Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, thị trường vốn của Việt Nam, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển nhanh về quy mô, sản phẩm; thanh khoản nhanh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường TPDN cũng bộc lộ một số bất cập. Do đó, thời gian tới, để thị trường TPDN phát triển an toàn, bền vững, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường thanh tra, kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh TPDN, đồng thời thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm, cùng với mở rộng các công ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động khách quan, uy tín… Phát triển bền vững trái phiếu doanh nghiệp
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện nay, thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Theo Bộ Tài chính, quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016 - 2021. Quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015; trong đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP (trong đó, trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và TPDN là 14,2% GDP). Trên thị trường TPDN có sự tăng trưởng cả về số lượng doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu. Tổng khối lượng phát hành riêng lẻ năm 2021 là 605 nghìn tỷ đồng, tăng 38,8% so với năm 2020. Khối lượng TPDN phát hành ra công chúng là 31 nghìn tỷ đồng. Trong quý I/2022, khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ tiếp tục tăng ở mức 105,5 nghìn tỷ đồng; đồng thời, các doanh nghiệp đã chào bán trên 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Các tổ chức tín dụng (TCTD) là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 36,2% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 33,26% tổng khối lượng phát hành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Trong đó, thị trường TPDN của Việt Nam có quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Bởi vậy, doanh nghiệp dựa rất nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, kể cả vốn trung, dài hạn (năm 2021, quy mô tín dụng đạt 124,3% GDP). Thực trạng này đã và đang tạo sức ép và rủi ro lớn cho hệ thống TCTD khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn (tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn chiếm khoảng 82% tổng huy động vốn). Các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng gia tăng mua, nắm giữ TPDN nhưng khả năng phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro khi mua TPDN, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nên cũng hạn chế đáng kể việc đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư. Trong khi đó, các nhà đầu tư TPDN như các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán chưa khẳng định vai trò chủ đạo trên thị trường; hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện, các quỹ tương hỗ chưa phát triển, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường TPDN còn hạn chế. Trong điều kiện thị trường hiện nay, hầu hết TPDN chưa được niêm yết, phát hành riêng lẻ, nhà đầu tư khó nắm bắt thông tin, khả năng thanh khoản thấp, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn hạn chế. Chưa kể, tình hình tài chính của một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế; một số doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn không đúng với thông tin đã công bố… Bên cạnh đó, chưa có thị trường TPDN chuyên biệt nên khi phát sinh nhu cầu mua, bán TPDN trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư và nhà phát hành phải chào mua, chào bán tới từng tổ chức, cá nhân. Tình hình chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức cung cấp dịch vụ chưa cao. Từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát hành, đầu tư trái phiếu của TCTD Về phía ngành Ngân hàng, để quản lý hoạt động phát hành, đầu tư TPDN của các TCTD, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường công tác theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các TCTD nhằm hạn chế rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Khi phát hành trái phiếu TCTD phải tuân thủ các quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán như đối với các doanh nghiệp khác và phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định. Đồng thời, quy định theo hướng chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu của TCTD. Đối với việc cấp phép thực hiện hoạt động của TCTD liên quan đến TPDN, theo quy định tại Điều 106, Điều 107 Luật Các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung), các ngân hàng thương mại (NHTM) được thực hiện mua, bán TPDN; lưu ký chứng khoán (trong đó, bao gồm TPDN); đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN. Theo quy định của Luật Chứng khoán và khoản 3 Điều 14 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế: “Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành TPDN gồm công ty chứng khoán, TCTD và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật". Căn cứ quy định của Luật Các TCTD, Luật Chứng khoán và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định nội dung hoạt động ghi trong giấy phép bao gồm hoạt động mua, bán TPDN; lưu ký chứng khoán; trường hợp giấy phép của NHTM bao gồm hoạt động đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản thì NHTM được thực hiện đại lý phát hành TPDN và đại lý quản lý tài sản bảo đảm trong hoạt động phát hành TPDN. Theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ đối với việc cho vay và đầu tư kinh doanh chứng khoán, bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ năm 2020 đã kiểm soát rất chặt chẽ việc đầu tư, kinh doanh TPDN của TCTD. Theo đó, TCTD chỉ được phép cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, gồm cả cổ phiếu và trái phiếu không được phép vượt quá 5% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, nếu như đầu tư, cho vay chứng khoán, bất động sản thì chi phí vốn cũng rất đắt đỏ vì theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, trọng số rủi ro cao hơn khi cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản từ 150% cho đến 200%, nghĩa là nếu cho vay lĩnh vực đó thì chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra sẽ gấp 1,5 đến 2 lần so với cho vay thương mại, sản xuất, kinh doanh thông thường. Chính vì vậy, TCTD cũng hết sức cân nhắc khi cho vay đầu tư có liên quan đến chứng khoán, bất động sản. Đặc biệt cuối năm 2021, Thống đốc NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) mua, bán TPDN (thay thế Thông tư số 15/2018/TT-NHNN ngày 18/6/2018 và Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016); theo đó, tiếp tục rà soát chặt chẽ hơn đối với việc cho vay hoặc đầu tư mua TPDN của TCTD như: TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp nhằm nghiêm cấm trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ TCTD thông qua kênh phát hành trái phiếu để trả các khoản nợ cũ tại TCTD; TCTD chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất; TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động; TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; TCTD không được bán TPDN cho công ty con của chính TCTD đó, trừ trường hợp TCTD là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán TPDN cho NHTM được chuyển giao bắt buộc... Ngoài ra, Thông tư số 16/2021/TT-NHNN cũng quy định các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu của công ty phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong 12 tháng gần nhất; doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian TCTD nắm giữ trái phiếu… Có thể nói, Thông tư số 16/2021/TT-NHNN có những điểm chặt chẽ hơn nhằm góp phần kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư TPDN của TCTD, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Thời gian qua, NHNN cũng thường xuyên duy trì, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư TPDN. NHNN cũng yêu cầu các TCTD kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích khi phát hành TPDN; công khai đầy đủ thông tin khi thực hiện cung cấp dịch vụ liên quan đến TPDN về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, các điều kiện, điều khoản của trái phiếu cũng như trách nhiệm của TCTD trong trường hợp các bên không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân... Để thị trường TPDN phát triển bền vững Thị trường TPDN phát triển minh bạch, hiệu quả sẽ giúp cân bằng, hài hòa theo hướng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ thống ngân hàng, vốn trung hạn và dài hạn dựa vào thị trường vốn. Từ đó, giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn, tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh, hiệu quả. Về phía doanh nghiệp, chủ động hơn trong việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh với nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Do đó, thời gian tới, cần sự phối hợp của các bộ, ngành với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, cần rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai các giải pháp tạo điều kiện phát triển thị trường vốn (trong đó, có thị trường TPDN), giảm áp lực tới nguồn vốn tín dụng từ hệ thống các TCTD, nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Trong đó, cần sớm sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ, do thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế. Cần quy định chặt chẽ các điều kiện phát hành của doanh nghiệp phát hành (ví dụ: Doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trước năm liền kề năm phát hành TPDN; tỷ lệ tối đa dư nợ phát hành TPDN so với vốn chủ sở hữu; mức xếp hạng doanh nghiệp của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập…). Đối với NHNN, cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số quy định liên quan theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của TCTD khi tham gia vào thị trường TPDN nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thị trường TPDN phát triển bền vững. Thứ hai, tiếp tục tăng cường mạnh mẽ hơn tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng, đặc biệt cần mở rộng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoạt động khách quan, độc lập để nhà đầu tư biết được mức độ rủi ro của bên phát hành trái phiếu và có quyết định đầu tư hay không. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên ra quyết định đầu tư chỉ riêng qua định mức tín nhiệm mà đó là thông tin tham khảo để các nhà đầu tư ra quyết định. Đánh giá tín nhiệm cũng tốt cho bên phát hành. Qua đánh giá tín nhiệm sẽ khiến cho rủi ro tín dụng, kinh phí rủi ro tín dụng giảm xuống, kỳ hạn dài hơn được phát hành. Thứ ba, cần thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm… Tại Việt Nam, tiềm năng phát triển của các quỹ đầu tư trên thị trường vốn vẫn còn rất nhiều dư địa. Nhà đầu tư Việt Nam trong tương lai sẽ có xu hướng đầu tư vào các quỹ uy tín để giảm thiểu rủi ro. Thứ tư, phát triển đồng bộ các phân khúc của thị trường tài chính (thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh...) theo hướng tập trung hiện đại hóa công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch thị trường. Thứ năm, Bộ Tài chính, Bộ Công an và NHNN phối hợp tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, trong đó có thị trường TPDN. Về phía NHNN, cần tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các rủi ro tiểm ẩn đối với hoạt động đầu tư TPDN của TCTD phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thứ sáu, về phía doanh nghiệp: Cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, áp dụng chuẩn mực quốc tế về quản trị, hạch toán, kế toán và công bố thông tin trong hoạt động, đa dạng hóa mô hình, chiến lược kinh doanh... để tăng niềm tin cho nhà đầu tư, gia tăng mức độ hấp dẫn của trái phiếu, cổ phiếu được phát hành, từ đó nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thứ bảy, nâng cao chất lượng nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân, nhất là những nhà đầu tư cá nhân hiện nay còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết và đôi khi còn theo tâm lý đám đông dẫn đến ham lãi suất cao, khi xảy ra rủi ro thì câu chuyện đã quá muộn. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư; cung cấp thông tin chính thông, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ. Tài liệu tham khảo: 1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: mof.gov.vn 2. Cổng thông tin điện tử NHNN: sbv.gov.vn
Minh Hà (NHNN)
Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28/11/2024 08:54 243 lượt xem Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững 27/11/2024 11:42 258 lượt xem Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam. Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh 25/11/2024 09:52 281 lượt xem Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững. Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam 19/11/2024 09:44 574 lượt xem Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng... Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm 18/11/2024 11:30 947 lượt xem Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra 11/11/2024 08:25 897 lượt xem Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 05/11/2024 08:10 1.041 lượt xem Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng 04/11/2024 08:23 1.387 lượt xem Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam. Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam 31/10/2024 08:07 1.023 lượt xem Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng. Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế 29/10/2024 15:02 5.546 lượt xem Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu. Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị 22/10/2024 14:35 8.541 lượt xem Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam 21/10/2024 08:35 2.934 lượt xem Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam 18/10/2024 08:05 2.438 lượt xem Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023. Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 17/10/2024 08:45 2.123 lượt xem Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại 16/10/2024 08:00 1.042 lượt xem Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước. Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiếtGiá vàng - Xem theo ngày
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
Vàng SJC 5c
82,800
85,320
Vàng nhẫn 9999
82,500
84,400
Vàng nữ trang 9999
82,400
84,000
Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngàyNgân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 25,170 | 25,509 | 25,878 | 27,297 | 31,003 | 32,320 | 159.37 | 168.63 |
BIDV | 25,200 | 25,509 | 26,138 | 27,281 | 31,430 | 32,304 | 161.48 | 168.93 |
VietinBank | 25,200 | 25,509 | 26,111 | 27,311 | 31,431 | 32,441 | 161.29 | 169.04 |
Agribank | 25,210 | 25,509 | 25,996 | 27,198 | 31,179 | 32,263 | 161.04 | 168.71 |
Eximbank | 25,200 | 25,509 | 26,171 | 27,014 | 31,376 | 32,344 | 162.47 | 167.72 |
ACB | 25,200 | 25,509 | 26,188 | 27,087 | 31,467 | 32,417 | 161.66 | 168.05 |
Sacombank | 25,200 | 25,509 | 26,147 | 27,125 | 31,362 | 32,519 | 162.18 | 169.23 |
Techcombank | 25,221 | 25,509 | 26,006 | 27,353 | 31,098 | 32,424 | 158.15 | 170.64 |
LPBank | 25,215 | 25,509 | 26,361 | 27,261 | 31,670 | 32,185 | 162.87 | 169.95 |
DongA Bank | 25,270 | 25,509 | 26,190 | 26,960 | 31,380 | 32,320 | 160.20 | 167.50 |
Từ khóa » Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp
-
Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp: Chậm Lại để đi Xa Hơn
-
Tổng Quan Thị Trường Trái Phiếu - Bộ Tài Chính
-
Báo Cáo Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam - VNDirect
-
"Điểm Mù" Trên Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp - VnEconomy
-
Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp: Vẫn Tình Trạng 'vàng Thau Lẫn Lộn'
-
Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Hiệu Quả Và Bền Vững
-
Chấn Chỉnh Thị Trường Trái Phiếu Ra Sao? - Tuổi Trẻ Online
-
Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tháng 5/2022 Có Gì Mới?
-
Kiến Tạo để Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Phát Triển Hiệu Quả ...
-
Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp 4 ... - Chi Tiết ấn Phẩm
-
Thị Trường Trái Phiếu Năm 2016 - Chi Tiết ấn Phẩm
-
[PDF] Báo Cáo Năm 2019 – Triển Vọng 2020 - Trái Phiếu Doanh Nghiệp
-
Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Dự Báo Kém Sôi động Trong Quý 2
-
Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Sẽ “dò Theo” định Hướng Chính ...