Phạt Nguội Là Gì? Kiểm Tra, Tra Cứu Phạt Nguội 2022 Thế Nào?

Phạt nguội là gì? Kiểm tra, tra cứu phạt nguội thế nào? Chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng, công nghệ thông tin đã và đang hỗ trợ đắc lực trong quá trình đảm bảo An ninh trật tự - an toàn xã hội. Có rất nhiều vụ án hình sư, vụ án dân sự hay xử lý vi phạm hành chính đã được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác thông qua việc sử dụng kỹ thuật công nghệ.

Mục lục bài viết

  • 1. Phạt nguội là gì?
  • 2. Cách tra cứu, kiểm tra phạt nguội ô tô, xe máy
  • 3. Tư vấn về tra cứu, kiểm tra phạt nguội
    1. 3.1 - Thứ nhất, về thông báo của phòng Cảnh sát giao thông gửi về vấn đề phạt nguội
    2. 3.2 - Thứ hai, về xử phạt vi phạm đối với hành vi “vượt đèn đỏ”
  • 4. Vi phạm luật giao thông và mức bồi thường khi gây tai nạn thế nào?
    1. 4.1 - Trước tiên xét về lỗi khi sảy ra tai nạn giao thông
    2. 4.2 - Về bồi thường thiệt hại

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt nguội điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông từ đó duy trì trật tự và an toàn giao thông đường bộ. Vậy phạt nguội là gì và cách thức tra cứu phạt nguội như thế nào?

1. Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, được ghi thu hình ảnh, video thông qua hệ thống camera của tổ chức, cá nhân được lắp đặt trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, một số ngã tư là trọng điểm giao thông và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội hoặc các hình ảnh, video do lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình vi phạm mà không dừng phương tiện, xử lý ngay được, sau đó truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.

2. Cách tra cứu, kiểm tra phạt nguội ô tô, xe máy

Hiện nay người dân có thể truy cập vào trang wed của Cục cảnh sát giao thông: http://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html để tra cứu thông tin liên quan đến phạt nguội với ba thao tác là nhập biển số xe, loại phương tiện và mã bảo mật hiện trên màn hình. Trường hợp không có vi phạm thì hệ thống sẽ báo “Không tìm thấy kết quả”, ngược lại nếu phương tiện có vi phạm thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin trên Cổng thông tin Cục Cảnh sát giao thông số lần vi phạm của phương tiện (thời gian, địa điểm vi phạm).

3. Tư vấn về tra cứu, kiểm tra phạt nguội

Câu hỏi tư vấn:

Thưa quý luật sư, tháng 3 tôi có nhận được một thông báo của cảnh sát giao thông huyện tôi về việc tôi có đi xe máy vượt đèn đỏ ở ngã tư vào ngày 15/3/202x. Vì tôi hay đi làm trên đường đó hằng ngày nên tôi không nhớ là tôi vượt đèn đỏ hôm nào mà nhiều người mượn xe tôi nữa. Thông báo có yêu cầu tôi đến làm việc, vậy nếu tôi có vượt đèn đỏ thì tại sao không xử phạt tôi ngay mà lại đến hơn chục hôm sau mới gửi thông báo. Cho tôi hỏi là họ làm thế là đúng hay sai, và nếu đúng thì tôi bị phạt bao nhiêu. Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

- Thứ nhất, về thông báo của phòng Cảnh sát giao thông gửi về vấn đề phạt nguội

Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ghi nhận việc “Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính”, do đó nếu tại thời điểm bạn thực hiện hành vi vi phạm cụ thể là “vượt đèn đỏ” (nếu có) mà phòng Cảnh sát giao thông chưa phát hiện được hành vi vi phạm để xử phạt tại chỗ nhưng qua việc áp dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như hệ thống camera giám sát mà phát hiện hành vi vi phạm thì vẫn có căn cứ để xử lý (thường được gọi là phạt nguội).

Theo quy định tại khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm.

Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.

Do đó, khi nhận được thông báo của phòng Cảnh sát giao thông thì bạn có nghĩa vụ đến phòng Cảnh sát giao thông để làm việc, nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh mình không phải là người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì bạn sẽ không bị xử phạt.

- Thứ hai, về xử phạt vi phạm đối với hành vi “vượt đèn đỏ”

Điểm đ khoản 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về hành vi không tuân thủ tín hiệu lệnh của đèn giao thông như sau:

“5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

….

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Như vậy, nếu bạn điều khiển xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thì mức phạt là 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Bạn có thể nộp phạt nguội qua các cách sau:

- Nộp phạt trực tiếp tại Kho Bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

- Nộp phạt thông qua dịch vụ Bưu chính công ích (ví dụ như Bưu điện) vào Kho Bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

---

4. Vi phạm luật giao thông và mức bồi thường khi gây tai nạn thế nào?

Câu hỏi:

Tôi đang điều khiển xe máy trên đường tỉnh lộ ven biển ít người qua lại với vận tốc 75-80 km/h. Khi đi tới 1 ngã tư nhỏ thì có chị H đang điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm với vận tốc nhanh từ bên trái đường của tôi chạy ngang qua trước xe tôi và tôi đã đâm vào phía gần lốc xe chị. Xe tôi bị bay lên phía trước khoảng 2m và nát phần đầu xe còn xe chị H thì không vấn đề gì nằm quay về hướng ngược đường tôi đi.

Tôi đang điều khiển xe máy trên đường tỉnh lộ ven biển ít người qua lại với vận tốc 75-80km/h. Khi đi tới 1 ngã tư nhỏ thì có chị H đang điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm với vận tốc nhanh từ bên trái đường của tôi chạy ngang qua trước xe tôi và tôi đã đâm vào phía gần lốc xe chị. Xe tôi bị bay lên phía trước khoảng 2m và nát phần đầu xe còn xe chị H thì không vấn đề gì nằm quay về hướng ngược đường tôi đi.Tôi bị rạn xương đầu gối và đứt gân đầu gối phải phẫu thuật,bị gãy ngón cân cái và bị xây xước nhẹ toàn thân. Chị H thì bị gãy xương cẳng chân và bị rạn xương mông.Tổng chi phí điều trị của chị H hết 10 triệu đồng.

Vậy tôi xin được hỏi luật sư trong tình huống trên tôi đã vi phạm luật giao thông đường bộ ở mức độ nào và chị H đã vi phạm luật giao thông đường bộ ở mức mộ nào? Với mức độ đó tôi có phải bồi thường cho chị H không ? và nếu có thì mức bồi thường như thế nào ạ ? với mức độ bị thương và điều trị như thế gia đình chị H đòi bồi thường 50-60 triệu là có đúng luật không ạ?

Và khi làm việc với công an thì tôi nên kí những văn bản nào và không nên kí những văn bản nào ạ ? Mong luật sư giải đáp giúp tôi ạ.Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

- Trước tiên xét về lỗi khi sảy ra tai nạn giao thông

Theo khoản 1 Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định:

“ 11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.”

Theo thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dung tham gia giao thông đường bộ

“ Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.”

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào tốc độ quy định trên biển báo đường bộ để xem xét lỗi của bạn.

Theo quy định Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 về nhường đường tại nơi đường giao nhau

“ Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.”

- Về bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và nếu cả hai bên đều có lỗi thì mức bồi thường có thể do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ áp dụng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015.

“Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Ngoài ra bạn tham khảo thêm căn cứ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định điều 599 BLDS quy định các vấn đề trách nhiệm bồi thường, căn cứ tính mức bồi thường…

Trân trọng.

Từ khóa » Tra Cứu Phạt Nguội 2022