Phẫu Thuật Ghép đầu Người: Thành Công Còn Tệ Hơn Thất Bại

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Bruce Ames: Sàng lọc hóa chất gây ung thư Bruce Ames: Sàng lọc hóa chất gây ung thư
  • Khai thác “vàng đen” từ phế phẩm nông nghiệp Khai thác “vàng đen” từ phế phẩm nông nghiệp
  • Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên
  • Điều kiện gia đình quyết định mức độ thăng tiến xã hội Điều kiện gia đình quyết định mức độ thăng tiến xã hội
  • Tác động liên thế hệ của Luật Phổ cập giáo dục tiểu học đến tỷ lệ tử vong ở trẻ Tác động liên thế hệ của Luật Phổ cập giáo dục tiểu học đến tỷ lệ tử vong ở trẻ
  • Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị
  • Vấn đề giới trong thông điệp gửi người ngoài hành tinh Vấn đề giới trong thông điệp gửi người ngoài hành tinh
  • AI trong phục dựng tranh: Thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam AI trong phục dựng tranh: Thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam
  • Mê tín chi phối quyết định đầu tư Mê tín chi phối quyết định đầu tư
Tìm kiếm Trang chủ Khoa học

GS Sergio Canavero - bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Ý - đã tuyên bố ông đã ghép đầu người thành công trên thi thể và sẵn sàng tiến hành ghép đầu người trên cơ thể sống. Trước sự kiện này, cộng đồng y khoa thế giới bày tỏ nhiều băn khoăn và lo ngại.

Kỹ thuật đã sẵn sàngCa phẫu thuật được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Xiaoping Ren tại Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc).Kết quả cho thấy, những kỹ thuật mới do Canavero phát triển có thể nối lại thành công cột sống, dây thần kinh và các mạch máu của một đầu người đã chết với phần thân của một thi thể khác. Ca phẫu thuật hoàn thành trong 18 giờ như mục tiêu đề ra ban đầu.Sergio Canavero (phải) và Xiaoping Ren, những người đang lên kế hoạch tiến hành ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Ảnh: newsweek.com"Chúng tôi vừa thực hiện thành công ca ghép đầu người trên tử thi”, Canavero phát biểu trong một cuộc họp báo ở Vienna, Áo, hôm 17/11 và cho biết sẽ sớm cung cấp bằng chứng trong một bài báo khoa học. “Bước tiếp theo là hoán đổi đầu của hai người hiến tạng bị chết não. Đây cũng là bước cuối cùng cho ca ghép đầu chính thức sắp diễn ra."Về ca ghép đầu trên người sống, dự kiến diễn ra ở Trung Quốc, bác sĩ Canavero nói, "Có nhiều người trên khắp thế giới tình nguyện tham gia ghép đầu. Quyết định cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra ngay trước ca phẫu thuật, bởi vì nó còn phụ thuộc vào cơ thể người hiến tặng. Cơ thể người cho cần phải tương thích với người nhận về nhiều mặt", Canavero chia sẻ.Theo bác sĩ Canavero và đồng nghiệp, họ đã phát triển các kỹ thuật cần thiết để thực hiện ca ghép đầu. Trước tiên, cả người có đầu được ghép và người hiến tặng cơ thể (là người chết não) đều được cắt rời đầu khỏi thân thể cùng lúc bằng lưỡi dao cực kỳ sắc.Đầu người được ghép vào cơ thể mới nhờ sự trợ giúp của hợp chất polyethylene gylcol. Các bác sĩ tiêm hợp chất này vào giữa hai đầu tủy sống để gắn liền chúng lại với nhau. Sau đó, họ tiếp tục khâu các cơ và mạch máu trong lúc bệnh nhân bị hôn mê sâu. Bệnh nhân sẽ liên tục được nhận những cú sốc điện nhỏ để kích thích hoạt động của tủy sống, tăng cường kết nối giữa đầu và cơ thể mới.Sau khi bệnh nhân tỉnh lại, Canavero hy vọng người này có thể di chuyển, cảm nhận được khuôn mặt và nói bằng giọng cũ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều mạnh để ngăn chặn tình trạng cơ thể đào thải phần đầu cấy ghép.Phản ứng của cộng đồng y khoaGiáo sư Canavero cho biết, ông sẽ sớm thực hiện cấy ghép đầu cho hai bệnh nhân chết não. Sau khi hoàn thành bước này, ông có thể thử tiến hành ca phẫu thuật hoàn chỉnh kéo dài 18 tiếng trên người sống.Tuy nhiên, cộng đồng y khoa trên khắp thế giới nhanh chóng phản ứng trước tuyên bố của Canavero. Họ cho rằng, phẫu thuật ghép đầu người là trái với đạo đức và rất nguy hiểm.Jan Schnupp – giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Hồng Kông – cho biết: "Trên thực tế, việc cố gắng tiến hành loại phẫu thuật như vậy trong hoàn cảnh hiện nay không khác gì hành động phạm tội. Với tư cách một nhà khoa học về thần kinh, tôi muốn nói với mọi người rằng tôi hay bất kỳ đồng nghiệp nào của tôi đều nghĩ việc cắt rời đầu trong những thí nghiệm cực đoan, ít có khả năng thành công, là điều không thể chấp nhận."Theo các chuyên gia, dự án của Canavero gần như nắm chắc thất bại. Nếu ca ghép đầu người sống diễn ra, nó sẽ là một thí nghiệm đáng sợ gây thương tổn cho bệnh nhân, và thành công có thể còn tồi tệ hơn nhiều so với thất bại."Trừ khi Canavero hoặc Ren cung cấp bằng chứng thực sự cho thấy họ có thể ghép đầu trên một động vật lớn. Con vật phục hồi đầy đủ chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu không toàn bộ dự án này là sai trái về mặt đạo đức", James Fildes, nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Cấy ghép thuộc Bệnh viện Đại học South Manchester (Anh), nhận định.Fildes cho biết, điều đáng lo ngại hơn là nỗ lực ghép đầu người liên quan đến sự bất tử. Nhưng trong mỗi trường hợp đều cần cơ thể cấy ghép, do đó phải có một người tự nguyện chết để phục vụ quá trình phẫu thuật. Canavero định lấy cơ thể hiến tặng từ đâu nếu mục tiêu là chống lại quy luật tự nhiên? Và cuối cùng, nếu ghép đầu người trở thành hiện thực, liệu Canavero đã cân nhắc cách đối phó với hiện tượng tự đào thải những bộ phận trên đầu như da, cơ bắp, mắt và não?GS Canavero nói những thí nghiệm thành công gần đây của ông trên tử thi, chuột và khỉ, cho thấy kỹ thuật cấy ghép do ông phát triển đã mang lại hiệu quả. Nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh Canavero không đưa ra được bằng chứng, và thí nghiệm chỉ được xem là thành công nếu một cá thể sống sót sau quá trình phẫu thuật."Trong ca phẫu thuật ghép đầu, bác sĩ sẽ cắt đứt tủy sống và tất cả các dây thần kinh chạy qua cổ của bệnh nhân khiến họ bị tê liệt. Mặc dù chúng ta đã có nhiều phát triển đáng khích lệ trong lĩnh vực y học tái tạo, nhưng tổn thương ở tủy sống hiện nay không có cách nào phục hồi được. Thành công thực sự của một ca phẫu thuật ghép đầu người không thể đánh giá trên tử thi. Do đó, chúng ta cần thận trọng khi làm sáng tỏ thí nghiệm Canavero vừa công bố", Catherina Becker - Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Khám phá Não tại Đại học Edinburgh (Anh) – nói.Frances Edwards – giáo sư về thoái hóa thần kinh tại Đại học College London (ULC) – cho biết: "Tôi hoài nghi về thí nghiệm này. Không biết họ đã làm những gì vì không có báo cáo khoa học được công bố. Nhưng nếu ca phẫu thuật xảy ra, người được ghép đầu sẽ trở thành ai?"
Bác sĩ Canavero và đồng nghiệp Ren (ảnh) từng ghép đầu một con chuột nhỏ vào con chuột lớn hơn, sao cho cả hai đầu trên cơ thể con chuột lớn hơn đều được duy trì hoạt động não. Thí nghiệm được lặp lại trên nhiều cá thể chuột, hầu hết chúng sống sót trong khoảng 36 giờ sau phẫu thuật. Bác sĩ Canavero cũng tiến hành thí nghiệm tương tự trên một con chó, trong đó tủy sống của con vật bị cắt đứt hoàn toàn. Thời gian con vật sống sót cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ.Năm 2016, Canavero tuyên bố ghép đầu khỉ thành công. Con vật tiếp tục sống mà không có dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh trong 20 tiếng, trước khi bị tiêu hủy vì lý do đạo đức.
Quốc Hùng (Tổng hợp từ các báo nước ngoài)

TIN LIÊN QUAN

Điều gì xảy ra nếu ghép đầu người thành công?

Điều gì xảy ra nếu ghép đầu người thành công?

Bệnh nhân ghép đầu đầu tiên trên thế giới là người Trung Quốc

Bệnh nhân ghép đầu đầu tiên trên thế giới là người Trung Quốc

Dùng thực tế ảo để chuẩn bị cho bệnh nhân ghép đầu

Dùng thực tế ảo để chuẩn bị cho bệnh nhân ghép đầu

TIN KHÁC

Internet đang làm các công dân mạng lười suy nghĩ

Internet đang làm các công dân mạng lười suy nghĩ

Xác minh danh tính của một người qua ADN trong vài phút

Xác minh danh tính của một người qua ADN trong vài phút

Marie Curie: "Radium không phải để làm giàu cho bất kỳ ai"

Marie Curie: "Radium không phải để làm giàu cho bất kỳ ai"

TIN TIÊU ĐIỂM

Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới

02/11

FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc

27/12

Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường?

14/10

Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam

19/03

Sự kiện

Môi trường và biến đổi khí hậu

Môi trường và biến đổi khí hậu

Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Chân dung nhà khoa học Việt

Chân dung nhà khoa học Việt

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Ghép đầu Người Là Gì