Phẫu Thuật Nâng Mông: Những điều Bạn Nên Biết - Hello Bacsi
Phẫu thuật nâng mông giúp nâng và làm săn chắc da mông. Bác sĩ sẽ loại bỏ da thừa và định vị lại các mô xung quanh để tạo ra cặp mông săn chắc, trẻ trung hơn.
Phẫu thuật nâng mông khác với phương pháp bơm mông, một thủ thuật giúp tăng kích thước mông bằng cách tiêm mỡ tự thân làm mông căng tròn hơn.
Quá trình nâng mông loại bỏ quá nhiều da thừa, mô hay cơ có thể làm mông phẳng đi. Khi đó, phẫu thuật nâng mông sẽ được kết hợp với phương pháp ghép mỡ hoặc nâng cơ lấy từ chính cơ thể bệnh nhân.
Lợi ích từ phẫu thuật nâng mông
Phẫu thuật nâng mông thường được thực hiện ở những người có nhiều da thừa ở mông và mặt sau của đùi trên. Phẫu thuật cũng giúp cải thiện sự xuất hiện của các nếp nhăn, các ngấn trên da do mỡ thừa gây nên. Mục tiêu cuối cùng của việc nâng mông là đưa cơ thể trở lại hình dáng ban đầu sau khi da bị mất độ đàn hồi do giảm cân quá mức hay do ảnh hưởng của tuổi tác, thời gian.
Mặc dù phẫu thuật sẽ loại bỏ một lượng nhỏ chất béo và da dư ở mông nhưng sẽ không làm giảm đáng kể kích thước mông. Bạn cần phải giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định trước khi quyết định tiến hành các phương pháp giúp làm săn chắc cơ mông như nâng mông.
“Ứng cử viên’ sáng giá cho phẫu thuật nâng mông
Những người không hút thuốc lá, có sức khỏe tốt và duy trì cân nặng ổn định nhờ chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh sẽ đáp ứng tốt với phẫu thuật nâng mông. Ngoài ra, họ cũng nên có suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn và nhận thức rõ về những kỳ vọng thực tế của bản thân khi thực hiện phẫu thuật.
Cân nhắc trước khi phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm trước phẫu thuật để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe. Bạn có thể được yêu cầu điều chỉnh, ngưng sử dụng các thuốc đang dùng hay bắt đầu sử dụng một số loại thuốc trong vòng 1–2 tuần trước khi phẫu thuật, chẳng hạn aspirin, thuốc chống viêm và các loại thảo dược bổ sung khác. Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng hút thuốc trước khi phẫu thuật.
Quá trình hồi phục
Sau khi nâng mông, bạn không thể ngồi trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, bạn có thể trở lại tiếp tục làm việc sau khoảng 2 tuần, miễn là thời gian ngồi không kéo dài quá lâu. Bạn tránh thực hiện tất cả các hoạt động gắng sức và kéo dài ít nhất khoảng 4–6 tuần. Điều quan trọng nhất là vết mổ cần được nghỉ ngơi, tránh chịu những áp lực quá mức, bị mài mòn hoặc chuyển động nhiều trong thời gian này.
Tương tự như các loại phẫu thuật khác, bạn cần hiểu rằng các hướng dẫn trong quá trình hồi phục có thể thay đổi theo từng cá nhân nhất định dựa trên tình trạng sức khỏe, các kỹ thuật được sử dụng và nhiều yếu tố khác xung quanh quá trình phẫu thuật. Nếu có bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Các rủi ro và biến chứng khi nâng mông
Những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Để lại sẹo không mong muốn
- Chảy máu quá nhiều hoặc bị tụ máu
- Hoại tử mô mỡ hoặc da (bị chết mô)
- Vết thương khó lành hoặc rách vết thương
- Hình thành các cục máu đông
- Các rủi ro trong quá trình gây mê
- Tạo huyết khối trong các tĩnh mạch
- Biến chứng ở tim và phổi
- Phù nề dai dẳng (sưng tấy) hay tích tụ dịch tiết
- Đau dai dẳng
- Mất cảm giác trên da tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Mông không đối xứng hoặc kết quả thẩm mỹ không như mong muốn phải tái phẫu thuật
- Da chảy xệ trở lại
Hơn nữa, khi bạn cảm thấy đau ngực, khó thở, nhịp tim bất thường hay chảy máu quá nhiều, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc tới trung tâm y tế gần nhất.
Chi phí phẫu thuật nâng mông
Tổng chi phí cho một phẫu thuật nâng mông khá cao, dao động từ 90–300 triệu. Sự chênh lệch chi phí có thể phụ thuộc vào độ phức tạp của phẫu thuật, phương pháp thực hiện và trình độ cũng như kỹ năng, danh tiếng của bác sĩ phẫu thuật. Địa điểm bạn lựa chọn thực hiện phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến chi phí nâng mông, nếu tiến hành phẫu thuật ở nước ngoài bạn phải chuẩn bị chi trả nhiều hơn.
Tổng chi phí bao gồm phí cho bác sĩ phẫu thuật, phí gây mê, phí cơ sở vật chất của trung tâm và thuốc sử dụng sau khi phẫu thuật.
Các quy trình bổ sung
Phẫu thuật nâng mông thường được thực hiện kết hợp với các quy trình thẩm mỹ khác như nâng ngực, nâng đùi, hút mỡ để thay đổi ngoại hình như mong muốn của bệnh nhân. Nếu có quá nhiều da thừa ở vùng bụng từ thắt lưng trở xuống, bạn có thể cân nhắc đến thủ thuật cắt bỏ mỡ vùng thắt lưng, làm săn chắc bụng.
Khi giảm cân quá mức, bạn có thể cảm thấy độ đàn hồi của da mặt bị ảnh hưởng. Do đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp giúp nâng cơ mặt, căng da cổ hay nâng chân mày để cải thiện sắc đẹp.
Kết quả sau khi phẫu thuật
Sưng tấy hầu như sẽ giảm bớt trong 6 tuần đầu tiên, nhưng phải mất đến 1 năm sau khi phẫu thuật thẩm mỹ để bạn cảm nhận hết kết quả. Các đường nét trên cơ thể bạn sẽ thay đổi vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc, giữ gìn cẩn thận, không để bản thân tăng cân hoặc giảm cân quá mức. Tuy nhiên, thời gian và tuổi tác vẫn có những tác động xấu đến ngoại hình.
Bác sĩ cũng sẽ cố gắng che giấu tất cả các vết sẹo do phẫu thuật để bạn vẫn thoải mái diện được những bộ đồ bơi yêu thích. Những vết sẹo trong quá trình phẫu thuật này sẽ tồn tại vĩnh viễn nhưng có thể cải thiện theo thời gian, bạn có thể sử dụng các thuốc làm mờ và phẳng sẹo.
Quy trình phẫu thuật nâng mông
Gây mê theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc mê hoặc tê sẽ được sử dụng để giúp bạn không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật. Gây mê toàn thân khiến bạn “ngủ’ trong toàn bộ quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với phẫu thuật nâng mông, bác sĩ có thể chỉ gây tê cục bộ và gây tê tĩnh mạch nếu chúng phù hợp với bạn.
Thực hiện các vết mổ
Các vết mổ khi nâng mông thường có hình dạng elip ở phần da phía trên của mông (theo đường bikini), kiểu rạch có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng và vị trí của da thừa và mỡ. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để xác định trước kỹ thuật rạch nào có thể thực hiện được và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Cắt bỏ da thừa và tái định vị
Sau khi mở các vết rạch, bác sĩ sẽ loại bỏ những phần da thừa trên mông. Sau đó, phần da còn lại được căng ra và kéo lên vị trí mới.
Đóng vết mổ
Các vết mổ được đóng lại bằng chỉ khâu và thường được hỗ trợ thêm bằng băng phẫu thuật và keo dán da (giúp liên kết các mô lại). Băng dính hoặc băng gạc được sử dụng cho các vết mổ, bạn có thể có các ống nhỏ tạm thời đặt dưới da để giúp dẫn lưu máu hoặc chất lỏng dư thừa tiết ra sau phẫu thuật.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi tiến hành nâng mông xong, bạn sẽ được chuyển về khu vực chăm sóc hậu phẫu. Khi đó, nhân viên y tế sẽ theo dõi các biểu hiện trên cơ thể bạn sau phẫu thuật. Tốt nhất, bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè chăm sóc trong 24 giờ đầu tiên.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Bơm Mông Có Nguy Hiểm Không
-
Nâng Mông Nội Soi Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Thẩm Mỹ Vòng ...
-
Nâng Mông Có Nguy Hiểm Không? 5 Điều Cần Lưu Ý
-
Có Nên Nâng Mông Bằng Mỡ Tự Thân Không? - BVTM JW Hàn Quốc
-
Tiêm Mông Có Nguy Hiểm Không? Bác Sĩ Tư Vấn Giải đáp
-
Hậu Quả Kinh Hoàng Vì... Bơm Mông - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nâng Mông Có ảnh Hưởng Gì Không? Có Hại Cho Sức Khỏe Không?
-
Nâng Mông Bằng Mỡ Tự Thân - Hút Mỡ Bơm Mông Hiện đại Ngày Nay
-
Tắc Mạch Mỡ Và Nguy Cơ Tử Vong Sau Cấy Mỡ Mông - Suckhoe123
-
Nâng Mông Có Nguy Hiểm Không? 3 Lưu ý để Nâng Mông An Toàn
-
Mỡ Tự Thân: Có đủ Nâng Mông độn Ngực? - Tiền Phong
-
Tiêm Mông Có Nguy Hiểm Không - Có Nên Tiêm Filler Mông Không
-
Biến Chứng Nặng Vì Bơm Silicon độn Mông Không Rõ Nguồn Gốc
-
Nâng Mông Có Nguy Hiểm Không? Có Biến Chứng Gì Không?
-
Hoại Tử Mông Hơn 6 Tháng Do Tiêm Mỡ Nhân Tạo - Bệnh Viện Việt Đức
-
Các Phương Pháp Nâng Mông Phổ Biến Hiện Nay - Vinmec
-
Tiêm Mỡ Nhân Tạo để Nâng Mông, Cô Gái 25 Tuổi Bị Hoại Tử
-
Cấy Mỡ Tự Thân Và Những Rủi Ro Tử Vong Cận Kề - Báo Lao Động