Phẫu Thuật Ghép Xương Trong Trồng Răng Implant | Dr. Care
Có thể bạn quan tâm
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị mất răng, sử dụng cầu răng sứ, hàm tháo lắp lâu năm sẽ bị tiêu xương hàm ít nhiều. Điều này gây cản trở trong việc tiếp nhận trụ Implant vì chất lượng xương và số lượng xương không đủ tiêu chuẩn cho phép. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật ghép xương ổ răng, xương hàm để tạo “nền móng” vững chắc cho trụ Implant.
1. Định nghĩa
Ghép xương trong trồng răng Implant hoạt động Bác sĩ sẽ chỉ định khi chất lượng và số lượng xương ổ răng, xương hàm của người mất răng không đủ điều kiện để cấy ghép trụ Titanium.
Xương tự thân hoặc xương nhân tạo sẽ được cấy ghép vào vị trí mất răng theo từng trường hợp khác nhau. Sau một thời gian xương được ghép tích hợp hoàn toàn với ổ răng, hàm của người mất răng, Bác sĩ sẽ tiến hành trồng trụ Implant.
Nếu Khách hàng thiếu xương ít hoặc chỉ cần ghép xương nhân tạo thì có thể thực hiện ghép xương trực tiếp tại Nha khoa Dr. Care.
Đối với các trường hợp tiêu xương quá nhiều, cần phải ghép xương tự thân thì sẽ được thực hiện ở bệnh viện và có ê kíp tiền mê hoặc gây mê hỗ trợ.
>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
2. Ưu điểm của phương pháp ghép xương
Kỹ thuật ghép xương giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.
Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm.
Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
Ngăn ngừa tiêu xương hàm.
3. Trường hợp cần ghép xương trong trồng răng Implant
Khi mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ bị thoái hóa, tiêu dần và không còn đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến vùng xương của răng cận kề. Do đó, cần phải ghép xương mới đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant.
4. Đối tượng chống chỉ định ghép xương
Người mất răng toàn hàm.
Người mắc bệnh toàn thân như: suy giảm miễn dịch, đã hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa kiểm soát, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu…
Người nghiện các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
Đang mắc bệnh răng miệng.
5. Các hình thức ghép xương trong trồng răng Implant
Ghép xương tự thân
Là xương được lấy từ một phần khác của cơ thể bệnh nhân như: xương hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ - để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng.
Ưu điểm: mức độ an toàn cao, không hoặc rất ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, ít nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.
Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là: phải mổ ở hai vùng khác nhau: vùng cần cấy ghép và vùng lấy xương cấy ghép.
Ghép xương đồng chủng
Là xương được lấy từ cá thể khác cùng loài, tươi hoặc đông khô, lưu trữ ở các ngân hàng mô như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.
Ưu điểm: có thể sử dụng được một số lượng hoặc khối lượng lớn mô ghép phù hợp về tính chất, thành phần hóa học của vùng nhận ghép.
Nhược điểm: có nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh và phản ứng thải trừ khá cao nếu xử lý không chuẩn.
Ghép xương dị chủng
Là xương được lấy từ các cá thể khác loài, qua quá trình xử lý và tùy mục đích ghép, người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: đông khô, đông khô khử khoáng, khử hữu cơ…
Nhược điểm: khả năng tương hợp sinh học kém và có nguy cơ thải trừ cao do kích thích phản ứng miễn dịch.
Ghép xương nhân tạo
Là dạng xương sinh học có thành phần chính là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo được ghép vào phần xương bị thiếu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Cứ mỗi tháng xương tự thân phát triển lên 1mm.
Ưu điểm: an toàn, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật 2 nơi.
Nhược điểm: Thời gian phục hồi lâu, phải mất đến 6 tháng để xương phát triển đủ điều kiện cần thiết và cần từ 3 – 6 tháng tiếp theo mới có thể phục hình trên Implant.
Ghép màng xương nhân tạo.
6. Lưu ý trước và sau khi ghép xương
Trước khi ghép xương
Không sử dụng chất kích thích trước và sau khi ghép ít nhất 2 tuần.
Điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng.
Sau khi ghép xương
Sau ghép xương sẽ có hiện tượng đau và sưng, do đó cần chú ý dùng thuốc giảm đau theo chỉ định Bác sĩ.
Không dùng lưỡi hoặc dị vật chạm vào vùng ghép.
Hạn chế hắt hơi, ho, khạc nhổ mạnh.
Những ngày đầu nên súc miệng bằng dung dịch được Bác sĩ chỉ định.
Không hút thuốc, sử dụng rượu bia ít nhất 2 tuần.
Sau cấy ghép vài ngày chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
7. Bảng giá dịch vụ
Để biết chi phí dịch vụ, bạn có thể xem: Bảng giá dịch vụ Implant tại Dr. Care
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật phục hình răng toàn hàm, hãy truy cập drcareimplant.com hoặc gọi Hotline:090 94 78910 để đặt lịch hẹn và được đội ngũ Bác sĩ Dr.Care tư vấn cụ thể.
11:03 | 12-04-202416:39 | 10-12-2018Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Nha khoa chuyên sâuTrồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
Gọi để nhận báo giá 24/7: 0909 478 910
Từ khóa » Ghép Xương Răng
-
GHÉP XƯƠNG RĂNG LÀ GÌ? GHÉP XƯƠNG RĂNG TRONG ...
-
Ghép Xương Răng Là Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? Có đau Không?
-
Phẫu Thuật Ghép Xương Nhân Tạo để Cấy Ghép Implant | Vinmec
-
Ghép Xương Trong Cấy Ghép Implant Và Những điều Cần Biết
-
Tổng Quan Về Kỹ Thuật Ghép Xương Trong Cấy Ghép Răng Implant
-
Phẫu Thuật Ghép Xương để Cấy Ghép Implant Có Nguy Hiểm Không?
-
Ghép Xương Răng Là Gì? Có đau Không? Bao Lâu Thì Lành?
-
Tiêu Xương Hàm Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ghép Xương ổ Răng - Suckhoe123
-
Phẫu Thuật Ghép Xương ổ Răng Là Gì? Có đau Không?
-
Giải đáp: Chi Phí Cấy Ghép Xương Răng Là Bao Nhiêu?
-
Cấy Ghép Xương Trong Làm Răng IMPLANT - Nha Khoa Đông Nam®
-
Chi Phí Ghép Xương Răng Là Bao Nhiêu Năm 2022