Phẫu Thuật Cắt đoạn đại Tràng Xích Ma điều Trị Sa Trực Tràng
Có thể bạn quan tâm
Sa trực tràng là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại, chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh sa trực tràng thường gặp ở trẻ 1 - 3 tuổi (sa niêm mạc) và người trên 50 tuổi (sa niêm mạc và sa toàn bộ). Tuy không có biến chứng nguy hiểm nhưng sa trực tràng gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và lao động của người bệnh.
Những nguyên nhân thường gặp gây sa trực tràng gồm:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Trực tràng không dính vào thành bụng sau, thiếu độ cong xương cùng, túi cùng Douglas thấp, đáy chậu khiếm khuyết, độ gấp góc bóng trực tràng - ống hậu môn không đủ, van trực tràng kém phát triển;
- Nguyên nhân sinh hoạt: Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B, thiếu cân do ăn uống không đầy đủ, đợt tiêu chảy, Táo bón kinh niên, ngồi bô đi đại tiện không đúng lúc có nhu cầu;
- Nguyên nhân chấn thương: Sau các phẫu thuật sản phụ khoa, tiền sử Chấn thương vùng đáy chậu.
Triệu chứng bệnh sa trực tràng gồm:
- Cảm giác vùng hậu môn bị sa xuống;
- Có khối sa ở hậu môn: Dài và tròn, ban đầu xuất hiện khi đi ngoài, về sau xuất hiện khi ngồi xổm;
- Đi ngoài ra máu: Có máu tươi bám lên phân hoặc giấy vệ sinh;
- Đi ngoài không kiểm soát, có thể có tiết dịch nhầy.
Sa trực tràng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: Chảy máu do loét niêm mạc, gây viêm loét trực tràng, tắc ruột, vỡ trực tràng, sa sinh dục nữ và thoát vị đáy chậu. Vì vậy, cần phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế các nguy cơ gây bệnh như: Tránh Táo bón và tiêu chảy trong thời gian dài, bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, hạn chế ăn thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh, không nên rặn quá lâu hoặc quá nhiều.
Về phương pháp điều trị, trong giai đoạn đầu, sa trực tràng có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn hay các thuốc khác. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều cần được phẫu thuật để điều trị sa trực tràng triệt để. Loại phẫu thuật được lựa chọn sẽ tùy thuộc vào mức độ sa trực tràng và các vấn đề sức khỏe khác. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ hậu môn đáy chậu: Cắt bỏ đoạn trực tràng bị sa ra ngoài. Phương pháp này có thể được thực hiện kèm Gây tê tủy sống để làm giảm nguy cơ biến chứng, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn;
- Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: Cắt bỏ đại tràng xích ma, sau đó cố định trực tràng vào cấu trúc xương ở phần dưới tủy sống và khung chậu. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định mổ Nội soi với ưu điểm là đường mổ nhỏ hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với mổ mở truyền thống.
Từ khóa » Bô Lít Trực Tràng
-
Polyp đại Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Polyp đại Trực Tràng - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Polyp Trực Tràng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Thông Tin Mới Và đầy đủ Nhất Về Bệnh Polyp đại Tràng
-
Coi Chừng Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Polyp đại Tràng
-
Polyp đại Tràng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Polyp đại Tràng Bạn Nên Biết
-
Polyp đại Trực Tràng: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cắt Polyp đại Tràng Nằm Viện Bao Lâu? Có đau Không? - BookingCare
-
Cắt Polyp đại Trực Tràng Như Thế Nào? - YouTube
-
POLYP DẠ DÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Polyp Hậu Môn Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Nhận Biết
-
Phát Hiện 3 Polyp Trực Tràng Lớn Tiền Ung Thư Khi đi Khám Do Sụt Cân
-
Bệnh Sa Trực Tràng Và Những điều Cần Biết | BvNTP
-
THỤT THÁO CHUẨN BỊ SẠCH ĐẠI TRÀNG
-
[DOC] BÀI 23 KỸ THUẬT THỤT THÁO, THỤT GIỮ CHO NGƯỜI BỆNH Mã ...
-
Polyp Túi Mật: Phương Pháp Chẩn đoán Và Xử Trí