Phẫu Thuật Ghép Vạt Lợi Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Răng hàm mặt
Phẫu thuật ghép vạt lợi và những điều cần biết 28/04/2021 - 08:44 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Quyết
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI1900 55 88 92Đặt lịch khámPhẫu thuật ghép vạt lợi (nướu) là kỹ thuật nha khoa mới, hay được chỉ định cho người bị tụt nướu. Phẫu thuật này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn vì mang lại nhiều hiệu quả tích cực tuy nhiên kỹ thuật đòi hỏi phải được thực hiện điều trị tại những nha khoa uy tín, yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao và hệ thống thiết bị hiện đại.
1. Thông tin chung về phẫu thuật ghép lợi
1.1 Lợi ích của phẫu thuật ghép vạt lợi
Phẫu thuật ghép lợi là kỹ thuật giúp khắc phục nhiều khuyết điểm răng miệng, mang đến nụ cười hoàn hảo:
– Ngăn chặn hiệu quả tình trạng người bị tụt lợi, tiêu xương hàm tiếp diễn làm cho cấu trúc của khuôn mặt bị biến đổi.
– Khắc phục nhanh chính tình trạng ê buốt ở vùng chân răng, ngăn ngừa các bệnh lý về sâu chân răng, sâu răng.
– Giúp phục hình thẩm mỹ nướu, tạo ra sự hài hòa cho răng và lợi, mang đến nụ cười tự tin, đều đẹp.
– Cải thiện chức năng ăn nhai của hàm một cách thuận lợi.
– Với những người cắm trụ implant thì đây còn là kỹ thuật để mở rộng diện tích nướu, đủ để cắm trụ implant một cách chắc chắn mà không bị xô lệch.
1.2 Những ai cần phẫu thuật ghép vạt lợi
Phẫu thuật ghép lợi thường được chỉ định cho các trường hợp người sau đây:
– Bị tụt nướu do không điều trị viêm nha chu, khiến chân răng bị lộ ra ngoài, gây ê buốt, lâu dần sẽ bị sâu và mòn cổ răng.
– Người không tự tin với nụ cười do cười hở lợi nhiều, nướu bị phì đại và gây mất thẩm mỹ.
– Khu vực nướu răng bị sưng, viêm nghiêm trọng.
– Bệnh nhân mất răng cần trồng Implant nhưng vùng mô nướu quá mỏng, không đủ diện tích để đặt trụ Implant.
2. Các phương pháp phẫu thuật ghép lợi phổ biến
Hiện tại, có 3 loại ghép lợi thường được thực hiện. Tuy nhiên bác sĩ phải phụ thuộc vào tình trạng của từng người mà chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất:
– Ghép mô liên kết: đây là phương pháp hay được chỉ định cho điều trị nhiễm trùng chân răng. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, một vạt da sẽ được cắt ở vòm miệng và vùng mô dưới nắp, hay còn được gọi là mô liên kết dưới biểu mô. Chúng được lấy ra và khâu vào vùng mô nướu xung quanh gốc tiếp xúc. Sau khi mảnh ghép được lấy ra từ dưới nắp của vòm miệng và vạt được khâu lại xuống.
– Ghép lợi tự do tự thân: khá giống với kỹ thuật ghép mô liên kết vì sử dụng mô từ vòm miệng. Nhưng thay vì tạo vạt và loại bỏ mô trên cùng, thì ở đây một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng rồi gắn vào vùng lợi đang điều trị. Phương pháp này được chỉ định cho những người có lợi mỏng và cần thêm mô để mở rộng nướu.
– Ghép cuống: phương pháp này khác với hai phương pháp trên. Vạt, được gọi là cuống sẽ chỉ bị cắt đi một phần. Nướu sau đó được kéo xuống để che phần chân răng bị lộ và khâu vào đúng vị trí. Thủ tục này chỉ có thể áp dụng cho những người có nhiều mô nướu gần răng.
3. Quy trình phẫu thuật ghép lợi diễn ra như thế nào?
Quy trình phẫu thuật ghép lợi được diễn ra với những bước cơ bản sau:
– Thăm khám tổng quát: bệnh nhân tiến hành chụp X-quang răng để bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng. Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
– Vệ sinh răng miệng: sau khi đồng ý với phương pháp mà bác sĩ đưa ra bệnh nhân được thực hiện vệ sinh răng miệng để chuẩn bị ghép nướu. Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, làm sạch vùng răng nướu và gây tê cục bộ toàn vùng nướu cần điều trị.
– Phẫu thuật ghép nướu và làm mềm mô nướu, nha sĩ tiến hành ghép mô nướu mới vào khu vực bệnh nhân bị tụt lợi. Sau đó sẽ tái khám và cắt chỉ trong khoảng từ 7-21 ngày sau đó.
4. Một vài lưu ý sau phẫu thuật ghép lợi
Bệnh nhân có thể về nhà sau khi phẫu thuật ghép nướu xong, tuy nhiên cần thực hiện đúng theo quy tắc của nha sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu đặc biệt là giai đoạn chưa cắt chỉ. Những nguyên tắc hậu phẫu thường bao gồm những lưu ý trong chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc.
– Trong 10-14 ngày đầu sau khi ghép nướu, bệnh nhân ưu tiên các loại thức ăn mềm, mát, như trứng, mì ống, thạch, sữa chua, phô mai,…
– Trong lúc vệ sinh răng miệng không được dùng chỉ nha khoa hoặc chải đường viền nướu vì khu vực này đang trong giai đoạn hồi phục rất dễ bị tổn thương. Thay vào đó nên sử dụng nước súc miệng để giúp loại bỏ các mảng bám trong quá trình chữa bệnh.
– Về thuốc, người bệnh chỉ được sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng mà bác sĩ kê trong đơn.
– Ngoài ra trong quá trình chăm sóc nếu như người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau, sưng và bầm tím thường xuyên hoặc chảy máu nhiều ở vùng lợi mới được ghép thì cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị kịp thời xử lý.
Phẫu thuật ghép lợi là kỹ thuật khá mới nhưng không quá phức tạp. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần chú ý chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng. Kỹ thuật có thể gây ra hiện tượng chảy nhiều máu ở khu vực ghép lợi, sưng hoặc tím lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện bệnh nhân cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao để đạt hiệu quả phẫu thuật tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: răng lợi Bài viết liên quanVì sao bà bầu dễ mắc các bệnh về răng lợi?
Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể người phụ nữ có sự xáo trộn, đó chính là nguyên nhân...
Có nên niềng răng cửa thưa không?
Bí quyết để răng nướu luôn chắc khỏe
Thẩm mỹ răng có hại gì không?
Hôi miệng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách xử lý
Khám răng trẻ em tại hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có tốt không?
Cao răng ở đâu khó lấy nhất và giải pháp xử lý hiệu quả
Tìm hiểu đáp án cho câu hỏi “cao răng ở đâu khó lấy nhất”, không ít người “bật…Các phương pháp lấy cao vôi răng an toàn, hiệu quả hiện nay
Cao vôi răng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của nhiều…Lấy cao vôi răng cho trẻ em: Nên hay không và độ tuổi phù hợp
Ngay từ khi còn nhỏ, không ít bé đã gặp tình trạng răng ố vàng, nhiều mảng bám.…Những thông tin về dịch vụ và giá dán sứ veneer emax
Sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày thường xuất phát từ một nụ cười đẹp, nhưng không…Tìm hiểu bọc răng sứ giá bao nhiêu và những thông tin liên quan
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến nhất hiện nay,…Giá dán sứ veneer dành cho ai đang tìm hiểu
Dán sứ veneer là phương pháp nha khoa thẩm mỹ hiện đại, giúp mang lại nụ cười hoàn…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Ghép Mô Lợi
-
Phẫu Thuật Ghép Lợi Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Chỉ định Phẫu Thuật Ghép Nướu Cho Người Tụt Nướu | Vinmec
-
Phẫu Thuật Ghép Lợi (ghép Mô Liên Kết) Tại Nha Khoa Minh Thu.
-
Ghép Lợi điều Trị Tụt Lợi - Suckhoe123
-
Phẫu Thuật Ghép Lợi - Suckhoe123
-
Phẫu Thuật Ghép Lợi Cho Răng Hở Cổ, Tụt Lợi | Thẩm Mỹ Thu Cúc
-
ĐIỀU TRỊ TỤT LỢI - Răng Hàm Mặt
-
Khi Nào Cần Ghép Nướu? Chi Phí Ghép Nướu Là Bao Nhiêu Tiền?
-
Phương Pháp Mới điều Trị Tụt Lợi/Nướu - Nha Khoa AVA
-
Chi Phí Phẫu Thuật Ghép Lợi (Nướu Răng) Hết Bao Nhiêu Tiền?
-
Phẫu Thuật điều Trị Tụt Lợi, Ngừa Mất Răng Sớm - YouTube
-
Phẫu Thuật Ghép Nướu Khi Bị Tụt Nướu - YouTube
-
PHẪU THUẬT GHÉP TỔ CHỨC LIÊN KẾT DƯỚI BIỂU MÔ LÀM ...
-
Chi Phí Phẫu Thuật Ghép Lợi Hết Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Chuẩn ...