Phạt Lỗi Xe Không Chính Chủ Khi Nào? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thế nào là đi xe không chính chủ?
  • Lỗi không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Một trong những lỗi vi phạm giao thông khiến đa số người dân hiểu nhầm, không nắm rõ bản chất chính là lỗi đi xe không chính chủ. Vậy thế nào là đi xe không chính chủ bị pháp luật xử phạt và phạt lỗi xe không chính chủ khi nào? sẽ được chúng tôi tư vấn trong bài viết sau.

Thế nào là đi xe không chính chủ?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về lỗi đi xe không chính chủ. Tuy nhiên, cũng vì những quy định của pháp luật và cách nói “lái” của người Việt khiến nhiều người hiểu sai về lỗi vi phạm này.

Nếu Quý vị đang hiểu đi xe không chính chủ là việc một cá nhân đi xe của người khác (ví dụ như vợ đi xe của chống, em đi xe của anh, con đi xe của bố mẹ…). Cách hiểu này không sai, tuy nhiên các hình thức đi xe này sẽ không bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể, theo văn bản này người điều khiển xe sẽ bị phạt khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Lỗi không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Các hành vi vi phạm giao thông đường bộ bị xử phạt sẽ áp dụng các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, lỗi đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt với mức sau đây:

– Đối với xe máy:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

– Đối với ô tô:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Trên đây là nội dung bài viết phạt lỗi xe không chính chủ khi nào? Mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ tồng đài tư vấn 19006557 để được giải đáp.

Từ khóa » Thế Nào Là Xe Máy Không Chính Chủ