa trong các mô. Chất lỏng chủ yếu là nước. Sưng có thể lan rộng hoặc giới hạn ở một chi hoặc một phần của chi. Sưng thường...
Xem: 2406Cập nhật: 16.12.2024
- First
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- End
Từ khóa » Tác Hại Của Con Vắt
-
CẢNH BÁO VẮT CHUI VÀO MŨI - NGUY CƠ DỄ GẶP PHẢI Ở CÁC ...
-
Phòng Chống Vắt Hút Máu Và Ký Sinh Gây Bệnh - Báo Tuổi Trẻ
-
Xử Trí Khi Bị Vắt Cắn
-
Cách Phòng Chống Vắt Cắn | Sở Y Tế Nam Định
-
Đỉa Vắt - Health Việt Nam
-
Con Vắt Là Con Gì Sống ở đâu Cắn Có Nguy Hiểm Không - An Phú Pet
-
Kinh Nghiệm Chống Vắt Khi Đi Rừng Và Mẹo Xử Lý Nhanh
-
Dị Vật Mũi Sống Do Con Tấc/Vắt/Đỉa
-
Dị Vật Mũi Sống Do Con Tấc, Vắt, đỉa Gây Ra
-
Phát Hiện Con Vắt Dài 5 Cm Sống Trong Khí Quản Bệnh Nhi
-
Ve Chó Cắn Người, Nguy Hiểm Khó Lường! - Hello Bacsi
-
Sữa Mẹ Vắt Ra Có Bị Mất Kháng Thể Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nội Soi Gắp Thành Công Con Vắt Trong Mũi Của Bệnh Nhân