Phát Triển Tâm định (bằng Niệm Hơi Thở) | Phật Giáo Việt Nam

TÌM KIẾM Phật giáo Việt Nam Trang chủ Tu học Thiền Tứ Niệm Xứ Phát triển tâm định (bằng niệm hơi thở)
  • Tu học
  • Thiền Tứ Niệm Xứ
Facebook Twitter Google+ Pinterest WhatsApp Email Print Viber Phát triển tâm định (Jhanas) được Đức Phật vô cùng khích lệ. Bởi vì tâm định là nền tảng của con mắt tuệ (Chánh kiến), con mắt nhìn thấy sự thật vô thường, vô ngã, giúp con người giải thoát sầu, bi, khổ, ưu, não ngay trong kiếp sống. Kinh Định (Samadhi Sutta)[1] đã ghi lại lời khuyến khích của Phật: “Này các Tỳ-kheo, hãy tu tập định. Sau khi đắc định, vị Tỳ-kheo sẽ tuệ tri các pháp như chúng thực sự là”. Thêm nữa, tâm định còn là bí ẩn của khả năng kỳ diệu tinh thần. Tâm định đưa đến một nội tĩnh cực kỳ sung mãn, khinh an và hỷ lạc ngay trong hiện tại (hiện tại lạc trú). Tuỳ vào mức độ tâm định[2] , con người có thể thể nhập những thế giới nội tĩnh sâu xa khác nhau của tâm thức và triển khai các sức mạnh siêu thế (thần thông). Trường hợp muốn tái sinh trong một cảnh giới đặc biệt (sanh hữu đặc biệt) chỉ cần duy trì tâm định (có chủ ý) trong giây phút cận tử. Tâm định còn có thể giúp hành giả đi vào trạng thái tinh thần không tâm tư và không cảm xúc (diệt thọ tưởng định) theo ý muốn. Dòng chảy của tâm tư và cảm xúc sẽ đứng lại hoàn toàn. Lịch sử nghi chép chính Đức Phật đã nhập vào diệt thọ tưởng định trước khi Ngài xả bỏ xác thân, kết thúc sự sống trong thân xác một con người. a. Phát triển tâm định bằng niệm hơi thở như Đức Phật chia sẻ Vì sự quan trọng của tâm định và yếu tố dễ thực hành tâm định bằng cách niệm hơi thở, Đức Phật đặc biệt chia sẻ rất nhiều về phát triển tâm định bằng niệm hơi thở (Anapanasati). Trong các bài hướng dẫn cốt lõi về thiền còn lưu lại trong kinh tạng Nikaya (Kinh Niệm Xứ [3], Kinh Niệm Hơi Thở [4], Kinh Thân Hành Niệm [5] ), hầu hết đều bắt đầu bằng phát triển tâm định qua niệm hơi thở. Tiêu biểu, phù hợp với số đông và dễ thực hành và thành tựu nhất là những hướng dẫn sau đây: “Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. (1) Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. (2) Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”; (3) Cảm giác toàn thể hơi thở, tôi thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thể hơi thở, tôi thở ra”, vị ấy tập; (4) “An tịnh trọn vẹn hơi thở, tôi thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh trọn vẹn hơi thở, tôi thở ra”, vị ấy tập”. b. Thực hành phát triển tâm định bằng niệm hơi thở Qua chia sẻ của Phật (ở trên), việc phát triển tâm định bằng niệm hơi thở có thể chia ra bốn bài tập: (1) Chánh niệm tỉnh giác hơi thở vô hơi thở ra; (2) Biết hơi thở vô ra dài ngắn; (3) Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra; (4) An tịnh trọn vẹn hơi thở vô ra. 1. Chánh niệm tỉnh giác hơi thở vô ra Chánh là đúng như vậy. Niệm là nhớ, ghi nhận. Tỉnh giác là rõ ràng, không mê mờ. Chánh niệm tỉnh giác là ghi nhận đúng như vậy, một cách rõ ràng, không mê mờ (những gì đang diễn ra). Một người muốn phát triển tâm định cần bắt đầu từ “chánh niệm tỉnh giác hơi thở vô hơi thở ra”. Nghĩa là người ấy ghi nhận đúng như vậy, một cách rõ ràng, không mê mờ hơi thở vào và hơi thở ra. Người ấy ngồi thẳng lưng trong tư thế hoa sen, chú tâm hoàn toàn vào hơi thở ra vào một cách tự nhiên trong trạng thái “xả”. Ghi nhận chính xác, rõ ràng hơi thở ra vào (có tiếp xúc với vành mũi). Hơi thở vào biết vào, hơi thở ra biết ra. Chỉ làm một việc như vậy. Tâm có dao động, rời khỏi điểm tiếp xúc của hơi thở với vành mũi, hoặc tâm lờ mờ, không biết rõ được hơi thở vào hay ra, người ấy cứ nhẹ nhàng, tỉnh táo đưa tâm trở về lại điểm tiếp xúc của hơi thở với vành mũi và biết rõ đó là hơi thở vào hay ra. Trường hợp tâm quá động, có thể kết hợp niệm “vào” khi thở vào và niệm “ra” khi thở ra để tâm tập trung mạnh và ổn định hơn. Nếu vẫn thấy tâm khó tập trung, khó an trú, tăng cường thêm sự chú tâm bằng cách kết hợp biết rõ hơi thở ra vào và đếm số. Hơi thở vào, hơi thở ra biết rõ và đếm 1. Hơi thở vào, hơi thở ra biết rõ và đếm 2. Cứ như vậy đếm đến 8 và trở lại 1. Kiên trì thực tập như thế từ 5 phút, 10 phút, rồi 15 phút cho đến 30 phút. Khi tâm ghi nhận rõ ràng hơi thở vào ra trọn vẹn trong 30 phút mà không có một cố gắng nào nữa, tức là tâm định được trên hơi thở vào ra một cách tự nhiên trong vòng 30 phút, chúng ta có thể bước qua bài tập “Biết hơi thở vô ra, dài ngắn”. 2. Biết hơi thở vô ra, dài ngắn Khi tâm đã định được trên hơi thở vô ra một cách tự nhiên, chúng ta phát triển tâm định lên cao hơn một chút nữa bằng bài tập “Biết hơi thở vô ra, dài ngắn”. Trọng tâm ở bài tập này là ngoài ghi nhận rõ ràng hơi thở ra vô (biết hơi thở vô và hơi thở ra) như bài tập “chánh niệm tỉnh giác hơi thở vô hơi thở ra”, chúng ta chú ý đến vấn đề dài và ngắn của hơi thở. Nói cách khác là chúng ta không chỉ biết hơi thở vô ra mà còn phải biết nó vô ra như thế nào. Nó vô ra từ điểm đầu cho đến điểm cuối, chúng ta biết rõ trọn vẹn. Chân thành và kiên trì, chúng ta thực tập bài tập này cho được trọn vẹn 45 phút. Trong 45 phút mà ta chú tâm và biết rõ được hơi thở vô ra, dài ngắn trọn vẹn và không gián đoạn là chúng ta thành công. Có thể nói niềm hạnh phúc lúc này chúng ta trải nghiệm được qua thiền tập rất lớn. Chính hạnh phúc này cho chúng ta động lực đi tiếp đến bài tập “Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra”. 3. Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra Khi đã chánh niệm tỉnh giác được hơi thở vô ra dài ngắn, tâm hành giả đã có định tương đối tốt rồi. Lúc này hơi thở rất nhẹ và êm dịu. Nhiều lúc hành giả thấy như không có hơi thở. Tuy nhiên, hơi thở thực tế vẫn ở đó. Nó chỉ quá êm dịu, quá mới và đẹp, cần một tâm định sâu hơn, vi tế hơn để biết nó. Chúng ta phải tỉnh hơn, định hơn mới có thể “Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra” được. Ở bài tập này, ta không còn lưu ý vấn đề dài ngắn của hơi thở nữa. Ta chỉ dồn hết năng lượng trong ta để cảm nhận cho được sự vi tế, êm dịu của hơi thở ra vào. Thở vẫn tự nhiên. Thở vẫn vi tế và êm dịu. Chỉ có ta phải cảm giác thật trọn vẹn cái tự nhiên, vi tế và êm dịu đó của hơi thở. Ở giai đoạn “Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra” này, chúng ta cũng có thể thấy và cảm bằng tâm những hiện tượng kỳ diệu của tâm định. Hiện tượng ánh sáng hay một vài hình ảnh lạ [6] mà ta chưa từng biết đến xuất hiện rất đẹp, an bình và thu hút. Chúng ta có thể ngạc nhiên, thích thú, nhưng đừng quan tâm. Cứ làm việc “Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra” cần phải làm. Dù ánh sáng hay hình ảnh đẹp nào đó có tràn ngập thân tâm ta, ta cũng chỉ ghi nhận, không làm gì thêm hết. Giữ được “Cảm giác toàn thể hơi thở vô ra” trong trạng thái vi tế của hơi thở và an định của tâm thức trong 60 phút là ta đã thành công. Ta có thể bước vào giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho thế giới Chánh Định mà sự giới hạn của ngôn ngữ không thể nào diễn tả trọn vẹn: “An tịnh trọn vẹn hơi thở vô ra”. 4. An tịnh trọn vẹn hơi thở vô ra “An tịnh trọn vẹn hơi thở vô ra” là bước đi cuối cùng để bước vào Chánh Định. Chúng ta không còn lưu ý hơi thở vô ra, hơi thở dài ngắn, hơi thở vi tế và dịu êm nữa. Chúng ta chỉ thở tự nhiên, biết rõ. Thở và buông xả hết tất cả. Thở và để hơi thở làm việc của nó. Tâm cũng làm việc của tâm. Ta bấy giờ như một chứng nhân độc lập. Nhìn mọi thứ trong suốt đi qua. Tâm niệm (cảm xúc hay suy nghĩ) hay thân hành (thở hay dao động) có mặt, không hưởng ứng, cũng không xa lánh. Buông xả. Tận cùng buông xả. Đơn giản chỉ hiện hữu. Tỉnh táo, sáng suốt, trọn vẹn và bất động. Mức độ buông xả càng cao, mức độ nhất tâm và sáng suốt càng lớn. Khi thân bất động, tâm buông xả, định tĩnh và sáng suốt đến một mức độ mà ý niệm, tư duy về dục ái và bất thiện vắng mặt, một trạng thái thoả mãn và an ổn trong tâm và trên thân tự nhiên có mặt nhiều giờ không gián đoạn. Chúng ta bắt đầu bước vào Thiền thứ nhất (Sơ thiền), cấp độ đầu tiên của Chánh Định. Phát Triển Tâm Định Bằng Niệm Hơi Thở (Định Niệm Hơi Thở) đến đây có thể nói là viên mãn. Các cấp độ còn lại (cho đến Tứ Thiền) chỉ còn là vấn đề thời gian, nếu thành tựu được cấp độ đầu tiên này. c. Lời khuyên của Phật Đức Phật nói không đoạn tận tham dục, sân hận, hôn trầm thuỵ miên, trạo hối, nghi (năm triền cái) và không thấy như thật với chánh trí tuệ sự nguy hại trong các dục, một Tỳ-kheo không thể an trú được Sơ thiền [7]. Đức Phật cũng cho biết một Tỳ-kheo nếu không kham nhẫn được các sắc, thanh, hương, vị và xúc thì không thể nào đạt đến và an trú được chánh định [8]. Vì thế, để đạt đến và an trú được Chánh Định, một người thiền tập chân thật rất cần lưu ý đoạn tận năm triền cái, nuôi dưỡng tâm kham nhẫn và thấy nguy hại trong các dục. Một khi tâm đã viễn ly, ly tham, buông xả, ly bất thiện, các ý niệm và tư duy thuộc thế tục sẽ vắng mặt, tâm sẽ an trú, an toạ, định tĩnh và chuyên nhất, người thiền tập bắt đầu bước vào Chánh Định rất tự nhiên. NHUẬN ĐẠT ————— [1] S.III.13 (Tương ưng bộ kinh III). [2] Có bốn mức độ Định theo chia sẻ của đức Phật: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền [3] Satipatthàna sutta, 10, Trung Bộ Kinh. [4] Ànàpànasati, 118, Trung Bộ Kinh. [5] Kàyagatàsati sutta, 119, Trung Bộ Kinh. [6] Định tướng (Nimita). [7] Tăng Chi Bộ III, Thiền, 238. [8] Tăng Chi Bộ II, Thiền Định, 531.

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Hiểu biết chân lý về khổ

Thiền sư U Tejaniya trả lời thiền sinh phương pháp tu tập để đối diện với đại dịch Covid-19

Ánh sáng nội tâm – Ajaan Lee Dhammadharo

Có mặt ngay trước mắt

Không có một cây tùng rực lửa

Sống trong từng sát na: Phương pháp tu tập dựa trên kinh Tứ Niệm Xứ

Phản hồi gần đây

  • tonydoo trong Đặc sắc vườn kinh Pháp cú khắc trên đá ở Vĩnh Long
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong Tổ đình Phước Hậu – Tam Bình, Vĩnh Long
  • tonydo trong Hòa Thượng Thích Minh Hạnh  (1928 – 1993)
  • tonydo trong Thăm chùa Vạn An, chốn Tổ Chánh Thành
  • tonydo trong Hòa thượng Thích Chánh Quả (1885 – 1956)
  • tonydo trong Hòa Thượng Thích Minh Hạnh  (1928 – 1993)
  • tonydoo trong Hòa Thượng Thích Huệ Hưng & Chốn Tổ Kim Huê (Sa Đéc, Đồng Tháp)

Bài mới

  • Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi tam bảo và nhà khách chùa Vĩnh Trung
  • Hà Giang: Đoàn Thiện nguyện Thiện Tâm chùa Bình Thành chia sẻ với đồng bào và chiến sĩ tại xã Lũng Cú
  • Hải Phòng: Lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ tại chùa Khánh Vân (Quảng Luận)
  • Hà Giang: Đoàn từ thiện Phân ban Ni giới GHPGVN TP. Hải Phòng, cùng Phật tử chùa Vẽ trao tặng hơn 1 tỷ đồng tại huyện Mèo Vạc và huyện Đồng Văn
  • Truyền dạy kỹ năng khắc chữ trên lá buông cho đồng bào Khmer
  • Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông Phật giáo
  • BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
  • Chuỗi hoạt động thiết thực mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của Ban từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Hà Nam: Bế mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024
  • Hà Nam: TT. Thích Tiến Đạt chia sẻ trong Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024
  • Hà Nam: HT.Thích Bảo Nghiêm chia sẻ tại Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024
  • Hải Phòng: Lễ công bố quyết định Bổ nhiệm trụ trì chùa Thanh Phong (Vân Tập tự)
  • Chùm ảnh : Ban Văn hoá Trung ương thăm các chùa tiêu biểu tại tỉnh Gia Lai
  • Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
  • Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính
  • Hà Nam : Khai mạc Khóa Bồi dưỡng kiến thức về Giới luật cho các tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2024
  • Hà Nam: Ngày đầu tiên của khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024
  • Hà Nam: Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024
  • Hà Nam: Khóa lễ cầu quốc thái dân an và tưởng niệm Đức Quốc sư Minh Không tại chùa Tam Chúc
  • Hà Nội: Ngày tu an lạc tháng 10 năm Giáp Thìn tại chùa Bằng

Bài xem nhiều

Cô phóng viên lẳng lơ của báo Phụ nữ và chuyện tình tiền, bản...

(Phattuvietnam.net) - 26 Tháng Chín, 2019

Thầy Nhật Từ không nên chối quanh mà phải có can đảm nhận lỗi,...

Đào Văn Bình - 18 Tháng Ba, 2020

Bình Tâm Nhìn Lại Việc Sư Thích Thanh Toàn

(Phattuvietnam.net) - 14 Tháng Mười, 2019

Trao đổi với ông Dương Ngọc Dũng qua bài: “ Đi tu mà có...

(Phattuvietnam.net) - 15 Tháng Mười, 2019

Một “tu sĩ trẻ” bị “tố” đạo văn HT. Tuệ Sỹ, giảng dạy ở...

BTV TP.HCM - 6 Tháng Ba, 2020

Phản hồi gần đây

  • tonydoo trong Đặc sắc vườn kinh Pháp cú khắc trên đá ở Vĩnh Long
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong TP.HCM: Tưởng niệm 48 năm ngày cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
  • tonydo trong Tổ đình Phước Hậu – Tam Bình, Vĩnh Long

Bài viết mới

  • Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi tam bảo và nhà khách chùa Vĩnh Trung 26 Tháng Mười Một, 2024
  • Hà Giang: Đoàn Thiện nguyện Thiện Tâm chùa Bình Thành chia sẻ với đồng bào và chiến sĩ tại xã Lũng Cú 26 Tháng Mười Một, 2024
  • Hải Phòng: Lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ tại chùa Khánh Vân (Quảng Luận) 25 Tháng Mười Một, 2024
  • Hà Giang: Đoàn từ thiện Phân ban Ni giới GHPGVN TP. Hải Phòng, cùng Phật tử chùa Vẽ trao tặng hơn 1 tỷ đồng tại huyện Mèo Vạc và huyện Đồng Văn 25 Tháng Mười Một, 2024
  • Truyền dạy kỹ năng khắc chữ trên lá buông cho đồng bào Khmer 22 Tháng Mười Một, 2024
Diễn đàn của Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước Ghi rõ nguồn phattuvietnam.net khi phát hành lại thông tin từ website này.Liên hệ chúng tôi: [email protected]

NHIỀU BÀI HƠN NỮA

Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi tam bảo và nhà khách...

Tin tức 26 Tháng Mười Một, 2024

Hà Giang: Đoàn Thiện nguyện Thiện Tâm chùa Bình Thành chia...

Từ thiện 26 Tháng Mười Một, 2024

Hải Phòng: Lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ tại chùa...

Tuổi trẻ 25 Tháng Mười Một, 2024

MỤC XEM NHIỀU

  • Tin tức15979
  • Blog chùa4542
  • Tuổi trẻ1841
  • Quốc tế1690
  • Bài nổi bật1650
  • Từ thiện1506
  • Thông báo1047
© Thiết kế bởiSapo

Từ khóa » Cách Niệm Phật 10 Hơi