Phẫu Thuật, 'nuôi' Sống Thành Công Bàn Chân Bị đứt Gần Rời Do Tai ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân Cao Thị Kh. 26 tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội, bị tai nạn lao động, gây dập nát, đứt gần rời bàn chân phải. Sau tai nạn, máu qua vết thương chảy nhiều, các gân bị đứt, nhổ giật, cuộn thành búi, bàn chân chỉ dính cầu da nhỏ ở phía gan chân.
Sau tai nạn, nạn nhân nhanh chóng được cấp cứu, băng bó, ga rô, buộc bàn chân đứt gần rời với cổ chân và vận chuyển đến Bệnh viện Quân Y 103 sau 3 giờ bị tai nạn.
Bệnh nhân nhanh chóng được làm các xét nghiệm cấp cứu, chụp X-quang, truyền máu, truyền dịch, chống sốc, đồng thời chuẩn bị phẫu thuật cấp cứu xử trí tổn thương và trồng lại bàn chân nếu có thể.
Người bệnh vừa được chống sốc vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Các phẫu thuật viên khoa Chấn thương chung và vi phẫu đã tiến hành cắt lọc vết thương, loại bỏ dị vật và tổ chức dập nát, tưới rửa làm sạch vết thương.
Tổn thương được đánh giá lại sau khi cắt lọc: Bàn chân bị đứt gần rời chỉ còn dính cầu da rộng 3cm ở gan chân, tất cả các xương bàn bị gãy, tất cả các gân gấp và gân duỗi bị đứt và bị nhổ giật, phần bàn ngón chân nhợt nhạt không còn được nuôi dưỡng. Một cuộc hội chẩn cấp tốc được thực hiện tại phòng mổ và quyết định: "trồng lại" bàn chân.
Các phẫu thuật viên tiến hành kết xương cho 5 xương bàn bị gãy, khâu nối các gân gấp và gân duỗi của 5 ngón chân, khâu nối các mạch máu và thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu.
Sau mổ, bệnh nhân diễn biến thuận lợi, không còn sốc, bàn và ngón chân hồng ấm sau "trồng" lại. Tuy nhiên những ngày sau đó, vết thương bị nhiễm khuẩn, hoại tử phần mềm sát vết thương mặc dù phần ngoại vi được nuôi dưỡng rất tốt. Các bác sĩ tiếp tục chăm sóc vết thương. Sau 4 tuần phẫu thuật, bàn ngón chân được trồng lại sống hoàn toàn, vết thương đã liền sẹo.
ThS. BSNT. Thái Ngọc Bình - Khoa Chấn thương chung và vi phẫu (Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân Y 103)- người trực tiếp tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân khuyến cáo: Khi bị thương, cần nhanh chóng băng bó, cầm máu và vận chuyển nạn nhân cùng chi thể đứt rời đến tuyến chuyên khoa. Chi thể đứt lìa cần được bảo quản trong túi nilon có chứa không khí sau đó đặt túi nilon có chứa phần chi thể đứt lìa vào túi chứa đá lạnh. Với chi thể đứt gần lìa cũng nên được bảo quản lạnh. Việc cấp cứu và bảo quản đúng sẽ góp phần bảo tồn được chi thể.
- Tham khảo thêm
Nối liền bàn tay bị máy cắt giấy xén đứt lìa, dập nát hoàn toàn
Từ khóa » Gân Duỗi Bàn Chân
-
Đứt Gân Tay, Chân Nguy Hiểm Thế Nào? | Vinmec
-
Phục Hồi Sau Phẫu Thuật Nối Gân Chân Như Thế Nào? | Vinmec
-
PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI DÀI NGÓN MỘT
-
Hồi Sinh Bàn Chân Tưởng Như Tàn Phế Vì đứt Gân Và Có Dấu Hiệu Hoại ...
-
Tổng Quan Các Bệnh Lý Bàn Chân Và Cổ Chân - Cẩm Nang MSD
-
Thăm Khám Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giải Phẫu Vùng Bàn Chân - Y Dược Tinh Hoa
-
Giải đáp Vấn đề Liên Quan ĐỨT GÂN CHÂN & Cách điều Trị Tốt Nhất
-
Bệnh Viêm Cân Gan Chân
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Viêm Cân Gan Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm Giải đáp Câu Hỏi Về Chấn Thương Chỉnh Hình