Phẫu Thuật Ghép Lợi Cho Răng Hở Cổ, Tụt Lợi | Thẩm Mỹ Thu Cúc

Hở cổ răng, tụt lợi là tình trạng lợi không bám đủ vào chân răng làm chân răng nhô ra gây tình trạng ê buốt răng khi dùng thức ăn, đồ uống nóng, lạnh. Chân răng nhô ra sẽ làm cho răng trông dài hơn gây mất thẩm mỹ, vi cung răng biến dạng. Hiện nay, phẫu thuật ghép lợi cho răng hở cổ, tụt lợi là giải pháp hiệu quả, an toàn nhằm khắc phục tình trạng trên.

Nguyên nhân gây hở cổ răng, tụt lợi

  • Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ gây hở cổ răng và tụt lợi. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tụt lợi không do quá trình viêm: do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
Chải răng không đúng cách hoặc mắc bệnh răng miệng lâu ngày có thể gây hở cổ răng, tụt lợi

Chải răng không đúng cách hoặc mắc bệnh răng miệng lâu ngày có thể gây hở cổ răng, tụt lợi

  • Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.
  • Một nguyên nhân gây tụt lợi và hở cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách. Tình trạng tụt lợi do các nguyên nhân không do viêm thường chỉ liên quan đến một răng hoặc một vài răng và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.

Khi có hiện tượng hở cổ răng, tụt lợi, cần phải phẫu thuật ghép lợi sớm để giữ nụ cười đẹp và tránh sự khó chịu, ê buốt khi ăn uống và đề phòng các bệnh tiếp tục diễn biến sau đó như: phá hủy mô nướu, phá hủy xương, làm răng lung lay và mất răng,..

Quy trình thực hiện

Bước 1: Thăm khám

Khám tổng quan khoang miệng, tình trạng hở cổ răng, tụt lợi và sức khỏe của người bệnh. Chụp X quang kiểm tra độ dày xương hàm, mức độ tụt lợi.

Bước 2: Tư vấn

Các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về các phương pháp phẫu thuật ghép lợi:

  • Vạt có chân nuôi: Loại vạt trượt bên có chân nuôi được chỉ định khi mô nha chu ở vùng kẽ răng còn tốt và lợi vùng bên cạnh còn đủ rộng, đủ cao để tạo vạt trượt bên.
  • Ghép lợi tự thân: Khi không tiến hành được loại vạt có chân nuôi và vạt đẩy về phía cổ răng thì dùng vạt lợi tự thân. Nơi hiến vạt là niêm mạc lợi và tổ chức liên kết ở phía hàm ếch, thường từ răng nanh đến răng số 6.
MG 5450

Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Thu Cúc được nhiều người tìm đến khám chữa bệnh răng miệng

  • Ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô: thường dùng cho những trường hợp co lợi nhiều trên một răng, co lợi nhiều răng, đặc biệt co lợi ở hàm trên là nơi khó thành công với vạt có chân nuôi và vạt lợi tự do.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học: Áp dụng cho các trường hợp co lợi mà tổ chức nha chu ở kẽ răng còn tốt.

Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng).

Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và gây tê tại chỗ

  • Vệ sinh khoang miệng để sẽ phẫu thuật ghép lợi trong một môi trường vô khuẩn
  • Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ trước khi tiến hành phẫu thuật ghép lợi

Bước 4: Thực hiện phẫu thuật

  • Bác sĩ sẽ rạch hai đường ở vùng co lợi là đường rạch nhú lợi và đường rạch rãnh lợi.
  • Miếng vạt lợi được đặt lên vùng nhận, khâu lại và rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Đặt xi măng nha khoa che phủ vùng phẫu thuật.

Bước 5: Hướng dẫn cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám

Ưu điểm khi thực hiện phẫu thuật ghép lợi cho răng hở cổ, tụt lợi tại Thu Cúc

  • Bác sĩ chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám và phẫu thuật
  • Phòng bệnh vô khuẩn, thiết bị máy móc vô trùng ngay khi sử dụng nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Lợi được ghép đều, đẹp, bám chắc vào chân răng, hạn chế tụt lợi, hở cổ răng

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật ghép lợi cần tránh ăn những thực phẩm quá cứng bởi có thể làm bong vạt lợi và mảnh ghép.

Sau khi phẫu thuật ghép lợi cần tránh ăn những thực phẩm quá cứng bởi có thể làm bong vạt lợi và mảnh ghép.

  • Tránh ăn những thực phẩm quá cứng có thể làm bong vạt lợi và mảnh ghép.
  • Nên ăn thức ăn mềm trong 1 tuần, không chải răng vào vùng phẫu thuật trong 2 tuần đầu tiên.
  • Làm sạch răng miệng và vùng phẫu thuật bằng tăm bông và nước betadin pha loãng với nước muối sinh lý phun rửa qua bơm tiêm.
  • Từ tuần thứ 2, chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải rất mềm.
  • Uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề trong 1 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra vùng phẫu thuật.

Cách phòng hở cổ răng, tụt lợi

  • Cần sử dụng bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.
  • Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp… nên được các bác sĩ răng hàm mặt tư vấn phòng ngừa.

Ý kiến khách hàng

“Nhìn lợi bị tụt nên chân răng dài hơn rất mất thẩm mỹ, tôi đã quyết định đi phẫu thuật ghép lợi. Trước đó tôi cũng tìm hiểu nhiều bệnh viện, phòng khám nha khoa thì được biết tới Thu Cúc. Tại đây, tôi được chăm sóc và đón tiếp rất chu đáo từ khi đăng ký tới sau phẫu thuật. Các bác sĩ tận tâm, điều dưỡng viên chuyên nghiệp, nhẹ nhàng. Tôi rất hài lòng!” – chị Quỳnh Anh, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở Hà Nội: 1B Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thammythucuc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com /thammythucuc.com.vn/

Tổng đài: 1900 1920 - Hotline: 0964 080 999

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

Từ khóa » Ghép Mô Lợi Giá Bao Nhiêu