Phẫu Thuật Thận Móng Ngựa Tại Bệnh Viện đa Khoa Trung ương Cần Thơ
Có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thận móng ngựa tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ
Ngày đăng: 04-03-2013 09:24:11 Nguồn đăng: AdministratorNgày 25.2.2013, khoa Ngoại Niệu bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã phẫu thuật nội soi thành công một trường hợp có sỏi niệu quản có thận móng ngựa.
THẬN MÓNG NGỰA
Phẫu thuật thận móng ngựa tại bệnh viện.
Ngày 25.2.2013, khoa Ngoại Niệu bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã phẫu thuật nội soi thành công một trường hợp có sỏi niệu quản có thận móng ngựa.
Bệnh nhân là ông N.N.A (74 tuổi, ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang). Ông A. nhập viện hôm 18.2 với các triệu chứng đau bụng âm ỉ, kéo dài và quặn thắt từng cơn.
Qua siêu âm, chụp CT Scanner, các bác sĩ chẩn đoán ông A. bị sỏi niệu quản to 1,2 cm x 3 cm, thận phải ứ nước độ I, giãn niệu quản phải; thận trái ứ nước độ II, giãn niệu quản trái và hai quả thận dính vào nhau vùng cực dưới biểu hiện của thận hình móng ngựa.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã quyết định mổ nội soi sau phúc mạc vùng hông lưng trái để lấy sỏi.
Thận móng ngựa là gì?
Thận móng ngựa (TMN) là một dị dạng về hình thái thận là dạng bất thường dính thận với nhau thường gặp. Bao gồm 2 thận 2 bên đường giữa hoạt động độc lập, nối với nhau bởi cực dưới bởi 1 eo là mô thận có chức năng hoặc là mô liên kết ngang qua đường giữa.
Trên lâm sàng, các loại dị dạng thận thường gặp gồm có dị dạng về số lượng (một thận hay nhiều thận), về hình thái (dị dạng phát triển thận, nhu mô thận phát triển không bình thường gọi là thiểu sản thận), dị dạng vị trí (thận lạc chỗ), thận di cư vị trí (chẳng hạn niệu quản không đổ vào bàng quang mà đổ vào âm đạo).
Hình: Thận bình thường và thận móng ngựa.
Thận móng ngựa là bất thường thường gặp nhất trên thận dính nhau, thường gặp ở nam hơn là ở nữ với tỷ lệ là 1/400-1/800. Tần suất thật sự khoảng giữa 2 cực. Thận móng ngựa gặp gấp 2 lần ở nam so với nữ. Không có nguyên nhân di truyền nào được biết, nhưng khi trẻ sinh đôi thì thường gặp.
Nguyên nhân có hay không?
Có hai lý thuyết liên quan phôi học thận móng ngựa được khuyến cáo.
(1) Lý thuyết cổ điển là TMN hình thành trong lúc thành lập cơ quan, khi cực dưới của 2 thận này dính với nhau ở đường giữa.
(2) Lý thuyết dính nhau này phù hợp với eo TMN là mô xơ. Khi thận móng ngựa dính nhau mà phần eo là chủ mô chức năng là hậu quả của sự kiện bất thường liên quan đến quá trình di chuyển của các tế bào sinh hậu thận, sau đó hợp nhất lại để tạo thành eo. Cơ chế này cũng giống như những bất thường có liên quan đến tăng sản như bướu Wilms, bướu carcinoid kết hợp vớ TMN
Giải phẫu có bất thường gì?
Thận bất thường thường không di chuyển đến đúng vị trí hoặc đủ độ xoay. 95% nhập ở cực dưới. Ở vị trí cuối cùng của nó, động mạch mạc treo tràng dưới và niệu quản bắt chéo ra trước tạo thành cầu nối giữa hai phần thận. Eo này có thể là dây xơ hoặc là chủ mô thận bình thường.
Mạch máu cung cấp cho thận thường thay đổi. 30% ở vị trí bình thường còn lại 70% xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch thận, mạch treo tràng, chậu hoặc động mạch cùng. 30% eo thận ngăn cản sự bài tiết nước tiểu, gây nhiễm trùng tiểu tái phát, 20% gây sỏi và trên 80% gây trào ngược bàng quang niệu quản. Tuy nhiên phần lớn thận móng ngựa không có triệu chứng. 78% trường hợp thận móng ngựa thường kèm theo bất thường hệ tim mạch, hệ xương, hệ niệu sinh dục, nguy cơ hoá ác cũng tăng so với thận bình thuờng. Tỷ lệ bướu Wilms gấp 1,5 đến 8 lần.
Bệnh có nguy hiểm không?
Có thể nói rằng, sự hiện diện thêm một phần “eo thịt” thừa ấy đã không đóng góp gì thêm cho chức năng thận mà nó còn là nguyên nhân gây ra thêm bao tình trạng bệnh tật khác. Điểm lại người ta thấy, nhiều biến chứng mới xuất hiện như thận ứ nước, sỏi thận, nhiễm khuẩn đường niệu, ung thư thận. Điều vô cùng đáng lưu tâm là tỷ lệ bị những biến chứng này cao hơn hẳn so với người có hai quả thận tách bạch. Điều này được chứng minh bằng số liệu thống kê.
Có tới 35% người bị bệnh thận hình móng ngựa bị tắc nghẽn đường tiết niệu. Điều này không có gì là quá khó hiểu. Bởi vì sự xuất hiện eo thận giả đã đẩy điểm tiếp nối niệu quản và bể thận ở tít trên cao. Sự định cư bất thường về điểm thoát nước tiểu đã làm cho nước tiểu không được thoát ra toàn bộ. Điểm tiếp nối cao thì rõ ràng là nước tiểu không thể chảy ra hết dẫn đến những hậu quả ứ nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiểu.
Nếu nói về sỏi thận thì có tới 20-60% người bị thận hình móng ngựa mắc phải. Tiếp theo có khoảng 30-40% tỷ lệ bệnh nhân bị thận móng ngựa bị nhiễm khuẩn đường niệu. Tệ hại hơn, 45% ung thư biểu mô thận thuộc các trường hợp dị dạng thận hình móng ngựa. Đó là hậu quả của một loạt sự tác động tổng hợp từ nhiều yếu tố như sỏi thận, nhiễm khuẩn đường niệu, ứ đọng nước tiểu.
Có dễ phát hiện không?
Người bị bệnh thận hình móng ngựa không dễ gì tự phát hiện ra bệnh tật của mình. Tức là người bệnh chỉ được phát hiện tình cờ hay được phát hiện khi bệnh đã điển hình. Hiếm có ai phát hiện được ở trong giai đoạn sớm. Đó là bởi vì người bệnh vẫn có hai quả thận hoạt động bình thường. Vẫn bài tiết ra nước tiểu nên ít ai nghĩ rằng mình bị thận hình móng ngựa. Nhưng khi có biến chứng rồi thì đi khám mới vỡ lẽ ra, mình bị dị tật thận từ lúc mới sinh. Người ta có thể phát hiện thận móng ngựa bằng 2 cách:
(1) Khám lâm sàng bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, sốt dai dẳng…
(2) Cận lâm sàng như Xquang, siêu âm, CT scan... có hình ảnh hình móng ngựa trên phim.
- Siêu âm đôi khi có những hạn chế về mặt kỹ thuật, đặc biệt ở những bệnh nhân có thân hình to lớn, lúc đó quan sát phần eo của thận móng ngựa sẽ rất khó. Ngoài ra, thận móng ngựa có thể bị bỏ qua ở những lần siêu âm kiểm tra thường quy, trừ phi có sự chú ý để chẩn đoán loại trừ. Trên hình ảnh siêu âm, đôi khi không thể phân biệt được giữa thận móng ngựa và thận dính bắt chéo lạc chỗ. Khi một quả thận lạc chỗ chạy qua phía đối diện nó được gọi là thận lạc chỗ bắt chéo và thận này sẽ nằm thấp hơn thận đối diện. Khi chúng dính với nhau thì sẽ được gọi là thận dính bắt chéo lạc chỗ (renal cross fused ectopia)
- Trong đa số các trường hợp, không thể dùng UIV để phân biệt giữa eo xơ và eo chủ mô của thận móng ngựa. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, rất khó chẩn đoán thận móng ngựa chỉ đơn thuần dựa trên các kết quả của UIV. Trên phim UIV, một thận xoay bất thường hoặc thận lạc chỗ đôi khi có thể bị nhầm với thận móng ngựa.
- CT scan có dựng hình giúp chẩn đoán trực quan thận móng ngựa.
- Chụp xạ hình thận có thể giúp íchCó cần điều trị không?
Chỉ phẫu thuật khi có biến chứng như:
(1) Hẹp khúc nối bể thận niệu quản thường gặp ở bên trái: tạo hình khúc nối, hay mở niệu quản đài thận ra da.
(2) Sỏi thận, sỏi niệu quản: điều trị như ở thận bình thường, chú ý sự khác nhau về cấu trúc giải phẫu trong khi phẫu thuật.
(3) Nhiễm trùng tái phát, suy giảm chức năng thận...
Từ khóa » Thận Hình Móng Ngựa Có Nguy Hiểm Không
-
Thận Móng Ngựa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Dị Tật Thận Hình Móng Ngựa Hiếm Gặp Nhưng Nguy Hiểm
-
Bệnh Thận Móng Ngựa ở Trẻ Em - Bệnh Hiếm Nên Cần Hiểu Rõ
-
Thận Hình Móng Ngựa Có Nguy Hiểm Không?
-
Chẩn Đoán Hình Ảnh Thận Móng Ngựa
-
Thận Móng Ngựa Không Hiếm Gặp
-
SỎI THẬN TRÊN THẬN MÓNG NGỰA
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Thận Móng Ngựa - VnExpress
-
Dị Tật Thận Hình Móng Ngựa Là Gì, Làm Sao để Nhận Biết? - Bệnh - VOH
-
Đi Khám Vì đau Lưng Bất Ngờ Phát Hiện Thận Hình... Móng Ngựa - Dân Trí
-
Hình ảnh Siêu âm Thận Móng Ngựa - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Dị Tật Thận - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bệnh Thận Móng Ngựa Thường Có Triệu Chứng Gì?