Phẫu Thuật Kéo Dài Chân – Cách Làm đẹp đau đớn.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với những tiêu chuẩn mới về vóc dáng và cái đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ ra đời như một tất yếu nhằm thoả mãn khao khát làm đẹp và khắc phục những nhược điểm ngoại hình mà nhiều phương pháp làm đẹp thông thường khác không thể can thiệp.
Tuy nhiên, cái nào cũng có mặt lợi và hại của chúng, cả với phương pháp thẩm mỹ cũng vậy, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe mà có khi bạn không ngờ tới. Hãy cùng “mổ xẻ” cặn kẽ phương pháp phẫu thuật kéo dài chân để nắm rõ cách thức cũng như những nguy cơ tiềm ẩn mà của phương pháp này.
Phẫu thuật kéo dài đôi chân là một trong những cách làm đẹp mạo hiểm, đôi khi để lại những biến chứng khó lường, nhưng không ít phụ nữ lại lựa chọn cách làm đẹp này. Trong số những loại hình phẫu thuật thẩm mỹ khá phức tạp và tốn kém hiện nay, phẫu thuật kéo dài chân được đánh giá là loại phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Phẫu thuật kéo dài chân là gì?
Khi tiến hành thẩm mỹ kéo dài chân, mỗi ngày cô gái đều phải tiến hành chỉnh đinh vít 3 lần, mỗi lần đinh vít sẽ được đưa sâu vào trong khoảng 7mm. Sau nhiều tháng, đôi chân của cô gái sẽ dài ra. Tuy nhiên, mức độ đau đớn cũng như những biến chứng sau phẫu thuật sẽ đeo đuổi cô gái này suốt cả cuộc đời.Sau khi cố định xương, cô gái phải nằm bất động 35 – 40 ngày. Đến khi tháo khung, chân vẫn luôn ở trong tình trạng rỉ máu. Nguyên lý của phương pháp kéo dài xương chân là cắt rời một chỗ trên đoạn xương chân cần kéo dài, xuyên các đinh chuyên dụng qua cả hai đoạn xương rời ra, rồi gắn vào một loại khung cố định đặc biệt ở bên ngoài chân.
Trung bình để kéo dài xương chân 5-7cm, bệnh nhân phải mang khung cố định 10-12 tháng, sau khi bỏ khung, bệnh nhân lao động, sinh hoạt hoàn toàn bình thường, các phần xương chân được kéo dài thêm có độ cứng chắc như xương cũ.Quá trình hàn gắn vết gẫy sẽ hình thành ra canxi, tủy xương và các tổ chức tế bào cần thiết khác để nối liền hai đầu xương gẫy lại với nhau. Đợi đến khi xương mới liền, người ta lại chỉnh vít trên khung bên ngoài, cho giãn ra khoảng 1mm/ngày ( kéo dài 2mm/ngày thì xương không kịp phát triển hoặc phát triển sẽ gây vẹo, méo, nếu chỉ kéo 0,5mm sẽ gây liền dính) nhằm mục đích bắt buộc các tổ chức xương phải tiếp tục lan ra để nối liền với nhau. Và cứ như vậy…. cho tới khi đạt được chiều dài xương chân như dự tính.
Đau đớn và Biến chứng
Bên cạnh mang lại niềm vui “thoát lùn” cho một số người, phẫu thuật kéo dài chân cũng có thể gặp nhiều biến chứng. Đầu tiên phải nghĩ tới là đau, đau sau phẫu thuật do cắt xương, xuyên đinh qua xương để đặt khung kéo, đóng đinh nội tuỷ chốt một đầu gần để kéo xương thẳng trục và sẽ chốt lại đầu xa khi đạt chiều dài cần kéo. Đau có thể xảy ra khi kéo xương mỗi ngày 1mm (chia đều bốn lần kéo trong ngày, thường bắt đầu kéo 7 – 10 ngày sau mổ). Đau do gân cơ, mạch máu, thần kinh cũng bị kéo căng theo xương. Một số người nhạy cảm có thể tăng huyết áp, bứt rứt mất ngủ, thậm chí căng tê khó chịu ở chân kéo. Ngoài ra, nhiễm trùng chân đinh khung kéo, trật hoặc bán trật khớp do kéo dài xương quá mức, lệch xương kéo, đứt đoạn canxi xương do nôn nóng kéo vượt quá quy định để đạt được chiều dài mong muốn… cũng rất dễ xảy ra.
Sau khi kéo sẽ đạt được chiều dài (tốt nhất từ 5 – 10cm), thời gian chờ lành xương cũng mất ít nhất gấp sáu lần thời gian kéo. Cụ thể, kéo dài xương 1cm mất 10 ngày thực hiện và mất thêm 60 ngày để xương lành, có trường hợp phải ghép xương tăng cường. Nếu kéo xương càng dài, các biến chứng nói trên xảy ra càng lớn, thời gian lành xương cũng lâu hơn. sau khi thực hiện phẫu thuật chân sẽ để lại seo rất rõ, đi lại nhiều sẽ gây đau nhức hoặc tê bàn chân, hoặc những khi thời tiết thay đổi bạn có thể bị nhức xương chân hoặc đau cơ chân.
Tạm kết
Phẫu thuật kéo dài chi có từ những năm 50 của thế kỷ trước, đã mang lại sự tự tin và làm thay đổi công việc, cuộc sống tốt đẹp cho nhiều người. Bên cạnh mục đích thẩm mỹ, cũng có nhiều trường hợp cần được kéo dài chân vì nhu cầu điều trị thực sự. Chẳng hạn, sau một tai nạn chấn thương, bệnh nhân bị mất xương ngắn một chân, hay khớp giả nhiễm trùng xương. Khi đó, bác sĩ phải mổ kéo dài chân để bằng với chân lành, hoặc đồng thời cắt bỏ đoạn xương bị viêm và nén ép mặt gãy, kéo dài đoạn xương lành để không bị ngắn so với chân lành.
Tuy nhiên, dù là kéo dài chân vì nhu cầu điều trị hay nhu cầu thẩm mỹ, cũng cần phải tham khảo bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Việc một số người vì tin vào những lời quảng cáo của các thiết bị kéo dài chân, mua về tự thực hiện lấy, “tiền mất tật mang” là nguy cơ hoàn toàn có thể nhìn thấy trước.
Từ khóa » Kéo Dài Chân Dr đoàn
-
Dr. Đoàn - Dịch Vụ Kéo Dài Chân Thẩm Mỹ Số 1 Việt Nam
-
Kéo Dài Chân - Dr Đoàn - Home | Facebook
-
Dr Đoàn - Kéo Dài Chân - YouTube
-
Kéo Dài Chân - Dr Đoàn (@drdoankeodaichan) • Instagram Photos ...
-
Kéo Dài Chân - Dr Đoàn, 137B Nguyễn Văn Cừ, P.Ngọc Lâm, Q.Long ...
-
Đi Tìm Chiều Cao Mơ ước - Kỳ Cuối: Kéo Dài Chân: Cầu Nhiều, Có Nên ...
-
Kéo Dài Chân - Phương Pháp Phẫu Thuật An Toàn Và Hiệu Quả Giúp ...
-
Kéo Dài Chân Tăng Chiều Cao: Cắt Xương, đeo Khung Hàng Tháng Trời
-
Kéo Dài Chân An Toàn – Đôi điều Cần Biết
-
Dr Đoàn Khám Lại Bạn Nam Kéo 7cm Sau 2,5 Năm Kéo Dài Chân
-
Viện Phẫu Thuật Kéo Dài Chi - DALRI
-
TS.BS. Nguyễn Văn Lượng - Kéo Dài Chân