Phát Hiện Sớm TRẦM CẢM Depression - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh trầm cảm (Depression) hay còn được gọi là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài dẫn đến có ý định gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân hoặc người thân.
1. Bệnh trầm cảm là gì
2. Triệu chứng bệnh trầm cảm
- Khi nào gặp bác sĩ
3. Tác hại của bệnh trầm cảm
4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
5. Điều trị bệnh trầm cảm
- Chuẩn bị gì cho cuộc gặp với bác sĩ
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Chi phí: Khám và điều trị trầm cảm và khoảng thời gian hồi phục bệnh trầm cảm
- Cách thuyết phục người trầm cảm đi khám bệnh
- Địa chỉ phòng khám tâm lý điều trị bệnh trầm cảm
6. Phòng chống bệnh trầm cảm
7. Danh sách bác sĩ khám chữa Trầm Cảm trong hệ thống Hello Doctor tại Việt Nam
7.1. Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Hồ Chí Minh trong hệ thống Hello Doctor
7.2 Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Hà Nội trong hệ thống Hello Doctor
7.3. Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Đà Nẵng trong hệ thống Hello Doctor
8. Chia sẻ của bệnh nhân
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước... Trầm cảm rất phổ biến. Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Trầm cảm là bệnh, cần phải được điều trị với các bác sĩ khoa tâm thần kinh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân, bệnh cần trị liệu trong thời gian dài hoặc ngắn. Vì một cuộc sống tốt hơn, bản thân bệnh nhân và người thân cần có thái độ tích cực khi đối mặt với căn bệnh này.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm
Bệnh nhân khi bị trầm cảm sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau như: ngủ nhiều hơn hoặc rất khó ngủ, ăn nhiều hơn hoặc không có cảm giác ngon miệng khi ăn...
Dù vậy, vẫn có những triệu chứng trầm cảm phổ biến cho căn bệnh này bao gồm:
- Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài
- Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên
- Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: Luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng
- Ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
- Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì: Chán nản, buồn rầu, mất cảm hứng đối với nhiều thứ, không duy trì được hưng phấn thậm chí không còn hưng phấn.
- Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ
- Luôn tự ti về bản thân: Luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi
- Có ý nghĩ tự tử hoặc đã từng tự sát
Chia sẻ của bệnh nhân gặp các triệu chứng trầm cảm: https://hellodoctors.vn/tram-cam/cac-dau-hieu-bieu-hien-va-trieu-chung-cua-benh-tram-cam.html
Đọc thêm các bài về các triệu chứng: Bi Quan, Chán nản, cảm giác buồn rầu, Dễ kích động: xúc động, cáu gắt
Nguyên nhân nào dẫn đến cảm giác Bi Quan?
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Cảm giác buồn rầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Dễ kích động: xúc động, cáu gắt
Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi
Trầm cảm không phải là một bệnh thông thường ở tuổi già, hay bị xem nhẹ, hiểu lầm thành các dấu hiệu về tâm lý như "người già thường hay thế" nên không đi khám, trị liệu. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi có thể như sau:
- Giảm trí nhớ hoặc thay đổi nhân cách
- Đau nhức toàn thân
- Mệt mỏi, mất ăn, khó ngủ
- Thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể
- Tự tử hoặc suy nghĩ muốn tự tử, đặc biệt ở những người đàn ông lớn tuổi
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Tác hại của bệnh trầm cảm
Trầm cảm gây ra rất nhiều những nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người bệnh, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước:
- Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
- Trầm cảm khiến cho người bị bệnh có vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng
- Trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình.
- Trầm cảm khiến bệnh nhân luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình.
- Trầm cảm trong diễn biến xấu nhất có thể là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người.
Ngoài ra: Trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: tim mạch, dạ dày, tuyến giáp...
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bạn cần đi khám bác sĩ khi nào?
Nếu bạn cảm thấy chán nản vài ngày với các biểu hiện triệu chứng như ở trên, hãy hẹn gặp bác sĩ ngay khi có thể. Trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu nó không được điều trị. Vì bản thân và người thân của bạn, đừng chủ quan.
Chú ý rằng: khi có các triệu chứng hãy liên hệ khám ngay với bác sĩ. Bệnh được điều trị càng sớm, các tác hại của bệnh càng được giảm thiểu. Vì mục tiêu mang sức khỏe đến cuộc sống, chúng tôi đau lòng khi phải nhìn những bi kịch do căn bệnh trầm cảm gây ra. Trầm cảm không chỉ tác hại nghiêm trọng tới người bị bệnh mà thậm chí nó có thể còn đặt những người xung quanh vào tình trạng nguy hiểm không mong muốn.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm.
- Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não: Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
- Hormone: Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
- Stress - căng thẳng: là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm.
- Những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh: bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản...
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm
Nhiều yếu tố có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
- Có tiền sử rối loạn lưỡng cực
- Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích
- Lạm dụng tình dục
- Những tổn thương thời thơ ấu
- Một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như lòng tự trọng thấp hoặc sống phụ thuộc
- Bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim
- Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ
- Những căng thẳng vì môi trường sống
Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng lên trong các trường hợp:
- Những người trong gia đình bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
- Bạn đã trải qua những sự kiện khiến bạn suy sụp, "sốc" như sự ra đi của người thân yêu nhất
- Trầm cảm sau khi sinh nở
- Trong gia đình có người tự sát
- Rất ít bạn bè hoặc các mối quan hệ cá nhân khác
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Chuẩn bị cho cuộc gặp với bác sĩ
Trước buổi hẹn khám với bác sĩ, hãy:
- Thống kê tất cả các triệu chứng, dấu hiệu bất thường mà bạn gặp phải và cho rằng nó liên quan đến bệnh.
- Thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là bao gồm các biến cố bất thường mà bạn gặp phải gần nhất.
- Tất cả các loại thuốc, vitamin và các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng và liều lượng
- Lập các câu hỏi để hỏi bác sĩ
Có nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm không muốn tới khám bác sĩ vì:
- Bị trầm cảm, bệnh nhân ngại giao tiếp, không muốn gặp trực tiếp bác sĩ
- Người thân hoặc bạn bè không thể khuyên nhủ bệnh nhân tới khám
- Bệnh nhân ở quá xa nơi có dịch vụ y tế điều trị trầm cảm chuyên sâu
- Không sắp xếp được thời gian hoặc thời gian hẹn khám bác sĩ không phù hợp
Giải pháp sẽ là: Bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện tới số 1900 1246 để đặt khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán
Những bài kiểm tra và xét nghiệm dưới đây có thể giúp bác sĩ loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn, đồng thời chẩn đoán và kiểm tra các biến chứng có liên quan:
Khám sức khoẻ: Bác sĩ của bạn có thể khám sức khoẻ và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khoẻ của bạn để giúp xác định những gì có thể gây ra trầm cảm. Trong một số trường hợp, chứng trầm cảm có thể liên quan đến vấn đề sức khoẻ thể chất cơ bản.
Tiến hành một số xét nghiệm: Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
- CT, MRI sọ não.
- Điện não đồ, điện tim.
- Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
- Các XN chuyên khoa khác nếu cần
Đánh giá tâm lý: Để kiểm tra dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, suy nghĩ, cảm giác và các mẫu hành vi của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn điền vào một bảng câu hỏi để giúp trả lời những câu hỏi này.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở mỗi người bệnh trầm mỗi khác nhau. Bởi vậy dựa vào mỗi nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh nhân mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau cho từng người.
Các nguyên tắc trong điều trị trầm cảm tại Hello Doctor:
- Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
- Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay E.C.T và thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng. Bệnh nhân sẽ không bị nghiện thuốc. Chữa trầm cảm là quá trình lâu dài, không phải trong thời gian ngắn.
- Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
- Điều chỉnh và phải tạo ra được giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng, phục hồi cơ thể nhanh chóng.
Những cách chữa trị trầm cảm chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm:
- Bền bỉ khi điều trị
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn
- Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ
- Thay đổi lối sống
- Giảm căng thẳng trong công việc
- Trung thực khi điều trị bệnh
- Không bao giờ tuyệt vọng
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chi phí khám, điều trị bệnh trầm cảm và khoảng thời gian hồi phục.
Bệnh trầm cảm là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Trước hết người bệnh cần xác định các yếu tố sau:- Khoảng thời gian mắc bệnh và phương án điều trị trước đây.- Yếu tố gia đình/xã hội hay môi trường sống có khả năng tác động nhiều đến người bệnh không?- Tính cách và lối sống của bản thân người bệnh.Các yếu tố trên quyết định rất nhiều đến chi phí điều trị và thời gian hồi phụcVề mặt y khoa thường chi phí điều trị sẽ phụ thuộc vào chi phí khám, thuốc điều trị và cũng có thể là chi phí nhập viện do tình trạng người bệnh quá nặng.- Giai đoạn Tấn công: kéo dài từ 2-8 tuần. Nếu người bệnh cần nhập viện thì chi phí điều trị sẽ được tính dựa theo ngày tại bệnh viện và thuốc điều trị. Trường hợp không nhập viện thì thường khoảng 2-3 lần khám và thuốc điều trị trầm cảm.- Giai đoạn có tác dụng: sau giai đoạn tấn công, bệnh thuyên giảm dần. Thông thường các triệu chứng sẽ ổn định sau 16-20 tuần điều trị thuốc và các liệu pháp. Thường giai đoạn này người bệnh có thê đến gặp bác sĩ 1 tháng 1 lần để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị như vậy khoảng 4-5 lần khám.- Giai đoạn duy trì: Trung bình, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Người bệnh thường rất hay bỏ thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi cảm thấy triệu chứng ổn định. Vì thế tỉ lệ người tái phát trầm cảm sau điều trị khá cao. Trong một số trường hợp, giai đoạn duy trì có thể kéo dài vài năm hoặc cả đời để tránh tái phát. Người bệnh phải gặp bác sĩ khoảng 1 tháng/lần và duy trì ít nhất trong 6 tháng.
Như vậy, chi phí điều trị sẽ càng thấp nếu người bệnh gặp bác sĩ càng sớm. Thường các triệu chứng của trầm cảm chỉ thoáng qua hoặc kéo dài vài ngày sau đó tạm lắng xuống, người bệnh dễ bỏ qua, và theo thời gian việc tích tụ càng nhiều, lúc đó chi phí điều trị sẽ tăng cao và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Cách thuyết phục dẫn người bệnh đi khám chuyên khoa tâm thần
Một số người bệnh thường không công nhận bệnh của mình vì biểu hiện thực thể không rõ ràng. Bên dưới là một số cách để thuyết phục người bệnh, người thân có thể áp dụng:
- Kiểm tra sức khoẻ tổng quát: Thường kiểm tra sức khoẻ tổng quát được tiến hành 1 năm/lần, nhằm đánh giá tổng thể sức khoẻ của một người. Do vậy, việc thuyết phục người bệnh đi khám sức khoẻ tổng quát sẽ dễ dàng hơn là đi khám bệnh chuyên khoa tâm thần vì yếu tố nhạy cảm của bệnh hoặc hiểu sai lệch về chuyên khoa tâm thần. Hãy kiên trì thuyết phục người bệnh, khi người bệnh hợp tác khả năng cuộc sống của người thân và người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
- Tranh thủ lúc có bệnh: Nhân một lúc nào đó người bệnh có các dấu hiệu thực thể rõ ràng như: ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau đầu, đau bụng, đau chân... thì đưa người bệnh đi khám kèm theo khám chuyên khoa tâm thần. Hãy quan sát và quan tâm đến người bệnh để nắm tình hình sớm nhất.- Người nhà đến gặp bác sĩ: Một số người bệnh có thể quá khó hợp tác, người nhà có thể đến gặp bác sĩ trước để được bác sĩ đánh giá qua lời kể của người nhà, đồng thời đưa ra phương án để giúp người bệnh. Hãy tham khảo ý kiến chuyên khoa tâm thần, các chuyên gia làm lâu năm trong nghề sẽ giúp người thân yên tâm và điều trị tốt hơn.- Kết hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế:Một số người bệnh có hành vi gây hại đến người khác hoặc bản thân, hãy liên lạc với cơ quan chức năng như: Công An khu vực kết hợp bệnh viện tâm thần gần nhất để được điều trị phù hợp.
Người thân nên áp dụng ưu tiên theo thứ tự sau: kiểm tra sức khoẻ tổng quát kết hợp với tranh thủ lúc có bệnh trong vòng 1 tháng nếu chưa thuyết phục được thì chủ động đến gặp bác sĩ để trình bày và cuối cùng trường hợp bất khả kháng kết hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế.Bệnh tâm thần với một số người không xa lạ nhưng với nhiều người lại là bệnh nhạy cảm do vậy hãy nhắm đến mục tiêu khỏi bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Địa chỉ phòng khám điều trị bệnh trầm cảm
Thông tin liên lạc:
- Điện thoại: 0886006167 hoặc 19001246
- Zalo: https://zalo.me/hellodoctors
- Facebook: https://www.facebook.com/hellodoctors.vn
Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
✈Thành Phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/rGm4qPj6TSWTX1mk6
✈ Thành Phố Hà Nội
- Địa chỉ 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/TgUmZ7KVqeBuH9dU8
- Địa chỉ 2: Lô 3, Ngõ 131 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/NKgt17ehXnHDJwbR6
✈ Thành Phố Đà Nẵng
- Địa chỉ: Số 14 Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/GDCgH8WtKXswfvNZ6
✈ Các tỉnh/Thành phố khác
Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.
6. Cách phòng tránh bệnh trầm cảm
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa trầm cảm. Hãy sống một cuộc sống lành mạnh hơn, giảm thiểu stress. Ngoài ra, điều trị các dấu hiệu sớm nhất có thể giúp chống trầm cảm phát triển theo chiều hướng xấu đi. Duy trì điều trị kéo dài cũng có thể giúp ngăn ngừa tái phát bệnh trầm cảm.
Bài chia sẻ kinh nghiệm vượt qua trầm cảm từ bệnh nhân: Hành trình vượt qua Trầm cảm - Gian nan như hành trình thành công
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh này.
7. Danh sách bác sĩ khám chữa Trầm Cảm trong hệ thống Hello Doctor tại Việt Nam7.1. Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Hồ Chí Minh trong hệ thống Hello Doctor
Chúng tôi tự hào giới thiệu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại hệ thống Hello Doctor Hồ Chí Minh, nơi cam kết mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho tâm lý của bạn. Hãy khám phá danh sách các chuyên gia tâm thần của chúng tôi:
Địa chỉ: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, HCM.
Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/rGm4qPj6TSWTX1mk6
Điện thoại: 08 8600 6167
1. Bs. Nguyễn Trọng Tuân
- Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Hồ Chí Minh
- Kinh nghiệm: Hơn 20 năm
- Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...
2. Bs. Nguyễn Thi Phú
- Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược, Giảng viên đại học Y Dược HCM
- Kinh nghiệm: Nhiều năm
- Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...
3. Bs. Vũ Ngọc Anh Thư
- Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Hồ Chí Minh
- Học vị: Thạc sĩ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chuyên khoa tâm thần, Tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý đại học khoa học xã hội và nhân văn
- Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...
Và nhiều bác sĩ khác.
Chuyên gia tâm lý:
4. Nguyễn Thị Yến Nhi
- Nơi làm việc: Phòng khám Hello Doctor HCM, Trung tâm giám định pháp y
- Kinh nghiệm: Nhiều năm
- Tham vấn trị liệu: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...
5. Nguyễn Thị Diệu Huyền
- Nơi làm việc: Phòng khám Hello Doctor HCM
- Kinh nghiệm: Nhiều năm
- Tham vấn trị liệu: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...
Hãy lựa chọn bác sĩ tâm thần với sự kết hợp cùng chuyên gia tâm lý phù hợp với bạn và đặt lịch hẹn ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chăm sóc tâm lý và sức khỏe tinh thần.
7.2 Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Hà Nội trong hệ thống Hello Doctor
Cơ Sở 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
Liên hệ: 0886006167
Chỉ đường: https://goo.gl/maps/TgUmZ7KVqeBuH9dU8
1. Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Viết Chung
- Trải qua hành trình giảng dạy tại Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Được tận tâm phục vụ: trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện... để giúp bạn tìm lại niềm tin trong cuộc sống.
2. Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh
- Thạc sỹ Sức khỏe Tâm thần trẻ em và vị thành niên từ King’s College London, Vương Quốc Anh.
- Kinh nghiệm hơn 15 năm, trái tim đong đầy yêu thương và sự quan tâm.
- Sẵn sàng chia sẻ sự đồng cảm, giúp bạn vượt qua trầm cảm, mất ngủ và những khó khăn tinh thần khác.
Chúng tôi hiểu rằng tâm lý và sức khỏe tinh thần là quan trọng! Hãy để chúng tôi chia sẻ gánh nặng và đồng hành cùng bạn trên mỗi bước đi.
Cơ Sở 2: Lô 3, Ngõ 131, Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
Liên hệ: 0886006167
Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/NKgt17ehXnHDJwbR6
1. Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
- Một ngôi sao sáng tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai.
- Đã điều trị nhiều ca bệnh thành công, bắt đầu từ trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý và cai nghiện...
- Đừng để tâm lý chi phối cuộc sống của bạn - hãy để Bs. Phạm Công Huân giúp bạn thấy tự tin và kiểm soát trở lại.
2. Thạc sĩ - Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Phương Thảo
- Chuyên gia tâm thần tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai.
- Đam mê và tận tâm với hơn 10 năm kinh nghiệm.
- Hãy để Bs. Phương Thảo chia sẻ những kiến thức và sự quan tâm chân thành của mình để giúp bạn vượt qua mọi thách thức tinh thần.
Cùng nhau, chúng tôi xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho bạn! Hãy gọi ngay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình trở lại hạnh phúc và cân bằng tâm lý.
7.3. Bác sĩ khám chữa Trầm Cảm tại Đà Nẵng trong hệ thống Hello Doctor
Phòng Khám Hello Doctor - Đà Nẵng: Nơi Chia Sẻ, Chữa Lành Tâm Hồn
Thành Phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu
Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/GDCgH8WtKXswfvNZ6
Liên hệ: 08 8600 6167
1. Bác sĩ Phan Đình Huệ
- Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng.
- Kinh nghiệm là một câu chuyện thành công từ trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý đến cai nghiện...
- Bác sĩ Phan Đình Huệ là bậc thầy trong việc giúp bạn khám phá lại niềm tin và cân bằng tinh thần.
2. Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai
- Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng.
- Kinh nghiệm lâu dài và những thành công trong việc điều trị nhiều ca bệnh trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý và cai nghiện...
- Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai sẽ cùng bạn xây dựng một hành trình hồi phục vững mạnh với tâm lý thăng hoa.
Hello Doctor Đà Nẵng - Nơi mọi vấn đề tâm lý được lắng nghe và giải quyết một cách tỉ mỉ. Hãy để chúng tôi mang đến cho bạn một cuộc sống tinh thần thật sự tràn đầy sức sống. Liên hệ ngay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình chăm sóc tâm hồn ngay hôm nay!
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Từ khóa » Chứng Trầm Cảm Nghĩa Là Gì
-
Biểu Hiện Bệnh Trầm Cảm Mức độ Nhẹ | Vinmec
-
1. Bệnh Trầm Cảm Là Gì? - Medinet
-
9 Dấu Hiệu để Nhận Biết Trầm Cảm
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Trầm Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Chữa Trị Không Dùng ...
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trầm Cảm Và Những Sự Thật đáng Sợ • Hello Bacsi
-
Trầm Cảm Là Bệnh Hay Là Một Trạng Thái Tâm Lý Của đời Sống?
-
7 Dấu Hiệu Của Bệnh Trầm Cảm Thường Gặp, Dễ Nhận Biết Nhất
-
Bệnh Trầm Cảm Và Công Việc Chăm Sóc (Depression And ...
-
Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Chứng Trầm Cảm
-
Bạn Có Thể Bị Trầm Cảm? | Health Plus - Mount Elizabeth Hospitals
-
Bệnh Trầm Cảm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị