Phẫu Thuật Dính Thắng Lưỡi ở Người Lớn | TCI Hospital

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh tai mũi họng

Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn 27/05/2021 - 07:35 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Dương Văn Tiến Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê1900 55 88 92Đặt lịch khám

Không chỉ với trẻ em mà rất nhiều người lớn cũng bị mắc tật dính phanh lưỡi do từ nhỏ không được điều trị cắt phanh lưỡi sớm. Chính vì thế việc phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

1.Tật dính thắng lưỡi ở người lớn

Mô tả phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Mô tả phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Không ít người lớn vẫn mắc tật dính thắng lưỡi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi tật dính thắng lưỡi đã có từ khi sinh ra nhưng không điều trị kịp thời. Đặc biệt là trong những khoảng thời gian 15 – 20 năm trở về trước, khi nhiều trẻ em chưa có điều kiện chăm sóc tốt và kiến thức y học chưa được phổ biến như hiện nay thì việc trẻ bị dính thắng lưỡi không được điều trị là điều rất dễ hiểu. Hầu hết dân gian thường chỉ đề cập đến trẻ dính thắng lưỡi bằng tình trạng trẻ bị đầy lưỡi và xem đó là tình trạng rất bình thường.

Người lớn bị dính thắng lưỡi chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là với những ai bị dính thắng lưỡi nặng:

-Quá trình ăn uống, cử động lưỡi gặp khó khăn hơn bình thường do thắng lưỡi ngắn.

-Thường gặp tật nói ngọng, phát âm không rõ các âm cần cong lưỡi. Và không ít người gặp vấn đề trong giao tiếp thường ngày.

Không chỉ thế, do đặc điểm của dính thắng lưỡi không được điều trị sớm, thắng lưỡi có xu hướng phát triển dày hơn, lan rộng và bám rất chắc vào mặt dưới lưỡi và sàn miệng. Theo thống kê, người bị dính thắng lưỡi từ nhỏ có thể tăng mức độ dính thắng lưỡi khi trưởng thành.

2. Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn được thực hiện như thế nào?

Khác với trẻ em, người lớn phẫu thuật cắt phanh lưỡi phải thực hiện bằng phương pháp cắt gây mê. Quá trình thực hiện phẫu thuật cũng kéo dài và phức tạp hơn ở trẻ em rất nhiều, cụ thể:

2.1. Thăm khám ban đầu

Thăm khám ban đầu nhằm đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi của người bệnh. Đồng thời người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu, thăm khám kỹ lưỡng với bác sĩ gây mê. Đặc biệt với trường hợp người bệnh có hiện tượng máu khó đông, cần thông báo với bác sĩ khám để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

2.2. Phẫu thuật dính phanh lưỡi

Để có thể phẫu thuật dính phanh lưỡi, người bệnh cần được thực hiện gây mê trong suốt quá trình thực hiện. Về cơ bản, phẫu thuật cắt thắng lưỡi là cắt tấm niêm mạc nối sàn miệng và mặt dưới lưỡi. Song thực tế, trừ một số trường hợp phanh lưỡi chỉ dính ở đầu lưỡi (dính phanh lưỡi nhẹ) thì hầu hết ở người lớn vùng niêm mạc này thường rất rộng và có sự liên kết phức tạp với các mạch máu, dây thần kinh, vì vậy mà quá trình cắt thắng lưỡi cần được thực hiện rất thận trọng.

Song song với cắt phanh lưỡi, bác sĩ cần tiến hành tạo hình vùng dưới lưỡi đồng thời để đảm bảo thẩm mĩ cho vùng dưới lưỡi, và đặc biệt là giúp lưỡi được hoạt động hoàn toàn bình thường, sau phẫu thuật không tạo nên các hố, kẽ nhỏ gây khó chịu cho người bệnh

Sau phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn

Sau phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn

2.3. Chăm sóc hậu phẫu

Người bệnh sẽ được theo dõi một thời gian trước khi trở về nhà. Quá trình chăm sóc hậu phẫu vô cùng quan trọng, được ví như yếu tố quyết định tới sự thành công của cả cả phẫu thuật. Chính vì thế, hãy ghi nhớ lời dặn của bác sĩ và thực hiện đúng nhé!

3. Chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật dính thắng lưỡi ở người lớn

Phẫu thuật dính thắng lưỡi thành công được xem như đã hoàn thanh một nửa chặng đường giúp phá bỏ giới hạn của lưỡi. Bởi lẽ quá trình chăm sóc hậu phẫu sau phẫu thuật cắt và tạo hình phanh lưỡi ở người lớn vô cùng quan trọng, và là yếu tố quyết định sau cùng mức độ thành công của ca phẫu thuật.

3.1. Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật

Bệnh nhân sau phẫu thuật trước hết cần tuân theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng sau đây:

– Biến chứng chảy máu

Đây là biến chứng rất dễ gặp sau phẫu thuật của nhiều bệnh nhân. Nguyên nhân do cử động lưỡi quá mạnh khiến mạch máu vốn vừa tạm liền lại có thể chảy ra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp chảy máu nhiều và không tự hết, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

– Biến chứng nhiễm trùng

Có thể coi đây là biến chứng nguy hiểm nhất sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Lý do bởi lưỡi nằm trong khoang miệng, nơi tiếp nhận nguồn thức ăn nuôi sống cơ thể hằng ngày. Chính vì thế việc ăn gì, ăn như nào và đồ ăn lỏng mềm, cứng hay nguội cần đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời cần ghi nhớ việc uống thuốc và vệ sinh vùng miệng để tránh những nguy cơ nhiễm trùng.

– Nhiễm trùng tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt nằm ngay dưới lưỡi, là nơi sản sinh nước bọt của khoang miệng. Việc cắt thắng lưỡi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến nước bọt của bạn. Chính vì thế hãy đến thăm khám bác sĩ ngay khi thấy vùng dưới cằm, trên bổ họng bị sưng đau bởi rất có thể tuyến nước bọt đang bị viêm và tổn thương.

3.2. Những lưu ý sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nên ăn đồ ăn lỏng, mềm và nguội

Sau phẫu thuật nên ăn đồ ăn lỏng, mềm và nguội

Vậy, sau cắt thắng lưỡi, người lớn cần chú ý những điều gì để quá trình phục hồi tốt nhất? Dưới đây là một số điều mà bạn cần chú ý sau khi cắt phanh lưỡi:

– Hạn chế vận động nhiều để tránh gây xáo động vùng miệng. Song song với đó sau cắt phanh lưỡi cần hạn chế nói, hát, đặc biệt là các cử động lưỡi ngang dọc và uốn cong để hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu.

– Giữ vệ sinh vùng miệng đúng hướng dẫn.

– Sử dụng thuốc đúng giờ, đủ liều và theo kê đơn của bác sĩ để chống nhiễm trùng.

– Việc ăn uống nên chọn thực phẩm ít ngọt, ít mặn và không nên ăn đồ cay nóng. Sau phẫu thuật, bạn có thể sử dụng các đồ lạnh, mềm như sữa ít đường,… Sau 1 ngày có thể chuyển sang các đồ ăn nhạt, lỏng, mềm và nguội. Ngoài ra có thể sử dụng hoa quả bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên nên chọn các loại quả mềm, cắt miếng nhỏ để hạn chế cử động của lưỡi.

– Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường và thăm khám đúng lịch hẹn.

Song song với các biện pháp hồi phục tích cực tại nhà, khi vết thương lành lại, bạn nên tập các bài tập trị liệu giọng nói để có thể phục hồi giọng nói như người bình thường. Bởi hầu hết người lớn bị dính phanh lưỡi đều đi kèm tình trạng ngọng hoặc không thể phát âm chuẩn. Quá trình này có thể kéo dài một chút, tuy nhiên việc trị liệu sau phẫu thuật sẽ giúp bạn phát âm đúng, giúp bạn tự tin trong giao tiếp.

Khác với trẻ em,  sau phẫu thuật dính phanh lưỡi, người lớn cần kiên trì và tự chăm sóc, giữ gìn cẩn thận để phục hồi với kết quả tốt nhất. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hình dung tốt hơn về quá trình phẫu thuật và phục hồi dính thắng lưỡi ở người lớn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi nội soi tai mũi họng ống mềm Ưu đãi nội soi tai mũi họng ống mềm Chia sẻ: Từ khóa: dấu hiệu dính thắng lưỡidính thắng lưỡi Ưu đãi nội soi tai mũi họng ống mềm Bài viết liên quan
  • Theo chân TCI tìm hiểu quá trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi của bé N.Đ.M

    Theo chân TCI tìm hiểu quá trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi của bé N.Đ.M

    Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải nhiều khó khăn trong...

  • Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

    Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

    Có khoảng 5% trẻ được phát hiện dính thắng lưỡi ngay sau khi chào đời, còn lại đa...

  • Dính dây thắng lưỡi và hệ lụy không thể chủ quan

    Dính dây thắng lưỡi và hệ lụy không thể chủ quan

    Dính dây thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh, được ghi nhận ở khoảng 5% trẻ nhỏ...

  • Giải đáp: Có trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ không?

    Giải đáp: Có trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ không?

    Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ, rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Cụ thể,...

  • Giải đáp: Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

    Giải đáp: Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

    Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh, có tỷ lệ mắc là khoảng...

  • Giải đáp: Trẻ bị dính thắng lưỡi phải làm sao?

    Giải đáp: Trẻ bị dính thắng lưỡi phải làm sao?

    Được đánh giá là một dị tật bẩm sinh dạng nhẹ, những ảnh hưởng mà dính thắng lưỡi...

Câu hỏi liên quan
  • Polyp mũi tái phát được phẫu thuật cắt polyp mũi

  • Cách chữa viêm họng hiệu quả không cần uống thuốc tây

  • Cách điều trị viêm amidan với cơ thể rất nhạy cảm với thời tiết

  • Cắt amidan có nguy hiểm không?

  • Bệnh viêm mũi có chữa được không

Tin tức mới
  • Xương cá có tự tiêu không – Đây là câu trả lời

    Xương cá có tự tiêu không – Đây là câu trả lời

    Xương cá là một trong những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn cá, đặc biệt là khi…
  • Trị hóc xương cá hiệu quả: Hướng dẫn toàn diện

    Trị hóc xương cá hiệu quả: Hướng dẫn toàn diện

    Hóc xương cá là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai,…
  • Chữa hóc xương – An toàn và đúng cách trong từng tình huống

    Chữa hóc xương – An toàn và đúng cách trong từng tình huống

    Hóc xương, dù nghe có vẻ là một vấn đề phổ biến, nhưng nếu không được xử lý…
  • Cách chữa trẻ bị hóc xương cá: Hướng dẫn chi tiết

    Cách chữa trẻ bị hóc xương cá: Hướng dẫn chi tiết

    Hóc xương cá là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là khi các bé…
  • Cách lấy xương cá đâm vào họng: Hướng dẫn chi tiết

    Cách lấy xương cá đâm vào họng: Hướng dẫn chi tiết

    Hóc xương cá là một tình huống khó chịu và nguy hiểm mà nhiều người gặp phải khi…
  • Cách trị xương mắc cổ an toàn, hiệu quả

    Cách trị xương mắc cổ an toàn, hiệu quả

    Xương mắc cổ là một trong những tai nạn thường gặp khi ăn uống, đặc biệt là với…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » đầy Lưỡi