Phát Triển TPHCM: Cần Chiến Lược Thay Vì Chắp Vá ý Tưởng Các ...
Có thể bạn quan tâm
Đô thị vệ tinh hay cực tăng trưởng đối trọng?
Theo đồ án quy hoạch, vùng TPHCM đến năm 2050 thì các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh như vùng vệ tinh của TPHCM, có thể gọi là phần TPHCM "cơi nới". PGS.TS Nguyễn Minh Hoà cho rằng, bây giờ phải nhìn lại, các địa phương trên đang trở thành các cực tăng trưởng kinh tế đối trọng với TPHCM. Có thể minh chứng qua hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài của các địa phương những năm gần đây đang tăng nhanh và cao hơn TPHCM.
Chưa kể tốc độ đô thị hoá vùng lân cận đang tăng nhanh. Một số đơn vị hành chính cấp huyện quanh TPHCM như Dĩ An, Tân Uyên, Đức Hoà, Đức Huệ đang trong quá trình lên Thành phố.
Trung ương đã nhận ra và đang đầu tư lớn cho cả khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, với các tuyến giao thông trọng điểm như các vành đai 3, vành đai 4, các trục đường chiến lược như TPHCM - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, TPHCM - Xa Mát… Thời gian qua Thủ tướng Chính phủ liên tục vào kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trên.
Thâm canh hiệu quả trên vùng đất hẹp
Trong điều kiện quỹ đất của TPHCM không còn dư địa thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư lớn đang tìm kiếm những vùng đất mới ngoài TPHCM để phát triển những siêu đô thị sinh thái. Do vậy, TPHCM cần phải thâm canh có hiệu quả trên vùng đất ít ỏi của mình, dựa trên lợi thế 4.0 và trí tuệ nhân tạo.
Có thể nhìn sang cách làm của Dubai, Singapore đang quay lại đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Ví dụ như Singapore xây dựng toà nhà cao tầng trên diện tích khoảng 2.000 m2 để làm nông nghiệp và cung cấp đủ rau xanh cho 1/3 thành phố.
Vậy TPHCM đang làm gì khi quỹ đất không còn nhiều để mở rộng sản xuất? Được biết, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp (Hepza) vừa trình UBND Thành phố một đề án, trong đó yêu cầu tất cả các công ty đã hết thời hạn thuê đất phải chuyển đổi việc thâm dụng lao động, công nghệ thấp, sử dụng quá nhiều đất. Chỉ giữ lại các doanh nghiệp đảm bảo 5 điều kiện: Không sử dụng nhiều đất; sử dụng rất ít công nhân, nhất là lao động phổ thông; công nghệ kỹ thuật mới; không gây ô nhiễm, xả thải ra môi trường; công nghệ kỹ thuật được chuyển giao cho địa phương. Xu hướng thu hút đầu tư như vậy của TPHCM, ông Hoà gọi là thâm canh hiệu quả trên mảnh đất hẹp.
Với lộ trình phát triển các huyện vùng ven, ông Hoà cho rằng không vội vàng chuyển lên quận bởi hiện nay chưa lên quận nhưng đất đai ở các khu vực vùng ven đã phức tạp. Ông Hoà nêu đề xuất đi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái. Bản sắc địa phương Nam Bộ của vùng đất đó sẽ sống được và gìn giữ cho con cháu mai sau.
Giảm áp lực cho trung tâm TPHCM
Trong bối cảnh như vậy, PGS.TS Nguyễn Minh Hoà cho rằng, TPHCM nên xem lại mô hình phát triển. Chúng ta phải bỏ kiểu phát triển bám theo trục giao thông và lan ra như vết dầu loang mà thay vào đó, phải hình thành những trung tâm là các thành phố thực sự. "Bây giờ không thể nói "Từ TPHCM lan ra" mà phải là từ các trung tâm đó lan ra. Giống như chúng ta ném cùng lúc 4-5 hòn đá xuống nước, mỗi hòn đá là một trung tâm thực sự", ông Hoà phân tích.
Hướng đi này cũng được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến trong các hoạt động thu hút đầu tư vào Củ Chi vừa qua. Đó là phát triển Củ Chi trở thành một thành phố hiện đại, không kém gì trung tâm TPHCM. Củ Chi, Thủ Đức, Nam Sài Gòn phải được định hướng phát triển thành các trung tâm, thành phố thật sự. "Như vậy khi mua nhà cửa thì chúng ta không cần lấy tiêu chí cách trung tâm TPHCM bao nhiêu km. Chúng ta phải thay đổi tư duy, phải có những cực tăng trưởng, những trung tâm thành phố mới", ông Hoà chia sẻ.
Thay đổi mô hình phân quyền quản lý
Một vấn đề quan trọng khác cần xem xét trong quá trình xây dựng quy hoạch chung TPHCM là thay đổi sự phân quyền trong quản lý. PGS.TS Nguyễn Minh Hoà cho rằng, hiện chúng ta đang phân quyền để thừa hành, trong khi thế giới thực hiện phân quyền theo lãnh thổ. Trên mỗi vùng lãnh thổ thì thị trưởng là người chịu trách nhiệm về sự phát triển ở nơi đó theo đúng hành lang pháp lý. Áp dụng cơ chế khoán từ ngân sách, quy hoạch, phát triển giao thông, vấn đề nhân sự… "Không thể như hiện nay chúng ta có tiền mà làm gì cũng phải đi xin từng đồng", ông Hoà nêu vấn đề.
Cuối cùng, PGS.TS Nguyễn Minh Hoà cho rằng phải thay đổi mô hình quản lý hành chính. Nếu không thì TPHCM dù có Thành phố Thủ Đức, Thành phố Củ Chi nhưng không biết các đơn vị hành chính này sẽ hoạt động như thế nào.
Ông Hoà chỉ ra trên thế giới có rất nhiều mô hình thành phố cực lớn nằm trong đơn vị hành chính của một tỉnh. Ví dụ như Thủ đô Moscow của Nga có diện tích 2.500 km2, với khoảng 11 triệu dân, dù là thành phố lớn nhất, có cơ chế quản lý đặc biệt, nhưng vẫn nằm trong tỉnh Moscow - một đơn vị hành chính có đến 28 thành phố tương đương thủ đô Moscow.
Hoặc tỉnh Gyeonggi là đơn vị hành chính lớn nhất của Hàn Quốc, gồm 31 thành phố, các khu công nghiệp và làng nông nghiệp, làng nghề, trong đó có Thủ đô Seoul.
Hay mô hình vùng đô thị Manila của Philippines với 16 thành phố, do một hội đồng các thị trưởng điều hành.
Với quy mô và vị trí của TPHCM, cần phải thay đổi mô hình quản lý hành chính, "nếu không thì dù có thêm các mô hình "thành phố trong thành phố" như Thủ Đức cũng chỉ là một "quận to", không có quyền hành, không có ngân sách riêng", ông Hoà nói.
Sự thay đổi mô hình quản lý hành chính sẽ giúp quá trình tái cấu trúc đô thị thuận lợi hơn, chúng ta hoàn toàn có thể di dời một khu dân cư để tổ chức lại đô thị. Như vậy thành phố sẽ đẹp hơn, thông thoáng hơn, dễ quản lý hơn về mặt dân số, dễ quản lý hơn về mặt không gian.
Tất cả những bài toán trên, theo PGS. Nguyễn Minh Hoà, là vấn đề chiến lược mà TPHCM phải tính, còn nếu không chúng ta cứ chắp vá những ý tưởng của các nhiệm kỳ.
Băng Tâm
Từ khóa » Vị Trí Chiến Lược Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Vai Trò, Vị Trí Của Thành Phố Hồ Chí Minh đối Với Khu Vực Và Cả Nước
-
Thành Phố Hồ Chí Minh Xứng Tầm đô Thị đặc Biệt
-
Góc Nhìn Về Vị Trí Hiện Tại Của Thành Phố Hồ Chí Minh - HFIC
-
Thành Phố Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
TPHCM Là đô Thị Thông Minh, Phát Triển Ngang Tầm Với Các Thành Phố ...
-
Xây Dựng TP.HCM Có Trình độ Phát Triển Ngang Tầm Châu Á - PLO
-
TP.HCM Khẳng định Sức Sống Mạnh Mẽ, Tiên Phong đổi Mới, Xây ...
-
Quy Hoạch TP HCM Phải Tạo đột Phá Về Năng Suất, Chất Lượng, Sức ...
-
Thành Phố Hồ Chí Minh Giữ Vững Vai Trò đầu Tàu Phát Triển Của Vùng ...
-
Thành Phố Hồ Chí Minh - Tổng Quan Chung Từ Xưa đến Nay - Liengtam
-
TP.HCM Sẽ Phát Triển Ngang Tầm Với Các Thành Phố Lớn Của Châu Á
-
Tìm Hiểu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Qua Bản Đồ - ABG
-
Lịch Sử Hình Thành Thành Phố Hồ Chí Minh