Phát Hiện Thú Vị Về điệp Viên 007 - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
- Con người thật của “Điệp viên 007” là ai?
Ví dụ như một nhân vật phản diện James Bond lại thích biểu diễn những khúc dạo đầu âm nhạc Chopin, trong khi kẻ thù khét tiếng của 007 thậm chí lại được sinh ra trên bờ biển Ba Lan.
Nhân vật Ernst Stavro Blofeld
Chúng ta hãy bắt đầu với một trong những nhân vật dễ nhận biết nhất trong seri phim James Bond ngoài chính bản thân 007: Ernst Stavro Blofeld. Anh ta là nhân vật phản diện nguyên mẫu của Bond và cũng là đối thủ không đội trời chung của siêu điệp viên. Stavro Blofeld rất quan trọng trong những cuốn tiểu thuyết gốc của nhà văn Ian Fleming vốn là căn bản của tuyển tập phim.
Trong bộ phim “Quả cầu sấm sét” công chiếu vào năm 1961, nhà văn Fleming mô tả những ngày đầu tiên của Stavro Blofeld bằng cách trao xuất thân Ba Lan cho nhân vật này: “Tên của gã là Ernst Stavro Blofeld, sinh ra ở Gdynia vào ngày 28 tháng 5 năm 1908; có cha là người Ba Lan, còn mẹ là người Hy Lạp. Sau khi trúng tuyển vào 2 khoa Kinh tế và Lịch sử chính trị tại Đại học Warsaw, anh ta đã học ngành kỹ thuật và vô tuyến tại Viện công nghệ Warsaw, và ở tuổi 25, Stavro Blofeld có được một chức vụ khá khiêm tốn trong cơ quan hành chính trung ương của Bộ Bưu chính và điện báo”.
Stavro Blofeld xuất hiện với tư cách là kẻ thù của James Bond trong một số bộ phim, bao gồm “Chỉ sống hai lần”, “Điệp vụ nữ hoàng”, và “Kim cương vĩnh cửu”. Trong hầu hết các bộ phim này, cốt truyện của Stavro Blofeld không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào năm 2015, hình ảnh của nhân vật này đã xuất hiện trong một bức ảnh của bộ phim “Bóng ma” (nó tương phản hoàn toàn với chân dung Ba Lan của nhà văn Fleming là một người có gốc tổ tiên Áo). Thêm nữa, trong bộ phim “Bóng ma”, James Bond lại là anh nuôi của Stavro Blofeld…
Nhân vật Vesper Lynd
Còn có một nhân vật khác không kém phần quan trọng trong seri phim James Bond có kết nối với Ba Lan là Vesper Lynd. Trong tiểu thuyết “Sòng bạc hoàng gia” của nhà văn Ian Fleming xuất bản năm 1953 có miêu tả Vesper là một nhân viên MI-6 (bà trở thành người tình thật sự của điệp viên 007). Tuy nhiên, Vesper cũng tham gia với tình báo Liên Xô và trở thành điệp viên hai mang. Cuối cùng, Vesper tự vẫn để giải phóng cho Bond khỏi mối nguy hiểm từ mối quan hệ của bà với người Xôviết. Trong bộ phim “Sòng bạc hoàng gia” chiếu năm 2006 có một phiên bản sửa đổi của nhân vật Vesper Lynd dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Fleming.
Điều thú vị mà ít người biết là nhân vật Vesper Lynd được cho là lấy nguồn cảm hứng từ nữ điệp viên anh hùng Krystyna Skarbek người Ba Lan: “Một số người quả quyết rằng nhân vật Vesper Lynd đã được nhà văn Fleming lấy cảm hứng từ điệp viên Christine Granville (tên thật là Krystyna Skarbek, một đặc vụ Ba Lan của Cục chiến dịch đặc biệt (SOE, Anh) trong suốt thời Thế chiến II. Có sự đồn đãi cho rằng Fleming đã phải lòng Granville, vì thế mà ông đã đặt biệt danh cho bà Granville là “Vesperale”. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy nhà văn Fleming đã từng gặp gỡ điệp viên Skarbek, song chắc chắn ông đã nghe nhiều về bà.
Bà Skarbek sinh năm 1908 tại Ba Lan, và là một điệp viên rất thành công của Anh, bà đã thu thập được những thông tin hết sức quan trọng về việc quân Đức chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Nhà văn Fleming (bản thân ông từng là một sĩ quan tình báo Hải quân trong Thế chiến II), nên có thể nắm rất rõ những thành tích của bà Skarbek thông qua những mối quan hệ của mình với thế giới gián điệp. Quả rất hợp lý khi chuyên môn của điệp viên Skarbek đã gây ấn tượng với nhà văn và thúc giục ông sáng tác ra một nhân vật để đại diện cho bà, hoặc thậm chí từ 2 nhân vật trở lên. Một số người tin rằng nhân vật Tatiana Romanova (của Fleming), người đã đóng một vai quan trọng trong tiểu thuyết “Tình yêu đến từ nước Nga” (năm 1957) và sau đó được chuyển thể trong phim James Bond năm 1963, cũng lấy cảm hứng từ điệp viên Skarbek.
Nhiều nhân vật tuyến phụ liên quan
Vesper Lynd và Tatiana Romanova không phải là những nữ nhân vật quan trọng duy nhất trong seri phim James Bond có mối dây liên hệ với Ba Lan. Trong bộ phim “Mắt vàng” (công chiếu năm 1995), vai diễn nổi bật của lập trình viên máy tính và người tình Natalya Simonova của James Bond do nữ diễn viên gốc Ba Lan, Izabella Scorupco, thủ vai. Bộ phim này cho thấy Simonova bị cuốn vào một loạt những sự kiện kịch tính liên quan đến một âm mưu phá hủy toàn bộ hệ thống máy tính của London. Phút cuối, nhờ những khả năng lập trình tài tình của mình mà Simonova đã giúp điệp viên 007 cứu nguy cho thủ đô. Bà Scorupco đã mô tả nhân vật Simonova của mình trong bộ phim “Mắt vàng” như sau: “Đó là một cô gái thuần tính, rất bình thường, đến không đúng nơi và không đúng lúc”.
Một vai diễn có phần kém nổi bật nhưng không kém phần quan trọng do nam diễn viên Ba Lan thủ vai trong bộ phim “Tình yêu đến từ nước Nga”, được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong seri James Bond. Phim có sự góp mặt của Wladyslaw Sheybal thủ vai Tov Kronsteen, một kỳ thủ cờ vua thiên tài cùng làm việc với Ernst Stavro Blofeld. Kronsteen sử dụng tài năng thiên bẩm của mình để vạch ra một âm mưu tinh vi nhằm giúp Blofeld có được một cỗ máy mật mã tối mật cũng như hạ thủ James Bond. May sao Bond đã khám phá được âm mưu ma quỷ, còn Kronsteen bị sát hại bởi tay sai của Stavro Blofeld. Wladyslaw Sheybal (1923-1992) sinh ra tại thị trấn Zgierz (Ba Lan). Sau Thế chiến II, ông trở thành diễn viên nhà hát. Đến năm 1957, Sheybal chuyển tới London để tiếp tục sự nghiệp đóng phim, như xuất hiện trong các phim “Bộ não tỷ đô” và “Hải thượng giá nữ ký”. Có chút thú vị là bộ phim “Tình yêu đến từ nước Nga” không phải là phim James Bond duy nhất có Sheybal tham gia, ông cũng đã tham gia một vai nhỏ trong phim “Sòng bạc hoàng gia” năm 1967.
Là một vai trò nhưng khá ấn tượng với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên gốc Ba Lan, Bogdan Kominowski, trong bộ phim “Tầm sát thương”, công chiếu năm 1985. Kominowski thủ vai một điệp viên KGB có tên là Klotkoff, người chỉ xuất hiện trong vài cảnh. Tuy nhiên một trong số cảnh đó rất đáng nhớ là cảnh chạm trán giữa Klotkoff và May Day, một nhân vật do Grace Jones đóng. May Day là vệ sĩ và cũng đồng thời là tình nhân của nhân vật phản diện chính của bộ phim: nhà công nghiệp giàu sụ Zorin. Khi Zorin có cuộc trò chuyện khó chịu với KGB tại một trường đua ngựa, May Day đã nhấc Klotkoff lên khỏi đầu mình và ném phịch anh ta xuống đất! Ông Bogdan Kominowski sinh năm 1945 trong một trại tập trung của Đức Quốc xã (ĐQX) nằm gần Dusseldorf (Đức) có cha mẹ là người gốc Do Thái.
Cha ông qua đời nhưng Kominowski và mẹ lại sống sót và chuyển đến New Zealand vào năm 1949. Một đoạn tin tức trên tờ báo Manawatu Standard có từ năm 1967 kể rằng, vào cái ngày 2 mẹ con Kominowski rời nước Đức là khi cậu bé 4 tuổi trèo lên bàn của nhà hàng và hát quốc ca Ba Lan. Vào thập niên 1960 ở New Zealand, Kominowski đã trở thành ngôi sao nhạc pop nổi tiếng với nghệ danh là Lee Grant. Bài hát “Cơ hội” (Opportunity) của Kominowski đã đứng đầu các bảng xếp hạng ca nhạc toàn quốc năm 1967. Sau đó, Kominowski dọn sang London và bắt đầu sự nghiệp diễn xuất, đóng phim truyền hình.
Hậu trường
Trong bộ phim “Riêng đôi mắt em” công chiếu năm 1981, có cảnh chiếc trực thăng Ba Lan dùng để chở chỉ huy trưởng KGB, Anatoly Gogol. Một trong các cảnh cuối phim có hình ảnh Gogol đang bay trên trực thăng để thu thập một thiết bị quân sự Anh từ kẻ phản diện Kristatos. Các nhà làm phim muốn trực thăng chở Gogol phải có diện mạo Đông Âu vì vậy họ đã chọn thuê một trực thăng của Ba Lan ngay tại thời điểm bộ phim được bấm máy. Đó là chiếc Mi-2, một cỗ máy do Liên Xô thiết kế và chỉ được sản xuất duy nhất ở Ba Lan bởi một công ty có tên là PZL widnik. Từ Ba Lan, cỗ máy đã được lái bởi phi công Ba Lan, Czeslaw Dyzma bay lên phim trường ở Hy Lạp. Trong một cảnh quay khác, người ta có thể thấy khuôn mặt Dyzma đang lái cùng nhân vật hư cấu Gogol bên trên khu vực núi non Meteora. Thậm chí tên của Dyzma cũng xuất hiện ở phần kết của bộ phim.
Chopin không chỉ là tên của nhạc sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất Ba Lan, mà còn là thương hiệu rượu Vodka của nước này. Song có vẻ như điệp viên 007 chưa từng uống nó. Nhưng, còn có một thương hiệu rượu vodka khác của Ba Lan có tên là Belvedere đã trở thành thứ đồ uống chính thức cho bộ phim “Bóng ma”, chiếu năm 2015. Belvedere đã hợp tác với những nhà sáng tạo bộ phim, cũng như trong khoảng thời gian công chiếu bộ phim thì thương hiệu này đã phát đi một đoạn quảng cáo lấy cảm hứng của James Bond trong đó có hình ảnh nữ diễn viên Stephanie Sigman (người góp mặt trong phim). Những chai Belvedere đặc biệt có logo 007 hoặc bức ảnh cho thấy tòa nhà MI-6 ở London trên thân chai. Nhưng trong phim thậm khó để nhìn thấy chai Belvedere trong đó.
Một số người tuyên bố rằng James Bond đã uống nó ngay trong những cảnh quay của khách sạn LAmericane. Rượu ngũ cốc không phải là thứ duy nhất kết nối bộ phim “Bóng ma” với Ba Lan. Nhà quay phim chính của bộ phim là công dân Ba Lan, Lukasz Bielan. Ông Bielan, người sinh ra ở thủ đô Warsaw vào năm 1967, đã sống ở Mỹ suốt hơn 30 năm và đã làm công việc quay phim với nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Hollywood bao gồm “Cuộc đời của Pi” và “Thế giới bí ẩn”. Ông Bielan đã mô tả cách mà ông đã làm việc với nhà quay phim Hoyte van Hoytema trong bộ phim “Bóng ma”: “Chúng tôi muốn mỗi địa điểm phải có bản sắc riêng. Chẳng hạn như Ý thì ấm áp và nhẹ nhàng, Áo có cảm giác rét buốt của hồ nước trên non cao. Mexico nóng nực nhưng ít sắc màu gay gắt”.
James Bond thực sự
Hóa ra trong thời Chiến tranh Lạnh, James Bond đã đóng quân ở Ba Lan. Có một sự thú vị, cái tên James Bond trên điện ảnh và ngoài đời thực là cùng tên! Vào tháng 9 năm 2020, Viện tưởng niệm quốc gia Ba Lan (một tổ chức chuyên xử lý các kho lưu trữ hồ sơ nhà nước) đã tiết lộ một số tài liệu có từ thập niên 1960 trong đó mô tả sắc nét về James Bond. Theo những tài liệu này (được tạo ra bởi cơ quan phản gián Ba Lan) thì James Bond đã đến Warsaw vào tháng 2 năm 1964 nhằm đảm nhận vị trí nhân viên lưu trữ cho Tùy viên quân sự đại sứ quán Anh. Bond đã bị theo dõi khi có bằng chứng cho thấy anh ta đang cố gắng lấy thông tin về những cơ sở quân sự Ba Lan.
Tuy nhiên, Bond đã thất bại và rời Ba Lan vào khoảng tháng Giêng năm 1965 khi không hoàn thành được bất kỳ việc gì, khác với nhân vật James Bond hư cấu luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Các tài liệu của phản gián Ba Lan nhận xét về con người thực của James Bond: “Ông ta là người kiệm lời, rất cầu toàn, mê bia và quan tâm tới phụ nữ”. Đáng lưu ý là vào thời điểm James Bond đến Ba Lan thì đã có 2 bộ phim hư cấu được phát hành. Năm 1964, 007 đã là một nhân vật nức tiếng thế giới. Và việc này dẫn đến kết luận rằng nhiệm vụ của James Bond đến Ba Lan thực là một trò đùa của tình báo Anh. Về phần James Bond hư cấu, anh ta chưa từng ghé Ba Lan trong các bộ phim của mình!
- Người góp phần làm nên huyền thoại "Điệp viên 007"
- Con người thật của “Điệp viên 007” là ai?
Từ khóa » điệp Viên 007 Phần 10
-
Phim Điệp Viên 007: Điệp Viên Người Yêu Tôi - Bond 10
-
Điệp Viên 007: Chàng Điệp Viên Yêu Tôi HD Vietsub + Thuyết Minh
-
Điệp Viên 007: Người Điệp Viên Tôi Yêu | Vietsub Thuyết Minh ...
-
Phim Điệp Viên 007: Yêu Chàng Điệp Viên - Vietsub, Thuyết Minh, HD
-
Chàng Điệp Viên Tôi Yêu - The Spy Who Loved Me [Hd-Thuyết Minh]
-
Review Phim : ĐIỆP VIÊN 007 - Phần 10 - Bilibili
-
ĐIỆP VIÊN 007 GIỚI THIỆU TÊN CHÍNH THỨC CỦA PHẦN MỚI ...
-
Điệp Viên Người Yêu Tôi Tập Full - Phim Bond 10: The Spy Who ...
-
Xem Phim Điệp Viên 007: Điệp Viên Người Yêu Tôi - James Bond ...
-
007: Người Điệp Viên Tôi Yêu Full - Phim1080
-
James Bond – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phim Điệp Viên 007: Yêu Chàng Điệp Viên - Vietsub, Thuyết Minh, HD
-
Con Người Thật Của “Điệp Viên 007” Là Ai? - Công An Nhân Dân
-
Điệp Viên 007 - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại