Phật Pháp Vấn đáp 20: Sở đắc Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
* DIỆU AN
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính gởi Đạo tràng Tu Phật!
Tôi xin hỏi: Đức Phật Thích Ca giới thiệu cõi Cực Lạc và vị Giáo chủ hiệu là A Di Đà Phật, dạy chúng sanh niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Nam mô nghĩa là: quy y. Quy là trở về, y là nương tựa. Còn A DI ĐÀ là tên của một vị Phật nên niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là xin trở về nương tựa với Đức Phật A DI ĐÀ nên ý nghĩa của 6 chữ Hồng Danh là vậy. Nhưng hỏi tại sao Đạo tràng Tu Phật dám tự tiện bỏ bớt ra 2 chữ NAM MÔ mà thêm vào chữ “Diệu” chung với tên Phật A Di Đà? Nếu như Tu Phật có chứng đắc gì thì chỉ được thêm vào tên của mình thôi, thí dụ như: Diệu Tu Phật hay Diệu Cổ Thiên, như vậy đâu có gì để nói. Đàng này Tu Phật dám cả gan đem sở đắc riêng của mình mà bớt Nam Mô và thêm chữ Diệu vào danh hiệu Phật như vậy thì Tu Phật vướng phải 2 vấn đề:
– là có tội với Bề trên dám tự thêm sở đắc cá nhân mình vào chung tên Phật theo tự ý mình,
– là có tội làm cho chung sanh nghi ngờ thắc mắc. Cho nên, Tu Phật hãy xét lại mà sám hối cái danh “DIỆU A DI ĐÀ PHẬT” CỦA MÌNH VỚI PHẬT VÀ CHÚNG SANH kẻo sau hối hận không kịp. Trong lịch sử Phật giáo chưa có ai chứng Thánh quả mà đi khoe như Tu Phật và lấy sở đắc của mình mà thay đổi hiệu Chư Phật như vậy. Tu Phật nói Pháp Phật dạy người nhưng tự mình sai quấy với Phật mà không tự biết.
Nhân quả công bằng. Phải tự phản tỉnh nha Tu Phật!
* PHÚC ĐÁP
Từ đâu có chữ Diệu, ý nghĩa ra sao… đã được giải thích rõ trong các bài Pháp. DIỆU A DI ĐÀ PHẬT xuất phát từ PHÁP HÀNH, từ HẠNH NGUYỆN nên miễn bàn cái sở đắc khoe mẽ si mê. Hành giả cũng không áp đặt ai mà tuỳ duyên thọ trì vậy. Phật tử đọc không hiểu hay cố tình cong vạy theo tư kiến của mình?
Tâm thật nếu còn ngã tướng thì chẳng thể gọi là chơn tu, nói gì đến thành tựu. Ngược lại cũng chẳng thể được vậy. Phật khai Pháp độ chúng, hỏi có ngã mạn khoe sở đắc không? Chư Tổ với tâm chứng, y bát truyền thừa, hỏi có khoe khoang không? Tất cả vì độ tận chúng sanh chứ chẳng phải chấp mê sâu nặng. Y Pháp bất y Nhân, Văn – Tư – Tu của người tu Phật để ở đâu? Muốn rõ tâm ý trao truyền thì không chỉ đọc qua loa hời hợt rồi khinh mạn áp đặt tri kiến thiển cận của mình cho người. Đừng gieo nhân khinh mạn, tăng thượng mạn… để lãnh quả khổ về sau. Sự thật sẽ rõ khi sau này buông bỏ thân tứ đại, lúc đó sám hối cũng muộn màng. Tâm hạnh bậc chơn tu, kẻ phàm phu chẳng thể liễu nổi thì nói gì đến hạnh nguyện từ tâm thiền Vô Niệm vốn chẳng trong đối đãi chấp trước của si mê.
Nhân quả ư? Hãy đọc đoạn cuối kết thúc của bài Pháp: “Vì sao có chữ DIỆU trước câu niệm Phật?” sẽ rõ (nhấp xem bài).
Đây là thư phúc đáp ngoại lệ đầu tiên vì không có sự vấn Pháp theo khuôn phép nhà Phật nên không cần thiết trả lời. Phật Pháp không phải để hý luận bồi mê. Không công phu thiền định mà luận Pháp thì là Ma nói.
Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_
* DIỆU AN
1. “Phật khai pháp độ chúng sanh hỏi có ngã mạn khoe sở đắc không?“
ĐÁP: Đức Phật có lai lịch bản thân xuất xứ rõ ràng nên đem sở chứng sự thật ra độ chúng sanh nên không phải là khoe, không có ngã mạn. Còn Tu Phật đây không giống Phật, không dám nói lai lịch mình là ai mà chỉ nói cái sở đắc ra thôi nên đó mới là khoe, là ngã đó Tu Phật. Thầy tôi tu hạnh Bồ Tát nên khiêm tốn hạ mình với người giấu danh, chứ tôi thì bình đẳng nói đúng sự thật thôi, đừng nói sai có gì mà sợ? Chỉ sợ cho người dám nói chứng mà không dám cho biết lý lịch mình là ai để gây nghi lầm cho chúng sanh rồi tự chiêu quả báo thôi.
2. “Chư Tổ với tâm chứng y bát truyền thừa hỏi có khoe khoang không?“
ĐÁP: Chư Tổ có Phật ấn chứng truyền thừa y bát và lý lịch bản thân xuất xứ rõ ràng nên các Tổ y pháp làm nhiệm vụ độ sanh nên không phải là khoe hay ngã. Còn Tu Phật khác xa chư Tổ, giấu danh mình là ai, lại chỉ khoe ra sở đắc “DIỆU “nên mới có vấn đề.
3. “Sự thật sẽ rõ sau khi buông bỏ thân tứ đại này, lúc đó sám hối đã muộn màng…“
ĐÁP: Phật nói nhân quả 3 đời. Nếu muốn biết nhân đời trước thì nên nghiệm quả đời nay. Muốn biết quả đời sau thì nghiệm nhân hiện tại. Vậy thì cái nhân hiện tại của Tu Phật mờ ám che giấu lai lịch khi nối Pháp độ sanh không giống như Phật Tổ làm cho chúng sanh hoang mang thì đủ biết cái quả của Tu Phật rồi. Tu Phật tự xưng chứng thánh “VÔ NIỆM” chứ không phải Phật truyền thọ y bát như chư Tổ thì đủ biết cái quả về sau rồi. Tên một vị vua ở thế gian thôi mà ai dám tự ý thêm bớt thì đắc tội khi quân rồi, huống chi Phật là Đấng Pháp Vương, danh hiệu Phật đã dạy rõ như vậy, ai dám tự tiện thêm bớt làm khác thì là phạm thượng với Phật rồi. Tự mình không biết tỉnh ngộ còn đem nhân quả ra dọa người.
Như tên của Tu Phật như có người đệ tử nào đó tự ý không hỏi ý sửa tên của Tu Phật, thêm bớt vô thì Tu Phật thấy có hợp lệ không? Đơn giản như vậy mà không ngộ ra mà chỉ thích nói lý cao. Còn tên: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT do Đức Thích Ca dạy ra niệm 6 chữ, nay tự mình sửa khác là có lỗi với Phật Thích Ca rồi. Và Tu Phật có hỏi Đức Phật A Di Đà có đồng ý cho Tu Phật sửa bỏ ra chữ “Nam Mô” và thêm vào chữ “Diệu” chưa? Như vậy là có lỗi ngã mạn với Phật A Di Đà nữa rồi. Bồ Tát trên kính Phật với độ chúng sanh, “thượng cầu hạ hoá” mới hợp pháp độ sanh, chứ sao chỉ biết viện lý do độ sanh mà quên đi kính với Phật?
Thưa Ngài Tu Phật!
Nếu như Ngài cho biết mình là đệ tử xuất gia làm nhiệm vụ hoằng Pháp độ sanh thì tôi rất cung kính đảnh lễ và chẳng bao giớ dám bàn luận hay đả kích đâu. Vì Ngài giấu danh mà nói sở chứng nên tôi nghĩ có lẽ đây là ngoại đạo trộm xem giáo lý Phật nên không dám lộ danh, rồi tự lập phái riêng cải sửa thêm bớt danh hiệu Phật nên tôi là đệ tử Phật tôi phải có bổn phận bảo vệ giáo pháp tu của mình. Cho nên Tu Phật phải biết lý do nguyên nhân như vậy mà thông cảm cho chứ không phải tôi dám hỗn hào với Tam Bảo đâu!
Nam mô A Di Đà Phật chứng minh!
Xin chúc Ngài Tu Phật an lạc hoan hỉ…
* PHÚC ĐÁP
1. Hành giả Pháp danh: Cổ Thiên, hiện đang ẩn tu và tùy duyên độ chúng. Kinh sách “Đường Lối Tu Phật” cũng đang Pháp thí rộng truyền dưới Pháp danh Cổ Thiên. Còn Tu Phật là tên của Đạo tràng với tôn chỉ: Tu Phật chứ đừng chướng ngã Học Phật bởi Đạo tại tâm hành (Giới – Định – Huệ) nhằm nhắc nhở Đại chúng trực tâm y Tánh tu hành. Đạo tràng Tu Phật cũng đã có mặt ở 2 miền Nam – Bắc, các đệ tử cũng ngày đêm tu hành miên mật và thường tổ chức Pháp đàm để trợ duyên Thiện – Tín câu hội về cùng nhau tu tiến. Chỉ và duy chỉ những ai thống thiết tử sanh, cầu Đạo chí thiết mới được gặp hành giả, quy y thọ Pháp.
Tu Phật là tu TÂM hay tu TƯỚNG? Tướng là sắc thân giả tạm, vô thường sanh diệt trong khi Chơn Tâm – Phật Tánh thì bất sanh bất diệt. Thời nay, Tăng lữ xuất gia thì không thiếu hạng giả tu mượn Đạo tạo Đời, còn cư sĩ tại gia thì lầm gởi huệ mạng bởi hám danh và thần thánh hóa họ. Muốn có hình tướng Tăng, thật quá dễ ở thời nay, chỉ trong chốc lát là thay hình đổi dạng nhưng mê tâm tham – sân – si trước và sau hỏi có khác gì không? Xuất gia là tâm xuất gia hay tướng xuất gia? Nếu chỉ có tướng xuất gia mà không có tâm tu hành chơn chánh thì chỉ phá Đạo Phật truyền. Ngược lại, có tâm xuất gia mà sanh tử còn chẳng màng, hỏi còn gì có thể chướng ngại được. Nên biết, ai thống thiết tử sanh, y theo Diệu Pháp Phật tu hành chơn chánh thì tất cả đều có thể kiến ngộ Phật Tánh, không phân biệt một chúng sanh nào với hình tướng gì trong khắp cõi mười phương. Đừng quên Đức Lục Tổ Huệ Năng đã kiến Tánh dưới hình tướng cư sĩ, không biết chữ biết Kinh. Đừng quên Thái tử Tất Đạt Đa xả ly tất cả tầm đường giải thoát cho chúng sanh, ai xứng đáng xuống tóc cho Ngài? Do đó, tu Phật chính là tu Tâm, chẳng phải tu Tướng nên hãy lìa Tướng mà trực tâm y Tánh tu hành. Đó là Tôn chỉ tu hành và hoằng Pháp độ sanh của Đạo tràng Tu Phật.
“Không dám nói lai lịch mình là ai mà chỉ nói cái sở đắc ra thôi nên đó mới là khoe là ngã đó Tu Phật… Nếu như Ngài cho biết mình là đệ tử xuất gia làm nhiệm vụ hoằng Pháp độ sanh thì tôi rất cung kính đảnh lễ và chẳng bao giớ dám bàn luận hay đã kích đâu. Vì Ngài giấu danh mà nói sở chứng nên tôi nghĩ có lẽ đây là ngoại đạo trộm xem giáo lý Phật nên không dám lộ danh, rồi tự lập phái riêng cải sửa thêm bớt danh hiệu Phật nên tôi là đệ tử Phật tôi phải có bổn phận bảo vệ giáo pháp tu của mình.” (hết trích)
Điều này chứng tỏ tâm CHẤP TƯỚNG (lìa Tánh tu hành) quá sâu nặng, chẳng rõ tinh thần VĂN – TƯ – TU, TỨ Y PHÁP, VÔ ĐẮC – VÔ NGÃ – VÔ TRỤ của nhà Phật. Đừng quên tác giả A MI ĐÀ PHẬT là ai, đừng lầm bao vị đang gieo rắc tà kiến hủy Phật báng Pháp hiện nay đều dưới hình tướng Tu sĩ (sư tử trùng thực sư tử nhục).
Còn hành giả có TƯỚNG tu sĩ hay cư sĩ ư? Đức Phật dạy chúng sanh TU TÂM, KHÔNG TU TƯỚNG nên hành giả không nói lời thừa thãi về mình.
2. Mật chú DIỆU A DI ĐÀ PHẬT xuất phát từ PHÁP HÀNH, đã được giảng rõ trong bài: “Vì sao có chữ DIỆU trước câu niệm Phật?”. Nghĩa chữ DIỆU là gì cũng đã được giảng rõ trong “Phật Pháp Vấn Đáp 3: Giải nghĩa Diệu A Di Đà Phật”. Vì sao hành giả rộng truyền ư? Vì những nhân duyên chính như sau:
– Rất nhiều tu sĩ kêu gọi trở về Đạo Phật “nguyên chất”, không tin Đức Phật A Di Đà và Chư Phật khắp 10 phương vì họ cho rằng xuất phát từ Trung Quốc, không phải do Phật thuyết vì không tìm thấy trong Kinh Tạng Pali. Hành giả đã giải nghi điều này trong 2 bài Pháp: “Tinh thần người tu Phật chơn chánh trước sự phân chia hệ phái Phật giáo” và “Phật A Di Đà có thật không – Vì sao có chữ Diệu trước câu niệm Phật?”. Do đó, mật chú DIỆU A DI ĐÀ PHẬT xuất phát từ tâm thiền Vô Niệm đã góp phần giải quyết Pháp nạn trên. Đó là mật chú có từ PHÁP HÀNH để giải nghi cho những ai chỉ lao xao tầm tứ kiến chấp Kinh văn về sự thật có của Đức Phật A Di Đà (do chấp ngã tướng, chấp Kinh) mà quên mất Chủng tử A Di Đà của chính mình.
– Mật chú DIỆU A DI ĐÀ PHẬT cũng góp phần giải quyết Pháp nạn A MI ĐÀ hiện nay, được giảng rõ trong bài: “A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?”. Từ Pháp hành chứng minh: chỉ có Phật danh A DI ĐÀ mà thôi, thể hiện trong mật chú DIỆU A DI ĐÀ PHẬT, trong Cổ Tự Chơn Ngôn và các Mật chú khai hoa mà hành giả đã chia sẻ trước đây (trong quyển Đường Lối Tu Phật mà Đạo tràng đã Pháp thí).
– Người tu Phật hãy khéo như lý tác ý hành Pháp độ sanh. Việc phổ truyền mật chú là nương theo hạnh nguyện độ tận chúng sanh, hoằng truyền Phật Pháp. Bao nhiêu người đã được lợi lạc khi mật trì DIỆU A DI ĐÀ PHẬT, điển hình là các đệ tử của hành giả và những Phật tử tầm về thính Pháp trong các buổi Pháp đàm. Bao nhiêu người hữu duyên đã được hành giả trực tiếp hóa giải tà lậm nơi thân, oan nghiệp đeo bám… mà sám hối, khai tâm quy Phật tu hành, âm siêu dương thới…
Mật chú trên đã minh định sự thật có của Đức Phật A DI ĐÀ thì có gì thay đổi, ngoài chữ DIỆU? Hành giả cũng đã giải nghi rõ ràng nên Đại chúng tùy tâm thọ Pháp, không hề áp đặt ai tin theo. Lời Phật dạy tự ngàn xưa còn đó mà vẫn có biết bao chúng sanh chấp mê bất ngộ, kể cả khi Ngài còn tại thế cũng không ngoại lệ, nên Phật trọng nhân duyên. Do đó, đừng khinh mạn, tăng thượng mạn trên hiểu biết cạn cợt của mình mà tự chuốc nghiệp BÁNG PHÁP.
Xưa, Đức Phật tâm chứng truyền thừa y bát cho Tổ Ma Ha Ca Diếp kế thừa mạng mạch Phật Pháp tại thế gian. Bao đời chư Tổ dĩ tâm ấn tâm, y bát trao truyền cho vị đệ tử đã kiến Tánh của mình mà hoằng truyền Phật Pháp, cho đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì không còn truyền nữa. Hỏi: Tổ có làm trái ý Đức Phật không? Có bất kính với Phật không? Thiết nghĩ, DIỆU A DI ĐÀ PHẬT cũng không là ngoại lệ.
Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_
Cổ Thiên
————————————————-
Tham khảo:
- Lời cảnh tỉnh của vị Thiền sư trước khi lâm chung
- Chia sẻ kinh nghiệm về công phu Niệm Phật
- Chia sẻ kinh nghiệm Tham Tổ Sư Thiền
- Mật tông
- Vô Niệm: Sự quy nhất của Tịnh – Thiền – Mật
- Phật A Di Đà có thật hay không? Vì sao có chữ DIỆU trước câu niệm Phật?
- Phật Pháp vấn đáp 2: A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?
- Phật Pháp vấn đáp 3: Giải nghĩa DIỆU A DI ĐÀ PHẬT
- A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?
- Tinh thần người tu Phật chơn chánh trước sự phân chia hệ phái Phật giáo
- Phật Pháp vấn đáp 21: Ưng vô sở trụ
- Phật Pháp vấn đáp 31: Điều kiện cần để nhập Đạo tu hành
- Phật Pháp vấn đáp 32: Đoạn trừ dâm dục
- Phật Pháp vấn đáp 34: Phúc đáp Vị chơn tu
Bài mới nhất
- Tôn chỉ
- Tu hành
- Vấn Đáp
- Kinh luận
- Pháp ngữ
- Pháp lữ
- Phật Pháp nhiệm mầu
- Tâm niệm
Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 264 và 265
20/12/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 262 và 263
04/12/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 260 và 261
28/11/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 259
20/11/2024Phẩm Pháp Trụ – Pháp Cú 258
04/11/2024Bài ngẫu nhiên
- Tôn chỉ
- Tu hành
- Vấn Đáp
- Kinh luận
- Pháp ngữ
- Pháp lữ
- Phật Pháp nhiệm mầu
- Tâm niệm
Phẩm Hỷ Ái – Pháp Cú 209, 210 và 211
28/12/2023Phẩm Muôn Ngàn – Pháp Cú 113
28/11/2021Cuộc đời Đức A Nan Đà (phần 4)
16/06/2018Một mùa xuân ý nghĩa
28/04/2016Thọ phép Tam quy
15/08/2016 LƯU ÝToàn bộ nội dung nơi đây thuộc quyền tác giả của Đạo tràng Tu Phật. Mọi sao chép, trích dẫn hay dịch thuật, Quý vị hoan hỷ giữ nguyên văn và ghi rõ nguồn: https://daotrangtuphat.comLiên hệ Đạo tràng: [email protected]THEO DÕI ĐẠO TRÀNG © 2017 - 2024 Đạo tràng Tu Phật BÀI ĐỌC THÊMPhẩm Cấu Uế – Pháp Cú 249 và 250
04/09/2024Phẩm Già Yếu – Pháp Cú 146
04/08/2022Từ khóa » đắc Duyên Là Gì
-
Ý Nghĩa Tên Đắc Duyên Là Gì? Tên Đắc Duyên Có ý Nghĩa Gì Hay Xem ...
-
Hiểu đúng Về 2 Chữ: ''Tùy Duyên'' - Phật Giáo
-
Tự điển - đắc Quả - .vn
-
Duyên Phận Là Gì?
-
Những Dấu Hiệu để Nhận Biết Vị Thánh A-la-hán | Giác Ngộ Online
-
Tương Quan Giữa Trung đạo Và Duyên Khởi - Giác Ngộ Online
-
10 Vấn đề Nhân Vị Trong đạo Phật - Bookdown
-
Tam Thừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Hữu Duyên Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Đôi Nét Về đạo Phật Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Được Gặp đức Phật - Chùa Hoằng Pháp
-
Quan Niệm Của Đạo Phật Về Lý Nhân Duyên ? Ví Dụ Cụ Thể Về Lý Nhân ...
-
Tính Chất Của Nghiệp Là Gì ? Duyên Hỗ Trợ Và Duyên Trở Ngại Của ...