Phát Triển Con Người Toàn Diện: Từ Học Thuyết Mác đến Tư Tưởng Hồ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Sự kiện
- Sau đại học
Ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62 22 80 05 Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Đoạt Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Hữu Toàn Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG.HCM
Tóm tắt nội dung luận án: Tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại là lịch sử về con người, về bản chất con người, và về giải phóng con người. Đó là vấn đề trung tâm luôn được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học mỗi thời đại luôn đặt ra những mẫu người cho thời đại mình. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã có những thành công đáng kể trong công cuộc khám phá con người. Song, khi lý giải về bản chất con người là gì? vai trò, vị thế của con người trong giới tự nhiên và trong xã hội loài người như thế nào thì chưa có một tư tưởng nào, một khoa học nào giải quyết thoả đáng, ngoại trừ triết học, đặc biệt là triết học Mác. Chính vì vậy mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người, trong đó sự phát triển con người toàn diện là một nội dung cốt lõi. Là lớp người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh lịch sử và cụ thể của Việt Nam, trong suốt những năm tháng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Trong hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàn diện trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế những năm qua, để góp phần phát triển con người toàn diện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị cơ bản mang tính nguyên tắc có tính định hướng: Thứ nhất, về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động, tạo tiền đề vật chất để xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàn diện. Thứ hai, về chính trị - xã hội, tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo lập quan hệ xã hội và môi trường sống lành mạnh để con người có điều kiện phát triển toàn diện. Trong lĩnh vực này Nhà nước cần có chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiểm ẩn đối với việc phát triển con người hiện nay, như vấn đề việc làm, thu nhập, lạm phát, dinh dưỡng, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, lao động không được bảo hộ, tệ nạn xã hội, bạo lực, con người ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa...Thứ ba, về văn hóa - giáo dục, tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc làm nền tảng tinh thần cho mỗi cá nhân; tiếp tục đổi mới giáo dục – đào tạo theo hướng dân tộc, hiện đại, toàn diện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra. Thứ tư, việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cần được quán triệt trong các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong từng giải pháp của các cấp, các ngành, các địa phương và đến từng cá nhân. Để có được điều này, sự tham gia một cách chủ động, tích cực của các phương tiện truyền thông là điều không thể thiếu.
Những kết quả của luận án 1. Luận án đã phân tích, làm rõ quan niệm của học thuyết Mác về con người, bản chất con người và giải phóng con người, từ đó luận giải một số nội dung cơ bản trong học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện. Luận án đã phân tích khái niệm con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích và luận giải tư tưởng của Hồ Chí Minh về những phẩm chất cần có của con người Việt Nam mới, về bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển con người Việt Nam mới, về phát triển con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam. Luận án đã làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện thời kỳ trước đổi mới và trong những năm đổi mới; phân tích thực trạng việc phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua và những vấn đề đặt ra trong chiến lược
Đăng ký / Đăng nhập Vui lòng nhập nội dung Vui lòng nhập mã xác nhận GửiHãy là người bình luận đầu tiên
Tin nổi bật
Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Phạm Thị Dinh
- 05/08/2019
- Triết học ấn độ cổ đại-nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Trịnh Thanh Tùng
- 11/05/2019
- Phát triển một số phương pháp nhận diện và phân tích rủi ro theo hướng tiếp cận gom cụm mờ - NCS. Đoàn Huấn
- 01/09/2019
- Tổ chức Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại ĐHQG-HCM
- 13/09/2018
- Trường ĐH Bách Khoa sẽ đào tạo thạc sĩ về trí tuệ nhân tạo
- 19/10/2021
- Danh mục các ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Trường ĐH Bách Khoa
- 23/01/2019
- Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ý nghĩa lịch sử của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay - NCS. Trần Thị Hoa
- 24/12/2020
Đọc thêm
NCS. Đoàn Ngọc Tịnh Nghiêm, Trường ĐH Bách Khoa bảo vệ luận án tiến sĩ ngày 9/8/2017
- 23/01/2019
Nghiên cứu tính toán xói mòn, sạt lở bờ sông Đồng Nai khu vưc Cù lao Rùa và đề xuất giải pháp giảm thiểu - NCS. Nguyễn Mộng Giang
- 06/11/2023
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - NCS. Ngô Tuấn Phương
- 09/09/2024
Đăng ký
E-mail Vui lòng nhập email Tên tài khoản Vui lòng nhập tên đăng nhập Mật khẩu Vui lòng nhập mật khẩu Xác nhận mật khẩu Vui lòng nhập mật khẩu Đăng kýĐăng nhập
Tên tài khoản Vui lòng nhập tên đăng nhập Mật khẩu Vui lòng nhập mật khẩu Đăng nhập Sign in with Google+ Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngayTừ khóa » Thuyết Con Người Là Trung Tâm
-
Chủ Nghĩa Duy Con Người – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Người Là Trung Tâm: Sự Khác Biệt Giữa Hai Quan điểm Tiêu Biểu
-
Học Thuyết Lấy Con Người Làm Trung Tâm - Báo Thanh Niên
-
Lấy Con Người Làm Trung Tâm, Bảo đảm Quyền Con Người Và Phát ...
-
Lý Thuyết Phát Triển Lấy Con Người Làm Trung Tâm - StuDocu
-
Bài 1: Văn Hóa Và Văn Hóa Học Flashcards | Quizlet
-
Học Thuyết Về Con Người, Giải Phóng Và Phát Triển Con Người
-
Quan điểm Về Con Người Trong Triết Học Của Khổng Tử
-
Quan Niệm Triết Học Về Nhân Tố Con Người ? Chiến Lược Của Đảng ...
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Văn Hóa Con Người
-
Lý Thuyết Quốc Tế Và Nhận Thức Của Việt Nam Về Nhân Quyền
-
Lấy Con Người Làm Trung Tâm, Phục Vụ Phát Triển Bền Vững
-
[PDF] Giáo Trình LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI