Phát Hiện Cục Cứng ở Vú Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - GHV Ksol

Nội dung bài viết

Toggle
  • Thông tin khái quát về cấu trúc của mô vú
  • Phát hiện cục cứng ở vú là biểu hiện của bệnh gì?
    • Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh u nang tuyến vú
    • Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh viêm tuyến vú
    • Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh xơ nang tuyến vú
    • Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh bướu sợi tuyến
    • Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vú
  • Phát hiện cục cứng ở vú nên làm gì?

Đối với chị em phụ nữ thì việc thường hay kiểm tra, quan sát xem vùng ngực của mình có hạch, cục cứng không là điều rất quan trọng. Vì điều này sẽ giúp họ có thể nhận biết được rằng mình đang bị mắc một số bệnh có liên quan đến bộ phận này. Vậy khi phát hiện cục cứng ở vú thì chị em sẽ có khả năng mắc phải bệnh gì và cần phải làm gì khi phát hiện cục cứng ở vú? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của GHV KSol.

XEM THÊM:

  • Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
  • Chế độ ăn cho người ung thư vú
  • U xơ vú có chuyển thành ung thư không? Điều trị bệnh như thế nào?

Thông tin khái quát về cấu trúc của mô vú

Trước khi tìm hiểu về việc phát hiện cục cứng ở vú là dấu hiệu của bệnh gì thì chị em cần phải biết được về cấu trúc của mô vú của mình. Theo đó thì vú của phái nữ là bộ phận được cấu thành từ những mô liên kết sợi, mô mỡ, mạch máu, các tế bào thần kinh và hạch bạch huyết. 

Từ ngoài vào trong vú của phái nữ giới gồm có các lớp như sau: da, lớp mỡ dưới da, mô tuyến vú và lớp cơ. Mô tuyến vú được hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Trong đó, có hai loại tế bào chính là tế bào tuyến ống, là nơi dẫn sữa đến núm vú và tế bào tuyến sữa, là những tế bào tạo sữa.

phat-hien-cuc-cung-o-vu_0
Cấu trúc của mô vú

Mô vú của nữ giới sẽ thay đổi theo thời gian, từ khi dậy thì đến lúc mãn kinh. Mô vú cũng là một trong những cơ quan nhạy cảm với hormone sinh dục và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên mô tuyến vú cũng phải thay đổi để phù hợp chức năng. Ví dụ khi người phụ nữ sinh con và đang cho con bú thì các tế bào tuyến vú sẽ được phát triển to hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi của mỗi thành phần của vú còn kết hợp cùng sự phản ứng với những chất hóa học và với nội tiết của cơ thể. Những thay đổi này sẽ gây tác động đến cảm giác và cấu trúc của mô tuyến vú và từ đó có thể hình thành các khối u cứng trong vú.

Phát hiện cục cứng ở vú là biểu hiện của bệnh gì?

Khi phát hiện cục cứng ở vú thì phần lớn chị em đều nghĩ rằng đây là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Nhưng trên thực tế thì đây còn là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh khác mà chúng ta sẽ liệt kê ngay sau đây.

phat-hien-cuc-cung-o-vu_1

Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh u nang tuyến vú

U nang tuyến vú là một trong những bệnh phổ biến nhất khi vú xuất hiện cục cứng bất thường.

  • U nang tuyến vú là sự xuất hiện của một hoặc nhiều túi nhỏ chứa dịch gây ra cục cứng ở vú. U nang có thể xuất hiện đơn độc hoặc nhiều u nang, thậm chí có thể ở cả 2 vú. Khi u lớn đến một kích thước nhất định, người bệnh sẽ cảm nhận được u khi sờ vào tuyến vú.
  • Về hình dạng thì cục u thường có hình tròn hay hình bầu dục. Một u nang có thể chứa dịch lỏng hoặc bướu đặc cứng chắc. Những cục u này có thể đau hoặc không đau tùy vào tình trạng bệnh. 
  • Với bệnh u nang tuyến vú phần lớn là những khối u lành tính. Nhưng nếu u lớn nhanh hoặc cảm giác sần sùi thì đó lại có thể là dấu hiệu của bệnh u nang tuyến vú ác tính nên các bạn cần đi khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
phat-hien-cuc-cung-o-vu_15
Cục cứng ở vú có thể là bệnh u nang tuyến vú

Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh viêm tuyến vú

Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường gặp ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Khi phát hiện cục cứng ở vú thì đó cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh này.

  • Khi bị bệnh viêm tuyến vú thì người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: vú bị sưng đỏ, căng tức ở phần trên của vú, đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú thường xuyên, lúc cho con bú… Kèm theo đó là những biểu hiện như ớn lạnh, chán ăn, sốt cao kéo dài.
  • Bệnh viêm tuyến vú không chỉ gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người mẹ mà còn ảnh hưởng đến nguồn sữa của con. Thậm chí nó còn có nguy cơ gây nên bệnh ung thư vú rất nguy hiểm. Do đó mà ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng này thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ để có các biện pháp chẩn đoán và chữa trị tốt nhất.
phat-hien-cuc-cung-o-vu_13
Khi sờ thấy cục cứng ở vú có thể là bệnh viêm tuyến vú

Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh xơ nang tuyến vú

Khi phát hiện cục cứng ở vú thì rất có khả năng là bạn đã bị mắc phải căn bệnh xơ nang tuyến vú.

  • Xơ nang tuyến vú là bệnh lý hình thành từ việc tăng sinh các tuyến và ống tuyến vú mà nguyên nhân là do sự mất cân bằng nội tiết giữa estrogen và progesteron, tổ chức vú trải qua nhiều thay đổi hình thái khác nhau.
  • Khi bị xơ nang tuyến vú, người bệnh thường có triệu chứng như: đau vú theo chu kỳ hành kinh, khi sờ vú sẽ nhận thấy cục cứng ở vú, có giới hạn rõ, hơi cứng, thường gây cảm giác đau. Ở một số trường hợp sẽ thấy xuất hiện nang to, tròn, cứng chắc, có thể di chuyển và chứa nhiều dịch tạo cảm giác căng tức khi ấn vào. 
  • Bệnh xơ nang tuyến vú có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú nên khi bạn nhận thấy vú mình có những dấu hiệu trên thì nên đi thăm khám để được điều trị sớm.
phat-hien-cuc-cung-o-vu_16
Bệnh xơ nang tuyến vú cũng có cục cứng ở vú

Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến là một bệnh lý rất thường gặp ở nữ giới và đây là bướu lành tính nên người bệnh không cần quá lo lắng.

  • Bướu tế bào tuyến được hiểu là một khối tăng sinh bất thường của tế bào tuyến trong mô vú. Dấu hiệu của bướu sợi tuyến là những khối u vú rắn chắc, cứng, bề mặt nhẵn và có hình dạng rõ ràng. Bướu không gây đau, dễ di chuyển và có thể thay đổi về kích thước. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều bướu sợi tuyến trong một hoặc cả hai vú.
  • Hầu hết các bướu sợi tuyến không gây ung thư vú nhưng để đảm bảo giảm nguy cơ ung thư vú tối đa thì các bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị.
phat-hien-cuc-cung-o-vu_17
Bệnh bướu sợi tuyến

Phát hiện cục cứng ở vú có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vú

Ung thư vú là suy nghĩ thường gặp nhất của các chị em khi phát hiện cục cứng ở vú của mình. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm khi nó có thể gây rất nhiều biến chứng cho cơ thể và có thể gây tử vong.

  • Những biểu hiện thường thấy khi bị ung thư vú gồm: Núm vú bị loét, chảy dịch, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sẫm giống máu và bị kéo tụt vào trong. Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú còn lại, đau vú một hay nhiều nơi và người bệnh có thể cảm nhận được cục u ở vú hay nách.
  • Để có thể chữa bệnh ung thư vú hiệu quả thì bệnh nhân cần được phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Tránh phát hiện bệnh quá muộn thì rất khó điều trị và có thể sẽ dẫn đến tử vong.
phat-hien-cuc-cung-o-vu_18
Khối u trên vú xuất hiện khi bị ung thư vú

Phát hiện cục cứng ở vú nên làm gì?

Khi phát hiện cục cứng ở vú thì nhiều chị em thường ngại đi khám vì đây là bệnh ở nơi nhạy cảm, khó nói. Tuy nhiên, điều này là rất sai lầm vì nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm. Vậy nên khi phát hiện dấu hiệu này thì các bạn cần phải chú ý: 

  • Khi xuất hiện cục cứng ở vú hoặc có những dấu hiệu bất thường khác thì các ban cần tới bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, hiệu quả. 
  • Thường xuyên tự kiểm tra vú nhằm phát hiện bệnh sớm và phòng tránh biến chứng của bệnh. 
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học với nhiều vitamin, khoáng chất kết hợp với một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn. 

Như vậy là những thông tin trong bài viết này đã giúp chị em có thể trả lời được thắc mắc phát hiện cục cứng ở vú là bệnh gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho chị em trong việc phát hiện bệnh từ sớm và điều trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Từ khóa » Nổi Cục Cứng ở Vú Và đau