Phát Hiện Thằn Lằn Bay Cổ đại - Báo Người Lao động

Hai loài mới Feilongus youngi và Nurhachius ignaciobritoi, thuộc về dòng họ thằn lằn bay. Cả hai đều được phát hiện ở Liêu Ninh, tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc.

Feilongus có 2 cái mào ở trên đầu chạy dọc từ trước ra sau, một cái chạy dọc theo chiếc mỏ dài và cái khác chạy đằng sau đầu. Răng của nó cong và nhọn như kim, trong khi răng của Nurhachius có hình tam giác nhọn. Cả hai loài có sải cánh rộng 2,5 m và thuộc về nhóm trước đây chỉ tìm thấy ở châu Âu.

Thằn lằn bay là họ hàng xa với khủng long và ngự trị bầu trời trong hàng triệu năm, trước khi những con chim ra đời. Thành viên của chúng còn có Pterodactyls to bằng con sẻ và Quetzalcoatlus - loài sinh vật bay lớn nhất mọi thời đại với sải cánh rộng 12 m.

Một số con thằn lằn bay vỗ cánh giống như chim hiện đại. Những con khác, như Feilongus and Nurhachius, căng rộng đôi cánh để cưỡi gió như diều. Nhiều loài thằn lằn bay có lông phủ tương tự như động vật có vú.

Tổng cộng, 15 loài thằn lằn bay đã được phát hiện ở Liêu Ninh, bao gồm 3 loài vẫn chưa được miêu tả.

Từ khóa » Thằn Lằn Bay Thời Cổ đại