Phát Triển Toàn Diện CIC, Khẳng định Vai Trò Và Vị Thế Trong Hệ Thống ...

04:18 (GMT+7) Thứ Bảy, ngày 29/06/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Hoạt động ngân hàng Phát triển toàn diện CIC, khẳng định vai trò và vị thế trong hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia 18/05/2022 2.001 lượt xem Cỡ chữ Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới và khu vực có nhiều biến động, cùng với ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm của nền kinh tế: Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang được nhiều các quốc gia lựa chọn. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng các Chiến lược phát triển mới, đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt tới trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn tới năm 2030. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị được Chính phủ và NHNN giao, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã xây dựng Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được Thống đốc NHNN phê duyệt tại Quyết định số 348/QĐ-NHNN ngày 10/3/2022, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược và triển khai chương trình hành động để đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển. Nhìn lại hoạt động thông tin tín dụng thời gian qua Hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) của CIC giai đoạn 2015 - 2020 đã đạt được những kết quả tích cực trong việc triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của ngành Ngân hàng, đặc biệt là triển khai Đề án phát triển CIC giai đoạn 2015 - 2020 được Thống đốc NHNN phê duyệt theo Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26/5/2014. CIC đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy cơ sở dữ liệu TTTD phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Theo đó, tổng số hồ sơ khách hàng (HSKH) được cập nhật và lưu giữ trong kho dữ liệu TTTD quốc gia đến hết năm 2020 là trên 100 triệu hồ sơ của hơn 45,1 triệu chủ thể thông tin, trong đó có trên 1,2 triệu pháp nhân và trên 43,8 triệu thể nhân, vượt trên 60% số HSKH so với kế hoạch đặt ra tại Đề án phát triển giai đoạn 2015 - 2020. Tỷ lệ xử lý, cập nhật thông tin tự động đạt trên 80%; tỷ lệ cập nhật số liệu thành công đạt ở mức cao từ 95% trở lên. Kể từ năm 2015, CIC đã tăng cường phát triển, hoàn thiện thêm hệ thống sản phẩm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của NHNN, trong đó cung cấp báo cáo định kỳ hằng tháng cho Ban Lãnh đạo NHNN về tình hình tín dụng, biến động nợ xấu, lãi suất cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng (TCTD); báo cáo đánh giá tình hình tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; cung cấp các báo cáo chuyên biệt phục vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Vụ Quản lý ngoại hối... Từ năm 2020, thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, CIC đã hướng dẫn các TCTD báo cáo, cập nhật kịp thời thông tin theo yêu cầu điều chỉnh dữ liệu của các TCTD. Qua đó, CIC có thể tổng hợp và cung cấp các thông tin liên quan phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN. Tổng Giám đốc CIC Cao Văn Bình phát biểu tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Đối với chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố, CIC cung cấp các báo cáo thông tin tổng hợp phục vụ cho hoạt động đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các TCTD theo địa bàn, báo cáo phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh, thành phố, các báo cáo tín dụng chi tiết về khách hàng vay… Các sản phẩm TTTD của CIC cung cấp thời gian qua đã góp phần đáp ứng được yêu cầu quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng trên địa bàn. Đối với các TCTD, từ cuối năm 2018, CIC triển khai kênh cung cấp TTTD trực tiếp hiện đại Host-to-host (H2H) theo chuẩn API, cho phép kết nối thông tin trực tiếp từ hệ thống quản trị rủi ro (QTRR) của các TCTD và hệ thống CIC, giảm thiểu sự can thiệp của con người vào quá trình khai thác, sử dụng thông tin, góp phần tăng tính bảo mật, an toàn và nâng cao hiệu quả trao đổi TTTD. Trong giai đoạn 2015 - 2020, số lượng báo cáo tín dụng CIC cung cấp tăng trưởng mạnh, từ hơn 6,2 triệu báo cáo năm 2015 lên hơn 41,3 triệu báo cáo các loại năm 2020; tỷ lệ có thông tin luôn đạt trên 85%; tỷ lệ cung cấp thông tin tự động đạt 85 - 90%; thời gian truy xuất thông tin tự động dưới 10 giây... Tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với mục tiêu tại Đề án phát triển giai đoạn 2015 - 2020. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, CIC còn cung cấp các gói thông tin, dữ liệu cho các TCTD phục vụ phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng nội bộ, các hoạt động QTRR, tuân thủ Basel II, quản lý danh mục và thu hồi nợ... Hoạt động thông tin ngoài nước hỗ trợ các TCTD, các đơn vị NHNN cũng tăng mạnh trong 05 năm qua nhờ hoạt động mở rộng hợp tác, trao đổi thông tin xuyên biên giới. Đối với đối tượng là khách hàng vay, trên 170.000 báo cáo tín dụng được cung cấp trực tiếp cho khách hàng vay, đạt gấp 2 lần so với mục tiêu đặt ra. Để tạo điều kiện cho khách hàng nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, CIC duy trì chính sách hỗ trợ cung cấp miễn phí, trong cả trường hợp khách hàng khai thác báo cáo nhiều lần/năm… Hoạt động TTTD trong giai đoạn 2015 - 2020 nhận được các đánh giá tích cực từ các tổ chức trong và ngoài nước. Theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 của Nhóm Ngân hàng Thế giới, khả năng “Tiếp cận tín dụng” của Việt Nam xếp hạng 25/190 nước và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với năm 2019, xếp thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Brunei và thứ 7 khu vực châu Á. Trong đó, chỉ số chiều sâu TTTD là một điểm sáng, cải thiện từ 4/6 điểm năm 2014 lên 8/8 điểm năm 2020 (cao hơn bình quân khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và nhóm các nước thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 4,5 và 6,8/8 điểm). Độ phủ thông tin của CIC tăng từ 39,1% năm 2014 lên 59,4% dân số trưởng thành năm 2020 (cao hơn trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và nhóm các nước thu nhập cao OECD là 16,6% và 24,4%). Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ CIC vẫn tồn tại một số hạn chế. Cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tải hệ thống báo cáo của TCTD cho các đơn vị, vụ, cục của NHNN; năng lực hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đã tới mức giới hạn, gặp nhiều hạn chế trước yêu cầu mở rộng và phát triển của CIC. Việc ứng dụng các công nghệ mới để xử lý dữ liệu đầu vào và tạo lập cung cấp sản phẩm đầu ra chưa bắt kịp xu thế thay đổi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Việc cập nhật dữ liệu lớn trong thời gian gần đây gặp khó khăn, tốc độ tự động hóa chưa cao, cung cấp thông tin của CIC còn có độ trễ lớn. Sản phẩm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát của NHNN chưa phong phú. Các sản phẩm phân tích dữ liệu chuyên sâu, giải pháp hỗ trợ QTRR, cảnh báo gian lận mới ở mức sơ khai... Tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế trong hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia Chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng hiện nay đã không còn là sự lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp Ngành cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên CMCN 4.0. CIC với vai trò là một trong những trụ cột trong cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia cần phải chủ động thay đổi, hoạt động thông suốt, đáp ứng nhu cầu của NHNN, TCTD, người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đáp ứng tốt xu hướng dịch chuyển số, tăng tốc độ số của các chủ thể trong nền kinh tế. Thúc đẩy và tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động TTTD để tạo nên mối liên kết chặt chẽ với sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ định hướng phát triển của CIC trong việc nâng cao chất lượng thông tin cá nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cung ứng dịch vụ hiệu quả, an toàn. Đồng thời, Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã nêu rõ, một trong các mục tiêu chính là “tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả dịch vụ tín dụng”; đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện, trong đó, giải pháp liên quan đến CIC gồm: “Nâng cao chất lượng thông tin của CIC; tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin để CIC trở thành kênh TTTD đáng tin cậy, hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cấp tín dụng hiệu quả, an toàn”. Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0, chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục phát triển CIC theo mô hình cơ quan TTTD công lập tiên tiến, hiện đại, có quy mô lớn phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về sắp xếp, phát triển đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị của Ngành với hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường để đảm bảo mục tiêu phát triển và khả năng tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập của Ngành. Mục tiêu Đề án nhằm đổi mới toàn diện hoạt động của CIC để khẳng định vai trò và vị thế trong hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của các TCTD trong hoạt động kinh doanh tín dụng và quản trị rủi ro; là đầu mối dữ liệu tín dụng của ngành Ngân hàng, là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, thanh tra, giám sát và ra quyết định của NHNN; phát triển các dịch vụ thông tin trực tiếp cho khách hàng vay, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay và đảm bảo tính minh bạch của TTTD. Đề án đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, cụ thể như sau: Thứ nhất, hoàn thiện mô hình hoạt động, khuôn khổ pháp lý Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN để vừa đảm bảo mục tiêu hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của NHNN vừa hỗ trợ TCTD kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo Đề án tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp loại 1 theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Phối hợp với các đơn vị liên quan của NHNN và các bộ, ngành khác trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc chia sẻ, kết nối dữ liệu, bao gồm cơ chế kết nối, tiêu chuẩn an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân... Thứ hai, chuẩn hóa giải pháp, quy trình nghiệp vụ lõi Xây dựng giải pháp nghiệp vụ lõi mới trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam với các giải pháp nghiệp vụ TTTD tiên tiến của các tổ chức TTTD có uy tín trên thế giới. Rà soát, ban hành hệ thống các quy trình nghiệp vụ mới của CIC theo các giải pháp mới tiên tiến, hiện đại, bao gồm: Quy trình thu thập, xử lý, kiểm soát, lưu giữ dữ liệu; quy trình tạo lập, cung cấp sản phẩm, dịch vụ; quy trình xử lý khiếu nại, hỗ trợ khách hàng... Thứ ba, mở rộng nguồn thông tin để phát triển Cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia Tiếp tục duy trì và đảm bảo việc thu thập thông tin đầy đủ và đúng quy định từ 100% TCTD; xây dựng quy định đánh giá chất lượng báo cáo thông tin, thực hiện chấm điểm việc chấp hành báo cáo thông tin của các TCTD. Có cơ chế khuyến khích TCTD báo cáo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; cơ chế xử phạt TCTD chấp hành không tốt quy định về báo cáo thông tin. Tiếp tục thu thập thông tin từ các đơn vị NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Dự báo thống kê, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam) để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai mở rộng thông tin từ các tổ chức tự nguyện có hoạt động cấp tín dụng, nguồn thông tin trực tiếp từ các khách hàng vay, nguồn thông tin từ các bộ, ngành, các cơ quan khác có chức năng quản lý dữ liệu về khách hàng, doanh nghiệp và dân cư, nguồn thông tin từ các tổ chức TTTD nước ngoài... Thứ tư, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào mọi mặt hoạt động nghiệp vụ của CIC Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT của CIC giai đoạn 2018 - 2023; được phê duyệt theo Quyết định số 2276/QĐ-NHNN ngày 19/11/2018 của Thống đốc NHNN; ứng dụng các công nghệ số như xử lý dữ liệu lớn (Big data), hồ dữ liệu (Data lake), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain)... trong việc thu thập, xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin; kết nối với hệ thống QTRR, đánh giá tín dụng của TCTD; thiết lập và vận hành hệ thống ứng dụng lõi với các nền tảng công nghệ mới, có khả năng chuyển đổi lên các công nghệ tiên tiến; kết hợp thuê phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Xây dựng hệ thống CNTT được vận hành theo mô hình DC-DR kết hợp công nghệ điện toán đám mây riêng (Private cloud) nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động thông suốt 24/7, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 và cao hơn; có khả năng mở rộng linh hoạt đối với các hoạt động dịch vụ khác. Xây dựng trục tích hợp bên ngoài theo tiêu chuẩn để đảm bảo trao đổi với các trục trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và dữ liệu quốc gia (NGSP) và với các hệ thống thông tin khác. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các kênh kết nối (Web, H2H, Apps...) với các TCTD, các chủ thể mới tham gia hệ thống TTTD, khách hàng vay; áp dụng giải pháp eKYC vào hệ thống đăng ký tài khoản của CIC. Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 và yêu cầu, tiêu chuẩn khác theo quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng. Thứ năm, hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ Xây dựng và cung cấp kịp thời các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị thuộc NHNN, TCTD, tổ chức tự nguyện và khách hàng vay. Ưu tiên phát triển và hoàn thiện danh mục sản phẩm phục vụ NHNN; rà soát, loại bỏ những sản phẩm không còn phù hợp, ưu tiên phát triển các sản phẩm báo cáo chuyên sâu về phân tích đánh giá hoạt động tín dụng; xây dựng công cụ tạo lập báo cáo chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu của Ban Lãnh đạo NHNN, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc NHNN nhằm thực thi có hiệu quả nhiệm vụ giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD. Nghiên cứu xây dựng chính sách giá sản phẩm, dịch vụ theo hướng dựa trên chi phí cấu thành sản phẩm nhằm tạo ra khung tính giá nhất quán giữa các sản phẩm và các đối tượng sử dụng… Thứ sáu, các giải pháp về hỗ trợ khách hàng và truyền thông Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đa kênh, đội ngũ tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp để giải quyết kịp thời các thắc mắc, khiếu nại và tư vấn khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ TTTD. Xây dựng các chương trình truyền thông để nâng cao hiểu biết tài chính và quyền được tiếp cận TTTD của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính... Phối hợp với các đơn vị truyền thông cảnh báo về các trường hợp mạo danh, lợi dụng uy tín của CIC để lừa đảo, gây phương hại tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng vay và uy tín của CIC. Thứ bảy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về xử lý và phân tích dữ liệu, bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, xếp hạng, chấm điểm tín dụng... Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức của CIC; tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, người lao động của CIC được tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, viên chức và người lao động phát huy được tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả công việc phù hợp với các quy định của pháp luật. Thứ tám, thúc đẩy hợp tác quốc tế, mở rộng trao đổi TTTD xuyên biên giới Đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác phát triển nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo từ các tổ chức TTTD trong khu vực và trên thế giới, kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển, các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới để nghiên cứu, triển khai vào thực tiễn hoạt động TTTD tại Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, các chương trình, sáng kiến khu vực để nghiên cứu, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTTD. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế trao đổi TTTD xuyên biên giới, tổ chức triển khai theo đúng các thỏa thuận hợp tác và các quy định của pháp luật. Định hướng xuyên suốt của CIC trong suốt quá trình phát triển là phấn đấu trở thành một cơ quan TTTD công lập tiên tiến, có quy mô lớn, phù hợp với yêu cầu xây dựng Ngân hàng Trung ương theo hướng hiện đại trong kỷ nguyên số; gắn quá trình phát triển của CIC với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; nâng cao vị thế của CIC với vai trò là đầu mối dữ liệu TTTD của ngành Ngân hàng, đóng góp tích cực cho hoạt động quản lý của NHNN; hỗ trợ TCTD trong hoạt động quản lý rủi ro và đảm bảo tiếp cận tín dụng công bằng của khách hàng vay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ và NHNN cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể để phát huy hơn nữa vai trò của CIC trong việc hỗ trợ NHNN và các TCTD tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ về khách hàng vay, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, hướng tới hoàn thành mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam. Phúc Lâm (NHNN) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền 28/06/2024 285 lượt xem Thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính quyền địa phương, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của Ngành đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn nói chung, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng một cách kịp thời, hiệu quả. Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng 21/06/2024 306 lượt xem Mô hình ngân hàng toàn diện đang chứng tỏ hiệu quả khi cung cấp sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện. Trong đó, công nghệ điện toán đám mây và mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS) được nhận định giúp ngành Ngân hàng trở nên tiên tiến và toàn diện hơn thông qua việc cung cấp ứng dụng cho các ngân hàng để mở rộng cơ sở hạ tầng và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh  “Tam nông” Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh “Tam nông” 11/06/2024 567 lượt xem Thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank), chính quyền địa phương và diễn biến thị trường, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng... Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng 10/06/2024 682 lượt xem Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương huyện Lắk anh hùng mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội... Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới 02/06/2024 3.235 lượt xem Từ ngày 03/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân. Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội 29/05/2024 1.031 lượt xem Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM). Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen" 27/05/2024 963 lượt xem NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế  Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế 22/05/2024 1.858 lượt xem Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững 14/05/2024 1.036 lượt xem 70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những vết tích đau thương của mảnh đất hoang sơ, đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt đang dần được xoa dịu bởi màu xanh bạt ngàn cây công nghiệp, cây ăn trái. Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội mà cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Điện Biên nỗ lực trải rộng trên 100% các thôn, bản, những người dân Điện Biên đang từng ngày vượt lên khó khăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo và gìn giữ mảnh đất phên dậu của Tổ quốc. Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội 13/05/2024 927 lượt xem Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, giảm nghèo và từng bước làm giàu, qua đó, góp phần cùng hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới. Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình tích cực triển khai các giải pháp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình tích cực triển khai các giải pháp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương 09/05/2024 979 lượt xem Kết thúc quý I/2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đạt được những kết quả tích cực. Các lĩnh vực quan trọng đều đạt mức tăng trưởng cao: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 1,92%; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,74%; công nghiệp - xây dựng giảm 3,05%; dịch vụ tăng 6,55%; thuế sản phẩm tăng 4,53% Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm sản, thủy sản Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm sản, thủy sản 09/05/2024 914 lượt xem Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về triển khai các giải pháp đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu lâm sản, thủy sản. Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị - 73 năm trưởng thành cùng quê hương Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị - 73 năm trưởng thành cùng quê hương 06/05/2024 1.275 lượt xem Trên cơ sở chủ trương, chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6/5/1951, tại Hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng 04/05/2024 987 lượt xem ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp... Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 25/04/2024 969 lượt xem Tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Đây là chính sách hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ. Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

Vàng SJC 5c

74.980

77.000

Vàng nhẫn 9999

73.650

75.250

Vàng nữ trang 9999

73.550

74.550

Ngoại tệXem chi tiết TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,221 25,471 26,605 28,064 31,481 32,819 156.24 165.36
BIDV 25,251 25,471 26,786 28,052 31,719 32,813 156.92 165.09
VietinBank 25,251 25,471 26,773 28,068 31,886 32,896 158.15 165.95
Agribank 25,270 25,471 26,744 28,047 31,626 32,796 157.51 165.28
Eximbank 25,210 25,471 26,827 27,748 31,813 32,808 158.51 163.96
ACB 25,230 25,471 26,819 27,739 31,881 32,842 157.91 164.14
Sacombank 25,263 25,471 27,040 27,801 32,059 32,769 159.46 164.47
Techcombank 25,277 25,471 26,665 28,022 31,468 32,803 154.21 166.62
LPBank 25,011 25,471 26,667 28,248 31,936 32,833 157.42 168.06
DongA Bank 25,270 25,471 26,840 27,700 31,780 32,830 156.40 164.30
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,10 2,30 2,50 3,30 3,60 4,30 4,40 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,10 2,30 2,50 3,50 3,60 4,50 4,80 Techcombank 0,10 - - - 2,60 2,60 2,90 3,80 3,80 4,50 4,50 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 2,00 2,00 2,30 3,20 3,20 5,00 5,30 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,30 3,30 3,30 4,30 4,50 4,80 5,00 Agribank 0,20 - - - 1,60 1,60 1,90 3,00 3,00 4,70 4,70 Eximbank 0,50 0,50 0,50 0,50 2,90 3,10 3,20 4,00 4,00 4,80 5,10 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 25.858.065 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » Cải Thiện Cic