Phát Triển Chính Phủ điện Tử, Chính Phủ Số Góp Phần Cải Cách Hành ...
Có thể bạn quan tâm
Để thực hiện CCHC, lãnh đạo TTCP thường xuyên quán triệt, nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ CCHC. Xác định CCHC phải tiến hành đồng bộ từ khâu xây dựng thể chế gắn với cải cách các thủ tục hành chính, tổ chức sắp xếp bộ máy theo vị trí việc làm, phát huy có hiệu quả nguồn lực con người và tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Bám sát kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
Nhằm triển khai Kế hoạch CCHC năm 2022, TTCP đã ban hành Kế hoạch CCHC năm 2022. Trong đó xác định 40 nhiệm vụ trên 7 lĩnh vực CCHC cần thực hiện. Đồng thời, ban hành các kế hoạch triển khai công tác CCHC đối với từng lĩnh vực cụ thể. Tất cả các kế hoạch của TTCP đều bám sát nội dung chương trình, kế hoạch CCHC nhà nước của Chính phủ; đồng thời, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan nhằm triển khai đồng bộ công tác CCHC, triển khai đảm bảo gắn kết với các nhiệm vụ chuyên môn.
Kế hoạch CCHC năm 2022 của TTCP đã bám sát chương trình CCHC của Chính phủ và phù hợp với đặc thù các nhiệm vụ của Ngành trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
TTCP đã ban hành kế hoạch ứng dụng dụng công nghệ thông tin năm 2022 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Thuê đường truyền internet, đường truyền WAN, thuê tên miền; vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; gia hạn bản quyền tường lửa Fortigate 200D và 600C của hệ thống CSDLQG về khiếu nại, tố cáo; thuê dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng cho hệ thống công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống trang thiết bị wifi cho Trụ sở TTCP, triển khai các Dự án “Mua sắm hệ thống thiết bị chuyển mạch tầng, chuyển mạch lõi”, Dự án “Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung”, Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.
TTCP đã hoàn thành xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử, phiên abrn 2.0; hoàn thành việc xây dựng phần mềm đăng ký và đặt lịch tiếp công dân tích hợp trên Cổng thông tin điện tử TTCP (đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3). Tuy nhiên, hiện nay TTCP chưa triển khai đầu tư xây dựng Cổng dịch vụ công do còn một số vướng mắc ở các quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, TTCP cũng đã xây dựng hệ thống báo cáo thông tin cấp bộ, sử dụng phần mềm Voffice trong xử lý công việc và thực hiện chữ ký số, hoàn thiện dự án “Xây dựng hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” trong năm 2020 và chính thức đưa vào sử dụng theo Văn bản số 882/TTCP-TTTT ngày 02/6/2021 của Tổng TTCP về việc cung cấp tài khoản, mật khẩu sử dụng phần mềm gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Qua đó, các văn bản TTCP tiếp nhận đều được gửi lên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp cho các vụ, cục, đơn vị có liên quan. Các văn bản đi cơ bản được gửi qua Trục liên thông văn bản quốc gia (trừ văn bản mật). 100% Thủ trưởng các đơn vị thuộc TTCP đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
Đặc biệt, lãnh đạo TTCP đã thực hiện chữ ký số cho một số văn bản trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp gửi đến Văn phòng Chính phủ theo Thông báo kết luận số 1298/TB-TTCP ngày 02/8/2019 về việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
Ngoài ra, TTCP đã xây dựng, ban hành và kiểm soát hệ thống tài liệu, các quy trình giải quyết công việc theo đúng quy định; ban hành và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với TCVN ISO 9001:2015 của TTCP.
Để thực hiện tốt công tác CCHC, đặc biệt là Chính phủ điện tử, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc công bố thủ tục hành chính của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt về tính kịp thời, tuân thủ các yêu cầu về công bố thủ tục hành chính một cách thống nhất, hạn chế công bố rải rác ở nhiều quyết định ở nhiều thời điểm khác nhau gây khó khăn cho các địa phương trong việc rà soát, cập nhật, công khai.
Đặc biệt, do tính chất đặc thù của TTCP, việc triển khai dịch vụ công mức độ 3,4 và xây dựng cổng dịch vụ công để sửa đổi Bộ tiêu chí chấm điểm CCHC cho phù hợp, khách quan.
Từ khóa » Các Văn Bản Về Chính Phủ điện Tử
-
-
TRANG TIN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
-
Phát Triển Chính Phủ điện Tử Hướng ... - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
-
Xây Dựng Chính Phủ điện Tử - .: VGP News
-
Tháo Gỡ "điểm Nghẽn" để Phát Triển Chính Phủ điện Tử, Chính Phủ Số
-
Năm 2030: Việt Nam Có Chỉ Số Phát Triển Chính Phủ điện Tử, Chính ...
-
Chính Phủ điện Tử - Văn Bản Pháp Luật - LawNet
-
Đẩy Mạnh Xây Dựng Chính Phủ điện Tử Hướng Tới Chính Phủ Số Trong ...
-
Phát Triển Chính Phủ điện Tử Hướng Tới Chính Phủ Số, Thúc đẩy ...
-
Chính Phủ điện Tử - Bộ Khoa Học Và Công Nghệ
-
Quyết định Ban Hành Kiến Trúc Chính Phủ điện Tử Thông Tấn Xã Việt ...
-
Chính Phủ điện Tử Và đề Xuất Chương Trình đào Tạo Công Chức, Viên ...
-
Mối Liên Hệ Giữa “Chính Phủ điện Tử” Và “Chính Phủ Số” - Phần 2
-
Phát Huy Vai Trò Của Người đứng đầu Trong Xây Dựng Chính Phủ điện ...