Phát Huy Hiệu Quả Cụm Công Nghiệp Ka Đô

Theo phương án phát triển cụm công nghiệp trong mười năm tới, huyện Đơn Dương giữ nguyên Cụm Công nghiệp Ka Đô để tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Cụm Công nghiệp Ka Đô, huyện Đơn Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thành lập vào tháng 10/2011 với tổng diện tích 47,2 ha. Trong đó chiếm các tỉ lệ diện tích 75,7% xây dựng nhà máy xí nghiệp; 8,7% đường giao thông; 6,8% khu dân cư; 3,9% trồng cây xanh; 2,8% đất công nhân và tái định cư; 2,1% khu kỹ thuật.

Đây là cụm công nghiệp tọa lạc trên vùng nông nghiệp huyện Đơn Dương với hơn 24.000 ha diện tích chuyên canh rau, củ, quả an toàn và chất lượng cao, mỗi năm cung cấp 1 triệu tấn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó còn có hơn 16.000 con bò sữa với sản lượng trên 130 tấn/ngày.

Tính đến nay, Cụm Công nghiệp Ka Đô đã có 3 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động sản xuất với tổng diện tích đất gần 9,7 ha chủ yếu chế biến rau, củ, quả cấp đông, trồng trọt, chế biến, sấy khô nông sản…

Tuy nhiên theo UBND huyện Đơn Dương, Cụm Công nghiệp Ka Đô hiện chưa được bố trí nguồn vốn phù hợp để đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng, nên đã gây không ít khó khăn trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư. Trong khi đó, công tác hỗ trợ doanh nghiệp còn kém hiệu quả, chưa phát huy được những tiềm năng vốn có của địa phương. Chưa kể việc gắn kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, nên vẫn còn tình trạng nhà máy trong Cụm Công nghiệp Ka Đô thu gom nguyên liệu ngoài địa phương về chế biến.

Giai đoạn 10 năm tới, Cụm Công nghiệp Ka Đô, huyện Đơn Dương tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng và bố trí một phần ngân sách của địa phương hàng năm khoảng 5-7% vốn xây dựng cơ bản, đáp ứng mặt bằng và hạ tầng thiết yếu, nhằm tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh…

http://baolamdong.vn/

Phát huy hiệu quả Cụm Công nghiệp Ka Đô

Theo phương án phát triển cụm công nghiệp trong mười năm tới, huyện Đơn Dương giữ nguyên Cụm Công nghiệp Ka Đô để tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Cụm Công nghiệp Ka Đô, huyện Đơn Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thành lập vào tháng 10/2011 với tổng diện tích 47,2 ha. Trong đó chiếm các tỉ lệ diện tích 75,7% xây dựng nhà máy xí nghiệp; 8,7% đường giao thông; 6,8% khu dân cư; 3,9% trồng cây xanh; 2,8% đất công nhân và tái định cư; 2,1% khu kỹ thuật.

Đây là cụm công nghiệp tọa lạc trên vùng nông nghiệp huyện Đơn Dương với hơn 24.000 ha diện tích chuyên canh rau, củ, quả an toàn và chất lượng cao, mỗi năm cung cấp 1 triệu tấn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó còn có hơn 16.000 con bò sữa với sản lượng trên 130 tấn/ngày.

Tính đến nay, Cụm Công nghiệp Ka Đô đã có 3 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động sản xuất với tổng diện tích đất gần 9,7 ha chủ yếu chế biến rau, củ, quả cấp đông, trồng trọt, chế biến, sấy khô nông sản…

Tuy nhiên theo UBND huyện Đơn Dương, Cụm Công nghiệp Ka Đô hiện chưa được bố trí nguồn vốn phù hợp để đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng, nên đã gây không ít khó khăn trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư. Trong khi đó, công tác hỗ trợ doanh nghiệp còn kém hiệu quả, chưa phát huy được những tiềm năng vốn có của địa phương. Chưa kể việc gắn kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, nên vẫn còn tình trạng nhà máy trong Cụm Công nghiệp Ka Đô thu gom nguyên liệu ngoài địa phương về chế biến.

Giai đoạn 10 năm tới, Cụm Công nghiệp Ka Đô, huyện Đơn Dương tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng và bố trí một phần ngân sách của địa phương hàng năm khoảng 5-7% vốn xây dựng cơ bản, đáp ứng mặt bằng và hạ tầng thiết yếu, nhằm tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh…

http://baolamdong.vn/

;

Từ khóa » Cụm Công Nghiệp Ka đô