Phát Triển Tiềm Năng Năng Lượng Gió Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng năng lượng gió
Biển Đông là một khu vực biển hẹp so với đại dương nên không tồn tại trường sóng lừng liên tục trong năm, như các vùng bờ biển phía Đông Đại Tây Dương hoặc bờ biển phía Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do nằm trên khu vực có hai chế độ gió mùa luân phiên nên được ban tặng cho nguồn tài nguyên năng lượng sóng phong phú nhất so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá mật độ năng lượng sóng ở Biển Đông thấp hơn vào mùa xuân - hè và cao hơn vào mùa thu - đông.
Tiềm năng năng lượng gió ở các vùng biển Việt Nam từ kết quả tính toán tiềm năng năng lượng gió và số liệu tái phân tích cho thấy, phân bố gió và tiềm năng năng lượng gió ở mực độ cao 100 m trên các vùng ven biển Việt Nam như sau: Các vùng ven biển có khả năng khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là Bình Định - Ninh Thuận, Bình Thuận - Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt ở khu vực biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tốc độ gió trung bình năm từ 8 đến 10 m/s, mật độ năng lượng trung bình năm phổ biến từ 600 đến trên 700 W/m2 .
Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông đến Đông Đông Bắc. Trung bình năm, tốc độ gió từ 6-8 m/s, mật độ năng lượng gió khoảng 200-500 W/m2. Vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông. Trung bình năm, tốc độ gió từ 6-8 m/s, mật độ năng lượng gió khoảng 200-500 W/m2. Vùng biển Quảng Trị -Quảng Ngãi: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông. Trung bình năm, tốc độ gió từ 6-8 m/s, mật độ năng lượng gió phổ biến từ 200 - 400 W/m2. Vùng biển Bình Định -Ninh Thuận: Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc đến Đông Bắc. Trung bình năm, tốc độ gió từ 7-9 m/s, mật độ năng lượng gió phổ biến từ 300-600 W/m2. Vùng biển Bình Thuận-Cà Mau: Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc Đông Bắc đến Đông Đông Bắc. Trung bình năm, tốc độ gió từ 7-10 m/s và mật độ năng lượng gió khoảng 300-700 W/m2. Vùng biển Cà Mau-Kiên Giang: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông đến Đông Đông Nam. Trung bình năm, tốc độ gió từ 5-7 m/s, mật độ năng lượng từ 100-300 W/m2.
Ở các vùng biển phía Bắc, thời gian có thể khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất (tốc độ gió trung bình ≥ 8 m/s) la từ thang 10 đen thang 2 ở vung bien bac Vịnh Bac Bo; từ thang 11 đen thang 1 ở cac vung bien nam Vịnh Bac Bo, Quang Trị - Quang Ngai. Ở cac vung bien phía Nam, tốc độ gió cũng như mật độ năng lượng gió có sự phân hoá theo mùa. Tốc độ gió/mật độ năng lượng gió trong các tháng chính mùa hoạt động của gió mùa đông và mùa hè lớn hơn các tháng chuyển tiếp; trong đó trị số trong mùa đông lớn hơn nhiều so với mùa hè ở các vùng biển Bình Định-Ninh Thuận, Bình Thuận-Cà Mau và không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 mùa ở vùng biển Cà Mau-Kiên Giang. Thời gian nên khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất ở các vùng biển Bình Định-Ninh Thuận, Bình Thuận - Cà Mau là từ tháng 11 đến tháng 2, với tốc độ gió trung bình trên 8m/s và mật độ năng lượng gió phổ biến trên 500 W/m2.
Ở các mật độ cao 150 và 200 m, phân bố không gian mật độ năng lượng gió trên các vùng biển ven bờ tương tự mực 100 m, trị số cao có xu hướng lệch về phía Nam hơn. Mật độ năng lượng gió tại các mực 150 m, 200 m xấp xỉ mực 100 m ở các vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ, nam Vịnh Bắc Bộ, Quảng Trị-Quảng Ngãi, Cà Mau đến Kiên Giang; và cao hơn không nhiều ở các vùng biển Bình Định-Ninh Thuận (300-700 W/m2), Bình Thuận đến Cà Mau (300-800 W/m2). Tiềm năng năng lượng sóng ở các vùng biển Việt Nam Kết quả tính toán năng lượng sóng trung bình nhiều năm cho thấy khu vực có tiềm năng năng lượng sóng > 2 kW/m bao phủ toàn bộ vùng Biển Đông, ngoại trừ khu vực vịnh Thái Lan; khu vực có tiềm năng năng lượng > 10 kW/m trải rộng từ phía Bắc đến giữa Biển Đông và kéo dài đến ngoài khơi khu vực Nam Trung bộ; khu vực có tiềm năng năng lượng cao nằm ở eo Luzon. Trong mùa Đông, gió mùa đông bắc tạo ra vùng năng lượng sóng khá mạnh trên vùng Bắc và giữa Biển Đông, nhất là trong tháng 12 với tiềm năng năng lượng lớn nhất tới 70 kW/m. Vùng bờ biển miền Trung Việt Nam từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận năng lượng sóng lớn nhất khoảng 50-60 kW, với tần suất xuất hiện ngưỡng “tiềm năng trung bình” tới trên 60% và ngưỡng “tiềm năng cao” tới 40%, do vậy đây sẽ là khoảng thời gian khai thác năng lượng sóng thuận lợi nhất trong năm. Trong mùa gió Tây Nam, do tốc độ gió không mạnh bằng gió mùa Đông Bắc và khu vực ảnh hưởng cũng hạn chế ở vùng phía nam Biển Đông nên tiềm năng năng lượng sóng về cơ bản không lớn. Năng lượng sóng cực đại trong mùa này chỉ đạt khoảng 25 kW/m xảy ra vào các tháng 7 và tập trung tại khu vực ngoài khơi phía đông nam Biển Đông. Tiềm năng năng lượng sóng vùng ven biển Việt Nam thông qua số liệu trích xuất tại 20 điểm ven bờ và các trạm hải văn cũng cho thấy vùng có năng lượng sóng lớn nhất tập trung ở khu vực Trung Bộ (từ Đà Nẵng-Ninh Thuận) và thấp hơn dải ven biển Bắc Bộ và Nam bộ. Hai khu vực ven bờ Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan có tiềm năng năng lượng sóng thấp nhất.
Nâng cao tiềm năng năng lượng gió và sóng cao
Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo, thay thế nguồn năng lượng hiện có đang cạn kiệt. Ngành KTTV đang sở hữu công nghệ dự báo KTTV hiện đại và năng lực tính toán cao ngang hàng các nước trong khu vực nên có thể đưa ra những dự báo dài hạn có độ tin cậy. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, dự báo KTTV sẽ hướng dần tới dự báo xác suất (tiềm năng ảnh hưởng) và dự báo tác động đến một đối tượng, đơn vị vận hành cụ thể, do đó với việc phát triển các sản phẩm dự báo tác động cho các nhà máy điện nói chung và cho nhà máy khai thác năng lượng tái tạo nói riêng sẽ là hướng đi hết sức thiết thực, mang lại lợi ích phục vụ trực tiếp xã hội. Các dữ liệu KTTV bao gồm mô hình dự báo và quan trắc sẽ cho phép kết hợp với các cơ quan liên ngành để xây dựng những bài toán hiệu chỉnh, qua đó có những kết quả dự báo, đánh giá tiềm năng năng lượng sóng, gió một cách chính xác và tin cậy hơn. Mặt khác, khi công nghệ mô hình số trị khí tượng, hải dương được phát triển, việc tái xây dựng các bản đồ tiềm năng về gió, sóng ở mức độ chi tiết cao hơn là hoàn toàn khả thi, khi đó sẽ cho phép đánh giá được các khu vực có khả năng khai thác mới với các điều kiện phù hợp hơn.
Theo tổng cục KTTV, việc chi tiết hóa dự báo sóng và gió đòi hỏi những sự phát triển về năng lực tính toán và các dữ liệu quan trắc phù hợp để hiệu chỉnh có được các sản phẩm dự báo tin cậy, đáp ứng được nhu cầu của nhà máy khai thác năng lượng tái tạo và các cơ quan vận hành điều độ điện cho các nhà máy năng lượng tái tạo. Trong khi đó, hệ thống quan trắc của Ngành KTTV thường tập trung vào chế độ gió sát bề mặt (mực 10 m) và trên cao (từ vài km trở lên), do đó những quan trắc gió ở các mực khai thác năng lượng gió (50 m, 100 m, 200 m,...) cần có những bổ sung bao gồm các quan trắc mang tính chất chuyên đề (nhằm đánh giá tiềm năng) và quan trắc liên tục (phục vụ vận hành thời gian thực). Với những lý do trên, để phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi, các nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới, bao gồm: Tổ chức điều tra, khảo sát, quan trắc bổ sung điều kiện tự nhiên các vùng biển: Điều tra khảo sát, xây dựng trạm đo, thiết bị đo hiện đại, quan trắc các yếu tố gió, bức xạ mặt trời (tháp đo gió, bóng thám không quan trắc gió, thiết bị không người lái,…).
Đối với vùng biển ngoài khơi không có đảo, như ngoài khơi Nam Trung Bộ cần sử dụng bóng thám không, thiết bị không người lái hoặc các trạm phao nổi mang các thiết bị đo cấu trúc thẳng đứng của khí quyển. Năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam cung cấp các thông tin chung về thực trạng phát triển năng lượng gió, sóng ngoài khơi, các bộ, ngành và địa phương liên quan tùy thộc lợi thế mà có giải pháp thích hợp. Tới đây, tại các trạm đảo sẽ xây dựng tháp đo gió tại các đảo như: Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Song Tử Tây, Trường Sa.
PHƯƠNG ĐÔNG
Từ khóa » Tốc độ Gió 8m/s
-
Thang Beaufort Mở Rộng
-
Qui định Về Cấp Gió Và Sóng ở Việt Nam.
-
Bảng Cấp Gió Và Sóng
-
Tốc độ Của Gió Là Bao Nhiêu? - Áo Kiểu đẹp
-
Tìm Hiểu Về Sức Gió Và Cấp Bão, Sức Gió Có Bao Nhiêu Cấp?
-
Tiềm Năng Phát Triển điện Gió Tại Việt Nam - PEC.VN
-
Chuyển đổi Tốc độ, Mét Trên Giây (m/s) - ConvertWorld
-
Cảm Biến Tốc độ Gió - Nshop
-
Thang Sức Gió Beaufort Và Các Thang Sóng Biển - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Chế độ Gió - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Chuyển đổi Mét Trên Giây Sang Kilômet Trên Giờ - Metric Conversion
-
Cảm Biến Tốc Độ Gió - Linh Kiện Giá Gốc
-
Cảm Biến Tốc Độ Gió - W10W | Shopee Việt Nam
-
Thời Tiết điện Gió Ngoài Khơi Nam Bộ 2 Tuần đầu Tháng 8/2022 Vô ...
-
Bảng Chuyển đổi Cấp Gió, Tốc độ Gió Và áp Suất Gió | Lều Cáp Chéo
-
Trang 11 — Mô Hình Hoá Ngọn Lửa Rối Khuếch Tán Trong Môi Trường ...
-
Quảng Trị: Khởi Sắc Từ Những Dự án điện Gió - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Một Xe Có Tốc độ Tại A Là 30km/h Chuyển động Thẳng Nhanh Dần đều ...