Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Lạng Sơn - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.24 KB, 107 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTRẦN THỊ BÍCH HẠNHPHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠNLUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCHHà Nội, 2016ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTRẦN THỊ BÍCH HẠNHPHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠNChuyên ngành: Du lịch(Chương trình đào tạo thí điểm)LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCHNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNGHà Nội, 20162PHỤ LỤCMỞ ĐẦUChƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 101.1. Một số khái niệm liên quan1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn1.3. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội ở Lạng SơnTiểu kết chƣơng 1Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNHLẠNG SƠN2.1. Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm2.3. Thị trƣờng và khác du lịch tâm linh tại Lạng Sơn2.4. Phân kỳ du khách và nhu cầu lƣu trú của khách du lịch2.5. Đặc điểm và xu hƣớng của du khách2.6. Chi tiêu của du khách2.7. Tài nguyên du lịch tâm linh2.8. Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật2.9. Sản phẩm du lịch tâm linh tại Lạng Sơn2.10. Một số tuyến, điểm du lịch tâm linh tiêu biểu tại Lạng Sơn2.11. Nhân lực phục vụ du lịc tâm linh2.12. Tuyên truyền quảng bá du lịc tâm linh2.13. Tổ chức quản lý du lịch tâm linh2.14. Bảo tồn văn hóa trong du lịch tâm linhTiểu kết chƣơng 2̉Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHATT́ TRIÊN DU LICḤ TÂM LINHTỈNH LẠNG SƠN33.1. Đánh giá hiện trạng du lịch tâm linh làm căn cứ đề xuất giải pháp3.2. Những căn cứ đề xuất giải pháp3.3. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn 813.3.1. Giải pháp ngắn hạn3.3.2. Giải pháp dài hạnTiểu kết chƣơng 3KẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO4MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùngthiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hìnhthành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đángtự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là mộtđiểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa,các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tôthị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kỳ cùng... là điều kiện để phát triển du lịch tạiLạng Sơn.Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây dulịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoàinước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các nămđạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đâyTổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chínhphủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầutriển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau. Thực tế ởLạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đàphát triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ rađược những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Dođó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết.1.2. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có gần 300 cơ sở thờ tự tín ngưỡngdân gian như: Đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất... Cùng với hệ thống di tích vàcơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng gần 200 lễ hội dân giantruyền thống. Hiện nay hoạt động tại các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng đã phần nào đáp5ứng nhu cầu tham quan, hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân trong và ngoàiđịa bàn như: hành lễ, dâng hương, dâng hoa, cầu nguyện, tế nam, tế nữ, rước kiệuthả đèn hoa đăng, thắp hương ngày rằm… ngoài ra còn nhiều hoạt động tín ngưỡng-tôn giáo thiết thực phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo tự do tín ngưỡngtrong nhân dân. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ dừng ở việc phục vụ cho đờisống tinh thần của nhân dân địa phương là chính, chưa được chủ trương khai thácxây dựng thành các sản phẩm du lịch tâm linh để không những đáp ứng nhu cầusinh hoạt tâm linh của nhân dân địa phương mà còn phục vụ khách du lịch trong vàngoài nước.Du lịch là một trong những ngành thời gian gần đây đã lên ngôi một cách rựcrỡ. Ở một số nước trên thế giới ngành du lịch hàng năm đã mang về cho ngân sáchquốc gia những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ngày nay khi điều kiện vật chất conngười đầy đủ, thì nhân loại lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mấtphương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống. Từ đócon người lại tìm đến tôn giáo tín ngưỡng mong có sự thanh thản, mong có sự anbình ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở lêncần thiết đối với mọi người.2.+Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuĐối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn:Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (ditích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễhội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ...) ;+Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến dulịch tâm linh và các vấn đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh.-Phạm vi nghiên cứu:6Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các+định hướng để phát triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thờigian tới.Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch+tâm linh trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứuMục tiêuGóp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịchtâm linh ở Lạng SơnNhiệm vụ-Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch tâm linh-Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn-Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh. Trên cơsở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn-Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn4.Lịch sử nghiên cứu vấn đềHiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001),Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ(1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); NguyễnDuy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồncuộc sống văn hóa tâm linh (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); HồSỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - lý luận và thực tiễn (2012)… các tác phẩm trên tuychưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệurất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đềtài này.7Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học củaKiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định”(khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm đểbước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm năngcũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giảipháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự pháttriển các hoạt động du lịch tại Nam Định.Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rấtnhiều, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóaLạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người Tày tỉnh Lạng Sơn (2014);Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - HoàngNghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000).Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề về tiềmnăng thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa,danh lam thắng cảnh. Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóatâm linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh. Tuynhiên chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch tâm linh vàphân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm linhthành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển loạihình du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Những tác phẩm trên đãphần nào đề cập đến vấn đề về các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: đền, chùa,thánh thất; những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, phong tục tập quán, nghi lễ…trên địa bàn tỉnh là các tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Các tác giả viếttheo nhãn quan chính trị, không phải với nhãn quan của một nhà nghiên cứu tôngiáo và văn hóa dân gian để có thể phục vụ cho nhu cầu tâm linh của khách du lịch.Tuy nhiên đây cũng chính là tiền đề; là nguồn tư liệu phản ánh trực tiếp được phần8nào thực trạng về nguồn tài nguyên văn hóa tâm linh của tỉnh Lạng Sơn có thể khaithác phát triển hoạt động du lịch tâm linh trong thời gian tới.Luận văn phát triển du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tậptrung nghiên cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra cácgiải pháp để phát triển loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn,đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, gópphần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh.5. Phƣơng pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:-Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ mộtsố cá nhân (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưara. Giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác.-Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống cácphương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưngcủa đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề racác quyết định.-Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểmsoát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sốnghay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài.Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định.Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phươngtiện cơ giới. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rấthữu ích.-Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin,là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bàiviết, giúp mọi người đánh giá cao những trải nghiệm và triển vọng.9Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọcnhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như:các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứukhoa học có liên quan…6. Bố cục của luận vănLuận văn gồm trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng SơnChương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng SơnChương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh LạngSơn.10Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNGSƠN 1.1. Một số khái niệm liên quan1.1.1. Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người. Là sự hội tụthế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinhthần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. Vớigóc nhìn Phật giáo về thuật ngữ "tâm linh", Đại đức Thích Quảng Truyền (Ủy viênHội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó Trưởng BanThường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn) cho rằng: tâmlà bản chất, bản tính của mỗi con người. Nói như Đức Phật Thích Ca thì "tâm" làbản ngã, là cái tôi và tâm sẽ quyết định mọi sự thiện ác, tốt xấu. Tâm sẽ dẫn dắthành động, lời nói và "tâm" sẽ là chủ, quyết định cho nhân cách của mỗi chúng ta."Linh" là cái biết, là sự phân biệt. Từ "tâm" và "linh" thường dùng chung như là sựbổ khuyết cho nhau. Tâm linh là cái tâm hiểu biết, phân biệt, là cái ta, cái bản ngãsơ khởi của mỗi con người.Nhà nghiên cứu Minh Chi, trong bài viết “Phật giáo và Tâm linh” cho rằng:Từ “tâm linh” nói chung có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất: “tâmlinh” ám chỉ những gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý củatừ tâm linh, hay linh thiêng. Nghĩa thứ hai: từ “tâm linh” là cách gọi khác của củatừ “linh hồn”, cái thường được hiểu là nguyên lý thống nhất của sự sống trong mỗingười chúng ta. Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của conngười, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Không nên đơn giản hóa tâm linhlà mê tín dị đoan, song cũng không nên “thần bí hóa”, “ghê gớm hóa” khái niệm11tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh củanhân loại, của khoa học.Dựa vào cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu đi trước “Tâm linh là niềmtin và ước vọng của con người đối với các đối tượng siêu hình mà người ta hướngtới” (Theo tác giả Dương Văn Sáu)1.1.2. Văn hóa tâm linh: tất cả những biểu hiện về ứng xử liên quan đến đờisống tâm linh của con người tạo nên văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh là mộtkhái niệm đồng thời là một phạm trù huyền ảo, luôn không xác định được biên giớicả về không gian và thời gian nhưng luôn được con người ta nể sợ và tin theo. Từnghiên cứu thực tế: “Văn hóa tâm linh là cách thức ứng xử của con người đối vớicác khía cạnh của đời sống tâm linh trong những không gian và thời gian xác địnhnhằm đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người”. Văn hóa tâm linh luônthường trực trong mỗi con người. Nó phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tôn giáo,nghề nghiệp, địa vị xã hội của các cá nhân. Đồng thời văn hóa tâm linh cũng phụthuộc vào không gian, thời gian môi trường xuất hiện và tồn tại.1.1.3. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìmhiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Theo Luật Dulịch)1.1.4. Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộcvới sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyềnthống. (Theo Luật Du lịch)1.1.5. Du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một kháiniệm chung nhất. Tuy nhiên xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linhthực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh (đức tin, tôn giáo,tín ngưỡng…) làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người12trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh là du lịch khaithác giá trị văn hóa tâm linh tạo thành sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ nhu cầutìm hiểu, thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách đối với những điều mớilạ của loại hình này.1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn1.2.1. Khái quát về Lạng SơnNằm ởcửa ngõphiá Đông Bắc của Tổquốc , Lạng Sơn có vị thế quan trọngtrong tiến trinh̀ dưngg̣ nước vàgiữnước của dân tôcg̣. Vùng đất này ngoài nh ữngdanh thắng nổi tiếng như núi tươngg̣ Nàng Tô Thi g̣ , đôngg̣ Nhi g̣- Tam Thanh, ChùaTiên, khu du licḥ nghỉmát Mâũ Sơn , hê g̣thống hang đôngg̣ ởBinh̀ Gia , Bắc Sơn vàChi Lăng... còn có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với nhữ ng chiến cônglâỹ lừng như ải Nam Quan , ải Chi Lăng , Bắc Sơn, Thất Khê, Đường 4 anh hùng.Không những thế, Lạng Sơn còn là mảnh đất nổi tiếng có bề dày truyền thống vănhoá với những câu ca dao, điêụ then, câu sli - lươṇ làm say đắm lòng người; nơi hôịtụ nhiều lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc , những chơ g̣phiên đông đúc , vừalà nơi buôn bán , vừa lànơi giao lưu văn hoágiữa miền xuôi vàmiền ngươcg̣ , giữacác dân tộc trong và ngoài tỉnh . Được các nhàkhoa hocg̣ xác đinḥ làmôṭtrong nhữngnơi đinḥ cư của người Viêṭcổ, Lạng Sơn đã bắt đầu hình thành ngay từ thuở cácvua Hùng dựng nước . Huyêṇ Binh̀ Gia của Langg̣ Sơn ngày nay đươcg̣ xem làmôṭtrong những cái nôi c ủa loài người với di chỉ Thẩm Khuyên , Thẩm Hai nổitiếng. Trải qua hàng nghìn năm khai phá , với tinh thần lao đôngg̣ cần cùsáng taọ,Lạng Sơn đã dần thay đổi và trở thành vị thế trọng yếu ở vùng biên cương phíaĐông Bắc Tổ quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm đến vị trí"yết hầu" của Lạng Sơn trong việc bảo vệ giang sơn . Dưới triều Lý (1010 - 1225) vàtriều Trần (1225 - 1400), Lạng Sơn được sử sách ghi nhận có vị trí đặc biệ t quantrọng, ghi dấu những chiến công lớn trong cuôcg̣ kháng chiến chống quân Tống và13ba lần đaịthắng giăcg̣ Nguyên - Mông. Trong kháng chiến chống giăcg̣ Minh dướitriều Hâụ Lê (thếky XV), đôịdân binh vung Chi Lăng đa sat canh cùng nghĩa quân̉Lam Sơn lâpg̣ chiến công vang dôịtaịai Chi Lăng vao ngaỷthắng Chi Lăng mai ngân vang ca khuc khai hoan vềtruyền thống chống giăcg̣ ngoaịxâm cua dân tôcg̣.̉đươcg̣ phat huy cao đô g̣kểtư khi Đang Côngg̣ san ViêṭNam ra đơígiương cao ngoṇ cờlanhh̃ đaọ nhân dân thưcg̣ hiêṇ cuôcg̣ đấu tranh giải phóng dân tôcg̣theo con đường cách mangg̣ vô sản . Khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940 với lớp lớpchiến công vang dội có ý nghĩa lịch sử đối với phong trào cách mạng nước ta vàphong trào giải phóng của cả dân tộc Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thếgiới thứ hai, là tiếng súng báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân ta dưới sựlãnh đạo của Đảng, thời kỳ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cuộc khởinghĩa đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài đầy gian khổ, trải qua nhiều thử tháchthăng trầm do đó tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn đã thúc đẩy phong trào cứu nướctoàn quốc, tiến tới đỉnh cao là cách mạng tháng Tám thành công , nước Việt Namdân chủ cộng hòa ra đời . Với ýchi,́ quyết tâm "không chiụ mất nước , không chiụlàm nô lệ ", Đang bô,g̣quân va dân cac dân tôcg̣ Langg̣ Sơn đa anh dung đưng lên tiến̉hành cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lượcchiến công hiển hach gắn liền vơi tên đất́Khách, Bó Củng, Lũng Vài, Lũng Phầy, Bản Nằm,... quân vàdân Langg̣ Sơn đã phốihơpg̣ nhipg̣ nhàng với các lưcg̣ lươngg̣ , biến Đường số 4 anh hùng thành "con đườngchết" đối với quân thù, làm nên chiến thắng biên giới (năm 1950), giải phóng LạngSơn, góp phần đánh bại hoàn toàn quân viễn chinh Pháp tạ i cứ điểm Điêṇ BiênPhủ. Trong cuôcg̣ kháng chiến chống Mỹcứu nước , Lạng Sơn đã trở thành "cảngnổi", tiếp nhâṇ vâṭtư , hàng hoá của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế14ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của n hân dân ViêṭNam, góp phần cùng cả nướcgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Lạng Sơn là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng núi Đông Bắc ViệtNam với đặc trưng văn hoá riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, các di tích lịchsử, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò vui đặc sắc diễnra trong các lễ hội, ngày vui như: hát then đàn tính; hát SLi, hát Cò Lẩu (dân tộcNùng); hát Lượn, hát Quan Làng (dân tộc Tày); hát Xắng Cọ (dân tộc Sán Chỉ);múa sư tử, múa võ dân tộc, trò sĩ - nông - công - thương trong lễ hội Lồng Tồng, thinấu món ăn dân tộc; nghề nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm... và nhiều loại hình disản văn hóa phi vật thể khác tạo thành hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn có sứchấp dẫn khách du lịchThưcg̣ hiêṇ đương lối đổi mơi do Đang khơi xương va lanh đaọ̀chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng và đạt được kếtquả đáng khích lệ. Diêṇ maọ thành phốLangg̣ Sơn, các khu kinh tế cửa khẩu, khu dulịch và các thị trấn ngày càng khang trang , sạch đẹp. Do những lơị thếvềđiều kiêṇtư g̣ nhiên, nên tiềm năng, thếmanḥ chinh́ của Langg̣ Sơn làphát triển thương maị, dulịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu . Đây làhướng quan trongg̣ , mũi nhọn để tỉnh LạngSơn đẩy nhanh tăng trưởng vàchuyển dicḥ cơ cấu kinh tế . Tuy làtinh̉ miền núi ,nhưng Langg̣ Sơn chỉcách thủđô HàNôị 154 km, lại nằm cạnh tam giác kinh tế HàNôị- Hải Phòng - Quảng Ninh. Hê g̣thống giao thông Langg̣ Sơn rất thuâṇ lơị, là đầumối tuyến quốc lô g̣ 1A, nơi bắt nguồn của con đường 4B ra TràCổ, vịnh Hạ Long Quảng Ninh , đường 4A lên Pắc Bó - Cao Bằng , đường 1B sang Thái Nguyên ,đường 3B sang Na Rì- Bắc Caṇ đồng thời cótuyến đường sắt liên vâṇ quốc tếViêṭNam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu . Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2cửa khẩu quốc gia và 7 căpg̣ chơ g̣ đường biên rất thuâṇ lơị cho viêcg̣ đi laị , giao lưubuôn bán, xuất nhâpg̣ khẩu hàng hoávàphát triển dicḥ vu g̣ . Lạng Sơn trở thành đầumối quan trongg̣ trong giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội, đối ngoaịvàhơpg̣ tác quốc15tế. Bên canḥ đó, nhiều dư g̣án quy hoacḥ phát triển c ác khu đô thị , vui chơi giải tri ,́như PhúLôcg̣, Hoàng Đồng, Mai Pha, Đèo Giang... đa h̃ vàđang đươcg̣ triển khai xâydưngg̣. Tuy nhiên , tiềm năng vàthếmanḥ vềthương maị - dịch vụ - du licḥ và nhữnglinhh̃ vưcg̣ khác chưa đươcg̣ khai thác vàphát huy tối đa. Vì thế, trong thời gian tớiLạng Sơn cần tập trung vào việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh sẵn có.1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng tại Lạng Sơn1.2.2.1. Các tôn giáo chính tại Lạng SơnPhật giáo: Quá trình hình thành, phát triển phật giáo ở Lạng Sơn cũng theotình hình chung của phật giáo trong cả nước; tuy nhiên, Lạng Sơn là tỉnh miền núi,đa số là đồng bào dân tộc thiểu số không theo phật giáo nên phật giáo ở Lạng Sơnkhông thể hiện sâu đậm. Sự hình thành cơ sở thờ tự Phật giáo ở Lạng Sơn: vào thếkỷ thứ I, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng xây thành đắp lũy tới đó.Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Việncho quân dựng cột đồng, khắc sáu chứ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nếu cộtđồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt). Tương truyền, bất cứ người dân đất Việt nào điqua nơi ấy đều ném vào chân cột đồng một hòn đá. Trải qua nhiều đời, đá trùm lênlấp kín trụ đồng. Vào thời Lý Trần, tại nơi có cột đồng bị đống đá đè lên, triều đìnhđã cho xây dựng nhà công quán là nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung.Nhân dân xây dựng chùa cạnh nhà công quán, nơi cột đồng xưa, đặt tên là DiênKhánh Tự. Ngôi cổ tự nằm cạnh Đoàn Thành phía bắc nên dân gian vẫn quen gọi làchùa Thành. Hiện nay, Chùa Thành là cơ sở thờ tự duy nhất của Phật giáo của LạngSơnNgày 30/8/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số1553/QĐ-UBND; về việc chấp thuận thành lập Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Lạng16Sơn. Ngày 23/10/2012, Giáo hội phật giáo Việt Nam ban hành Quyết định nâng cấpBan Đại diện phật giáo tỉnh Lạng Sơn thành Ban Trị sự phật giáo tỉnh Lạng Sơn.Công giáo: Quá trình hình thành, phát triển đạo Công giáo của Giáo phậnLạng Sơn - Cao Bằng trải qua 2 thời kỳ: Chưa hình thành tổ chức và hình thành tổchức (gồm Giáo phận Tông tòa và Giáo phận Chính tòa)Khoảng năm 1858, thời vua Tự Đức, ông Trần Triêm, tức cụ sáu Trần Lục(một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn). Đó là giáo dân đầu tiên tới LạngSơn. Tháng 3 năm 1895, tòa giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn.Ngài đến lập nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đãcó chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp. Năm 1908, Linh mục Dòng ĐaMinh Pháp De Bellaing đã tới lập trụ sở đầu tiên tại Bản Quấn, dưới chân núi MẫuSơn. Ngày 30/12/1913, Thánh Bộ Truyền Giáo chính thức ra sắc dụ trao cho TỉnhDòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn - Cao Bằng.Vào thời điểm năm 1939, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn có tất cả 18 nhà thờhay nhà nguyện. Trước năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Sau chỉ còn 11 giáoxứ và 14 nhà thờ. Năm 1959, Tòa Thánh cử Linh mục Phạm Văn Dụ giữ chức tổngquản giáo phận Lạng Sơn. Ngày 24/11/1960, Lạng Sơn trở thành Giáo phận Chínhtòa thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Ngày 01/5/1979, Linh mục Phạm Văn Dụ được tấnphong chức Giám mục. Trong chiến tranh, các cơ sở dần bị tàn phá: nhà thờ chínhtòa nằm kề ga Lạng Sơn đã bị bom san bằng ngày 15/8/1969, tòa giám mục và khuVăn Miếu bị hư hỏng nặng, nhà thờ Đồng Đăng nằm cạnh nhà ga cũng bị bom pháhủy chỉ còn lại bức tường mặt tiền. Năm 1979, nhà nguyện khu Văn Miếu bị tiêuhủy trong chiến tranh biên giới.Năm 1990, Giám mục Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại ThấtKhê. Tòa giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam. Tháng 8/1991,Giám mục Phạm Văn Dụ được phép đi thăm Tòa thánh Rooma. Ở Rooma về, Giáo17mục bắt tay vào xây dựng cơ sở tôn giáo. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mụctại Lạng Sơn.Tin lành: Sự hình thành đạo Tin lành ở Bắc Sơn, Lạng Sơn bắt nguồn từ việcngười Dao đi tìm một cuộc sống mới trong bối cảnh đời sống kinh tế xã hội rất khókhăn. Người Dao lúc này đi tìm một chỗ dựa tinh thần và cơ sở vật chất cho cuộcsống của họ. Thời kỳ 1942-1950, Hội thánh Bắc Sơn phát triển vững mạnh. Mọi tínđồ đều vui vẻ tập trung nhóm họp tạ ơn Chúa vì đã được Chúa cứu khỏi nhữngngày khổ sở bấy lâu nay làm nô lệ cho sự thờ cúng.Thời kỳ năm 1950-1968: xảy ra bệnh dich đậu mùa, nhiều người đã chết. Cónhiều người chết nên một số người đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên, một số còn lạiniềm tin vào Chúa bị giảm sút. Những người trong Ban Chấp sự khi đi cầu nguyệncho ai thì vừa cầu Chúa vừa cầu tổ tiên mang lại sự yên ổn cho con cháu và có cảmâm lễ vật. Thời kỳ này, Tin lành Bắc Sơn suy giảm, một số tín đồ bỏ đạo, ngườihướng dẫn việc đạo không thực hiện theo giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.Thời kỳ từ năm 1969-1991: Trong năm 1970, bầu được Ban Chấp sự . Tháng5/1973, Tổng hội tổ chức Đại Hội đồng thường niên lần thứ 17, Hội thánh Bắc Sơnđược cử 06 đại biểu tham dự. Đây là lần đầu tiên Hội thánh Bắc Sơn được dự Đạihội đồng do Tổng hội tổ chức. Đưa đoàn đi và về có đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnhvà huyện. Từ năm 1993, các Hội thánh nhánh được thành lập (có 12 Hội thánhnhánh, hiện nay gọi là điểm nhóm)1.2.3. Những tín ngưỡng tiêu biểu trong văn hóa tâm linh Xứ Lạng1.2.3.1. Tín ngưỡng thờ MẫuTín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụngnhững vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được dân gian cho rằng cóchức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất,sông nước, rừng núi…); thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những ngườikhi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh giúp đỡ, phù trợ cho18dân, cho đất nước. Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các truyền thuyết,huyền thoại, thần tích, các truyện thơ nôm, bài văn chầu, câu đối… Và nói đến tínngưỡng thờ Mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầuvăn, múa bóng, hát bóng, hầu bóng, lên đồng. Những nhà nghiên cứu văn hóa đãchỉ ra các hình thức của tín ngưỡng thờ Mẫu như: hệ thống Tam phủ, Tứ phủ; hệthống Tứ Pháp, hệ thống thờ các nữ anh hùng, các bà chúa…Tại Lạng Sơn, hệ thống các làng, bản liên quan đến thực hành nghi lễ và cáchình thức sinh hoạt tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tập trung chủ yếu tại đềnBắc Lệ, đền Mẫu, đền Mẫu Thoải… Trong tục thờ Mẫu cấp kế tiếp được thờ là Ngũvị Tôn ông (Quan lớn). Trong đó quan lớn Tuần Chanh được thờ riêng tại chínhĐiện đền Kỳ Cùng. Cấp tiếp theo được thờ là Thập nhị Chầu bà, Thập vị ôngHoàng rồi tiếp đến là cô, cậu. Tại Lạng Sơn có thêm ba nơi thờ chính điện Chầu Bàđó là: Chầu 10: Thờ ở Mỏ 3 - Chi Lăng; Chầu ngũ: Thờ ở Suối Lân - Chi Lăng;Chầu Bắc Lệ ở đền Bắc Lệ - Hữu LũngRất đặc biệt là ít có tỉnh nào mang dấu ấn thờ Mẫu đậm nét như Tỉnh LạngSơn. Như vậy trong phát triển du lịch văn hoá tâm linh sẽ khai thác vấn đề thờ Mẫuđể tạo ra một nét độc đáo, khác biệt với tỉnh thành khác. (Đền Khánh Sơn - Thị trấnLộc Bình - bài trí tượng thờ đầy đủ nhất theo nghi thức thờ Mẫu). Tín ngưỡng thờmẫu tại Lạng Sơn chỉ tập trung vào cuộc sống hiện tại, hướng tâm linh vào thựctiễn cuộc sống mà người ta mong muốn. Đó là: cầu sức khoẻ; cầu công danh; cầutài lộc. Tục thờ Mẫu mang đậm nét văn hoá dân gian người Việt, mặc dù không cógiáo lý, giáo luật như một tôn giáo nhưng có đầy đủ các yếu tố tâm linh rất sâutrong con người Việt: có lễ (nghi thức thờ cúng); có nhạc; có ca (hát văn, chầu văn);có vũ (lên đồng)Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ/mức độ vàphạm vi khác nhau:19Cấp độ/ mức độ mang tính phổ biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ,sớ) và lời nói thiêng (cầu khấn, bài cúng) trong không gian thiêng vào thời điểmcủa lễ tiết trong năm hoặc bất kỳ. Trang phục người thực hành bình thường nhưtrong cuộc sống, đảm bảo kín đáo, sạch sẽ, nghiêm trang.Cấp độ/ mức độ và phạm vi thực hành với các hình thức biểu hiện cao nhấtđược gắn với sinh hoạt nghi lễ có hát văn - hầu đồng, trong một không gian đặc biệtcủa các di tích được lựa chọn. Người tham gia gồm nhiều thành phần: nhóm thựchành trực tiếp là các thanh đồng/cô đồng và hát văn - nhạc cụ; nhóm thực hành giántiếp là các hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện phục vụ hầu đồng;nhóm tham dự là các cá nhân hoặc nhóm/bản hội và du khách thập phương. Theotruyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban Mẫu, đều có các hình thứchát hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm… Cóthể nói sinh hoạt văn hóa - hát hầu đồng là biểu hiện kết tinh văn hóa tâm linh ởmức độ cao nhất, có giá trị đặc sắc nhất và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáotrong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.1.2.3.2. Tín ngưỡng thờ thiên nhiênLà cư dân nông nghiệp, săn bắn, phải sống dựa vào thiên nhiên nên trongtâm thức của các dân tộc Xứ Lạng rất coi trọng tự nhiên, nên mỗi “đơn vị thiênnhiên” đều có hồn, có thần: thần đất, núi, sông, nước, sấm sét, mưa gió, đến câycỏ…đều tiềm ẩn sự thiêng liêng có thể giúp đỡ và trừng phạt con người. Tựu trung,đấy là tâm lý khâm phục khi chưa khám phá và làm chủ được thiên nhiên của conngười thời nguyên thủy.1.2.3. 3. Tín ngưỡng thờ nhân thầnĐối với những người lúc sống có nhiều công đức, có ích cho dân, cho nướcsau khi chết đi cũng hóa Thần, thành Thánh, nghĩa là sẽ rất “thiêng”. Những Thánhnhân ấy tiếp tục cuộc sống trong thế giới vô hình, thực chất là trong tâm linh dântộc và tiếp tục tác động vào thế giới con người ở trần gian. Thần thánh hóa vạn vật20trong vũ trụ là một đặc điểm tâm lý của nền văn hóa nông nghiệp nguyên thủy vàbiểu hiện rõ nhất trong tín ngưỡng dân gian. Biểu hiện này cũng thấy rất nhiềutrong kho tàng văn học dân gian. Khi con người còn phải đối mặt với nhiều thế lựcthiên tai, địch họa, trong tương quan yếu ớt, tất con người phải cầu viện đến tínngưỡng, liên minh với thánh thần, dựa vào Thánh Thần để có thêm niềm tin và sứcmạnh dù chỉ là an ủi và ảo vọng.1.2.3.4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàngThành hoàng là vị thần cai quản, bảo trợ họa phúc cho cộng đồng, ở LạngSơn thường là một bản làng hoặc một số bản làng gần nhau. Thành hoàng thường lànhân thần có nhiều công đức với dân bản địa phương, cũng có thể là danh nhân lịchsử đã được thánh hóa. Ở một số bản làng Lạng Sơn Thành hoàng có thể là thiênthần, thành hoàng thường có nguồn gốc địa phương, do nhân dân địa phương suytôn.1.3. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội và sự phát triểnbền vững1.3.1. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội: Dựa trên nhữngđặc điểm cơ bản hình thành nên văn hóa tâm linh của con người và cũng chínhnhững đặc điểm đó sẽ góp phần tạo nên vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sốngxã hội của con người. Những đặc điểm của văn hóa tâm linh, bao gồm:Tâm linh chính là tính Thiêng: một trong những đặc điểm lớn nhất của tâmlinh là tính thiêng. Nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc trong một công trình nghiêncứu con người, có mấy chỗ nói đến tâm linh, một vấn đề học thuật và hiện tượng xãhội phức tạp, tế nhị cũng tìm ra được cách cắt nghĩa: “Có thể coi tâm linh là mộtkhái niệm tâm lý nói lên sự gắn kết ba phạm trù thời gian: quá khứ, hiện tại, tươnglai. Chỉ ở con người mới có các phạm trù thời gian và sự gắn kết chúng lại vớinhau. Đây là đề tài đòi hỏi sự nghiên cứu công phu của nhiều ngành khoa học. Cóđiều, việc hướng về cội nguồn, biết ơn người đã khuất, tri ân công trạng của các21bậc tiên hiền, tôn vinh những danh nhân có công với nước, với dân là một phongtục đẹp ở nước ta.Với các công trinh̀ d i tich́ thuôcg̣ loaịhinh̀ kiến trúc nghê g̣thuâṭphucg̣ vu g̣tôngiáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh tinh thần rất lớn .Sư g̣tồn taịcủa nógắn liền với sư g̣tồn taịcủa "tính thiêng" - môṭthuôcg̣ tính vốn có,không thểthiếu đươcg̣ trong hoaṭđôngg̣ tôn giáo , tín ngưỡng, thờcúng, tôn vinh củacon người. Nó thỏa mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận lớn các tầnglớp nhân dân , củng cố niềm tin tưởng hy vọng ở t ương lai tốt đepg̣ , đồng thời gópphần khơi dâỵ vàcủng cố"tính thiện" trong mỗi con người. Đặc điểm của các nghithức, nghi lê h̃thờcúng diêñ ra ởcác di tich́ bao giờcũng mang yếu tố "thiêng", gồmcác yếu tố : không gian thiêng - thời gian thiêng - lễ vật thiêng - con người thiêng(trang phục thiêng, cử chỉ động tác thiêng, ngôn ngữ văn tự thiêng).Tâm linh, tinh thần luôn củng cố và phát huy tính Thiện: vốn trong người aicũng có tính “thiện”. Cha ông ta thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”: conngười ta khi mới sinh ra đều vốn có tính “thiện” là gốc. Tính “thiện” đó được sinhra từ vốn nhân văn mà trời đất đã ban tặng cho con người. Nhưng theo dòng thờigian của sự phát triển, tính “thiện” dần dần thay đổi theo nhiều quy mô và cấp độkhác nhau. Trong môi trường xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần ổn định xã hội,tạo nên tính “thiện” cho con người ta. Sự giáo dục về nhân quả, luân hồi, về bác ái từ bi sẽ góp phần quan trọng tạo nên tính “thiện” trong mỗi con người. Tính “thiện”sẽ góp phần làm bình ổn xã hội; giúp xã hội bớt tội ác hơn trở nên nhân văn hơn.Tính hoà giải cố kết cộng đồng: giáo lý của các tôn giáo lớn ở nước ta có mộtđặc điểm chung là tính hoà giải. Ba tôn giáo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạogiáo được du nhập từ nước ngoài, nhưng khi vào nước ta đều được bản địa hoá, dângian hoá, phong tục hoá để dễ bề truyền bá. Giáo lý của ba tôn giáo cũng có nhiềuđiểm rất khác nhau, có những tri thức rất cao siêu, suy lý tư biện, thậm chí huyềnbí, nhưng ở cả ba đều mang tính nhân văn, lấy con người làm trung tâm: yêu con22người, cầu mong xã hội thái bình, quốc thái dân an, mở rộng lòng bác ái công bằng,từ bi, hỷ xả, triết lý sống có trách nhiệm, gắn bó với thiên nhiên v.v… Thông quaniềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, con người ta dựa vào nhau, gạt bỏ những hiềm khíchthù hận để cùng hòa chung vào niềm tin thánh thiện, sự ban phát, trợ giúp từ đấngsiêu nhiên.Tính liên minh, liên kết phối hợp hành động: tôn giáo tín ngưỡng tạo ra tâmlinh. Tâm linh tạo ra sức mạnh liên kết giữa người với người. Sức mạnh liên kếttâm linh, sức mạnh của tôn giáo - tín ngưỡng đôi khi rất lớn. Nó liên kết nhiềungười có chung một niềm tin lại với nhau thành một khối thống thất cùng chung lýtưởng, cùng chung mục đích và hành động. Trong tín ngưỡng dân gian ở nước ta, lễhội là hình thái tín ngưỡng có từ thời cổ đại, khi con người bất lực trước sức mạnhcủa thiên nhiên. Lễ là niềm tin, là tín ngưỡng; hội là vui chơi, ứng diễn nghệ thuật.Tín ngưỡng thường nhuốm màu tinh bí, còn vui chơi, ca hát là chuyện thế tục. Vậymà hai hình thái văn hoá mang hiện tượng đối nghịch: thiêng và tục, đạo và đời,duy lý và duy cảm, trí tuệ và tâm linh lại hoà quyện vào nhau tạo nên luồng giaohoà tâm linh giữa người với người, giữa người với Thần - Thánh, với vũ trụ. Lễ hộilà hiện tượng tâm linh hướng tới cái cao cả, cái “thiện”, cái “mỹ”. Chính hạt nhânhợp lý này đã làm cho hai nghịch lưu hoà nhập vào một, làm cho đời sống văn hoáđương đại thêm phong phú, hữu ích.Tính cảnh báo, răn đe: tâm linh, tinh thần là niềm tin của con người vào đấngsiêu nhiên. Chính niềm tin vào đấng siêu nhiên cầu mong sự may mắn, những điềutốt đẹp đến với đấng siêu nhiên sẽ góp phần răn đe tội ác. Những thuyết lý về luânhồi - quả báo, về nghiệp chướng góp phần răn đe và loại trừ những ý nghĩ xấu xa,những hành vi tội ác trong một số người.Tâm linh có vai trò động viên tinh thần con người ta trước những tai ương bấttrắc, hiểm nguy của cuộc sống có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Người tađứng trước Thánh Thần đề bày tỏ thái độ và sự cầu xin của mình được thánh thần23che chở, bảo vệ, giúp đỡ. Từ đó họ có niềm tin vào cuộc sống với sự tự tin vàomình luôn có sức mạnh tinh thần luôn theo dõi và trợ giúp họ ở bất cứ nơi nào, chỗnào mà họ không vượt qua được.Tuy nhiên, mặt trái của văn hoá tâm linh chính là mê tín - dị đoan. Mê tín làlòng tin đến mê muội, cuồng si, thái quá; dị đoan là điều quái lạ, huyền hoặc do tinmà có. Do vậy, để xây dựng một đời sống văn hoá, văn minh ở cơ sở mang tínhnhân văn, các cơ quan tổ chức quản lý nhà nước ở địa phương, những người chủ trìlễ hội cần có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, tổ chức khoa học, thậm chíban hành những quy ước, “thẳng tay” đối với những hiện tượng phản văn hoá đanglàm vẩn đục lối sống lành mạnh của nhân dân.Nhìn chung, tâm linh tinh thần là thuộc tính vốn có của con người, nó tồn tạivà kết thúc cùng sự tồn tại và kết thúc của xã hội loài người. Tâm linh có vai trò ổnđịnh đời sống tinh thần của mỗi cá nhân khác nhau vốn rất nhạy cảm và dễ bị tổnthương trước những biến cố trong xã hội.Tóm lại, hạt nhân của văn hóa tâm linh là tôn giáo, tín ngưỡng, là sản phẩmcủa chủ nghĩa hữu thần, duy tâm; văn hóa tâm linh là một bộ phận trong đời sốngvăn hóa ngày hôm nay, mặc dù đó là sản phẩm của quá khứ nhưng vẫn tồn tại đếnngày hôm nay, đó là những sản phẩm tốt đẹp được bảo lưu để phục vụ cho xã hộihiện đại, xã hội cộng sản vô thần.1.3.2. Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững: ngườidân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại cácđiểm du lịch tâm linh: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, chèo đò, tacxi, xe ôm, tiêuthụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò bằng 3 vụlúa). Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịchvụ. Có thể nói, cuộc sống của người dân đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh24Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách,nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cânbằng, cực lạc trong tâm hồn theo triết lý từ - bi- hỷ- xả của đạo Phật... những giá trịấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúcvà chất lượng cuộc sống cho dân sinh.Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội,văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững của một địaphương cũng như của cả nước.Tiểu kết chƣơng 1Du lịch tâm linh được quan tâm khai thác và phát triển trong thời gian gần đâygắn với sự khôi phục của các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh và sự phát triểntrở lại của các loại hình lễ hội dân gian và xu thế phát triển của đời sống tâm linhtrong cộng đồng xã hội. Loại hình du lịch tâm linh được phát triển vừa thỏa mãnnhu cầu của khách du lịch về sinh hoạt tín ngưỡng, vừa thỏa mãn nhu cầu trảinghiệm du lịch nâng cao nhận thức theo yêu cầu của hoạt động du lịch thuần túy.Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình này, đặc biệt là nhiều tàinguyên nhân văn có liên quan đến phát triển các loại hình du lịch tâm linh nhưchùa, đền, đình, nhà thờ … Bên cạnh đó, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáongày càng trở lên phong phú đa dạng, nhu cầu thỏa mãn về sinh hoạt tôn giáo ngàycàng lớn, do đó loại hình du lịch tâm linh đã có cơ sở để phát triển.25
Tài liệu liên quan
- Phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn
- 106
- 478
- 1
- Phát triển du lịch tâm linh tại Đồ Sơn
- 22
- 1
- 6
- NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN
- 80
- 871
- 3
- Phát triển du lịch văn hóa ở lạng sơn
- 6
- 464
- 1
- Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn
- 107
- 618
- 3
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội
- 17
- 556
- 7
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội
- 115
- 700
- 6
- thực trạng và phát triển du lịch tâm linh tại đền Trần Thương Lý Nhân Hà Nam
- 32
- 1
- 11
- Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn
- 26
- 499
- 0
- TKKT nhóm 1 phát triển du lịch tâm linh
- 21
- 1
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(133.25 KB - 107 trang) - Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Du Lịch Tâm Linh Lạng Sơn
-
Du Lịch Tâm Linh Lạng Sơn Từ A đến Z!
-
Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Tại Lạng Sơn
-
10 Ngôi đền Chùa Lạng Sơn Linh Thiêng Nên đến Khi Ghé Xứ Lạng
-
Các điểm Du Lịch Tâm Linh Tại Lạng Sơn Chủ động Phòng, Chống Dịch ...
-
Du Lịch Tâm Linh Lạng Sơn 4+ Địa điểm Cùng +2 Tour đi Cầu Công ...
-
Tour Mẫu Sơn Lạng Sơn: Hành Trình Tâm Linh, Tìm Về Xứ Lạng
-
Lạng Sơn: Điểm đến Du Lịch Tâm Linh Trong Dịp Tết Nguyên đán - VOV
-
Tour Du Lịch Tâm Linh Lạng Sơn "Đền Mẫu Đồng Đăng – Chợ Tân ...
-
Những địa điểm Tâm Linh ở Lạng Sơn Du Khách Nườm Nượp Ghé ...
-
8 Địa Danh Tâm Linh Nổi Tiếng Của Xứ Lạng Mà Bạn Không Nên ...
-
TÂM LINH LẠNG SƠN - BẮC GIANG - Du Lịch
-
Các điểm Du Lịch Tâm Linh Xứ Lạng Chủ động Phòng, Chống Dịch ...
-
Phát Triển Du Lịch Tâm Linh ở Lạng Sơn - Tài Liệu - 123doc
-
8 địa điểm Du Lịch Tâm Linh Tại Tỉnh Lạng Sơn