Phê Duyệt Chương Trình Quản Lý Nợ Trung Hạn 2016-2018

  • Trang chủ
  • C. Mác; Ph. Ăngghen; V. I. Lênin; Hồ Chí Minh
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương
  • Các Ban Đảng Trung ương
  • Các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
  • Tư liệuvăn kiện Đảng
  • Hệ thống văn bản
  • Hồ sơ - Sự kiện Nhân chứng
Thứ Ba, 26/11/2024 Hệ thống văn bản
  • Văn bản của Đảng
  • |
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • |
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • |
  • Nghị quyết của Chính phủ
Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018
  • Trích yếu: Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018
  • Số hiệu: 544/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Lĩnh vực: Kinh tế - Xã hội
  • Ngày ban hành: 20/04/2017
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2017
  • Cơ quan BH: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Đính kèm:
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------

Số: 544/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ TRUNG HẠN 2016-2018

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với nhng nội dung chính như sau:

1. Tên Chương trình: Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016 - 2018.

2. Cơ quan quản lý Chương trình, cơ quan phối hợp:

a) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Tài chính.

b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành và địa phương.

3. Phạm vi quản lý:

a) Các công cụ và thỏa thuận vay do Chính phủ phát hành, ký kết theo quy định của Luật quản lý nợ công.

b) Các khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội) phát hành trái phiếu; các khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.

c) Các khoản nợ do chính quyền địa phương cấp tỉnh vay, phát hành theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

d) Các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả.

4. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu chung:

Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN theo hướng giảm dần, trong đó bội chi NSNN năm 2016 là 5,4% GDP, bội chi ngân sách trung ương năm 2017 khoảng 3,38% GDP và bội chi ngân sách trung ương năm 2018 là 3,3% GDP.

- Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; đối với 2 ngân hàng chính sách, khng chế hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm; Đối với các chương trình, dự án đang thực hiện, khng chế hạn mức giải ngân ròng hàng năm 1.000 triệu USD/năm.

- Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vn, thanh khoản, tỷ giá, đng tin, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2016-2018 trung bình khoảng từ 6-8 năm và tỷ lệ phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành.

- Nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu NSNN hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm trên 200%.

5. Nhiệm vụ huy động vốn, trả nợ

a) Huy động vốn vay của Chính phủ:

- Huy động vốn vay của Chính phủ cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khoảng 606,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 247,2 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 172,3 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 186,9 nghìn tỷ đồng.

- Vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương khoảng 414,4 nghìn tỷ đng, trong đó năm 2016 là 132,4 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 144 nghìn tỷ đồng và năm 2018 là 138 nghìn tỷ đồng. Mức vay mới để trả nợ gốc hàng năm sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định, thể hiện trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở tổng hợp, cân đối nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và đảm bảo các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ công trong giới hạn cho phép theo các Nghị quyết của Quốc hội.

- Vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 118,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 32 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 42,4 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 44 nghìn tỷ đồng.

b) Bảo lãnh Chính phủ:

Thực hiện Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng:

- Đối với phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội, khống chế hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm để ổn định dư nợ;

- Đối với các khoản vay nước ngoài đã được cấp bảo lãnh Chính phủ và đang giải ngân, thực hiện khống chế hạn mức rút vốn ròng hàng năm là 01 tỷ USD/năm;

- Tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước; đồng thời rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ để xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020 và hàng năm, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn đã được Quốc hội phê duyệt.

c) Vay nợ chính quyền địa phương: khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương năm 2017 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 11.100 tỷ đồng.

d) Hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả tối đa khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia, tốc độ tăng hàng năm tối đa 8-10%/năm.

đ) Trả nợ:

- Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ;

- Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư các chương trình, dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.

6. Giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu

a) Kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép:

- Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Trung ương, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vay mới ngay từ khâu phê duyệt chủ trương, hạn chế việc vay gắn với ràng buộc chỉ định thầu hoặc mua sắm các trang thiết bị không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.

- Điều hành giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi chỉ giới hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ, hạn chế và giảm dần vay đảo nợ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ Chính phủ, nợ công.

- Kiểm soát chặt chẽ bội chi chính quyền địa phương, nợ của chính quyền địa phương. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, biến động tỷ giá, điều kiện huy động vốn vay trong nước và nước ngoài... để chủ động xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh mức vay công và các hạn mức nợ tương ứng.

b) Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ công. Thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm và thực sự có hiệu quả thuộc lĩnh vực đầu tư công hoặc vay để giải quyết các nhu cầu cấp bách thuộc lĩnh vực tài chính công để ổn định tài khóa.

- Dịch chuyển cơ cấu vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ cơ chế cấp phát vốn vay sang cơ chế cho vay lại nhằm tăng cường chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng trả nợ của ngân sách nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm rủi ro tín dụng giữa nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại, doanh nghiệp, địa phương; cơ chế lãi suất cho vay lại và phí bảo lãnh phải phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng; mức trích lập dự phòng của ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và quy định của pháp luật.

- Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn vay; tăng cường nhận thức nợ công; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

c) Tiếp tục tái cơ cấu nợ công:

- Tăng cường huy động nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ nhằm giảm rủi ro tỷ giá, có tính đến khả năng huy động nguồn vốn ODA sẽ giảm dần và kết thúc trong thời gian tới.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tốt nghiệp IDA.

- Xây dựng phương án cân đối nguồn trả nợ tăng thêm khi Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.

- Tiếp tục nghiên cứu, xử lý các khoản nợ lớn gặp khó khăn, đồng thời, rà soát đánh giá các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ đang gặp khó khăn trả nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản nợ này trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước.

d) Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước: tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

đ) Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới:

- Đổi mới cơ chế bảo lãnh Chính phủ theo hướng thu hẹp diện đối tượng được xét cấp bảo lãnh, ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

- Thu hẹp đối tượng ưu tiên của chương trình tín dụng chính sách, chỉ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ theo phương thức phát hành trái phiếu trong nước.

e) Tăng cường quản lý nợ chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương, hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo an toàn nợ chính quyền địa phương và nợ công.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính:

a) Là cơ quan quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này.

b) Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công sửa đổi.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nợ công.

d) Rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiếp cấp bảo lãnh Chính phủ và xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

đ) Xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để tạo bước đệm trong chuyển đổi phương thức huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tốt nghiệp IDA.

e) Xây dựng phương án cân đối nguồn trả nợ tăng thêm khi Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổng hợp phân bổ kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài cho các chương trình, dự án cụ thể giai đoạn 2016-2018 trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội phê duyệt.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo và cung cấp thông tin về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nợ chính quyền địa phương, cung cấp các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền thuộc cấp tỉnh theo quy định.

5. Kinh phí triển khai Chương trình:

a) Nguồn kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước, huy động từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài và nguồn phí được sử dụng từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 5 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG (đã ký) Nguyễn Xuân Phúc

Văn bản khác Số hiệu Trích yếu Ngày ban hành Ngày hiệu lực File 523/QĐ-TTg Về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Yên Bái 19/04/2017 19/04/2017 15/CT-TTg Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp 24/04/2017 24/04/2017 802-KH/BDVTW Về khảo sát, nghiên cứu Đề án xây dựng Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; phát huy vai trò của Nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ 28/03/2017 28/03/2017 03/2017/TT-BTNMT Hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam 21/03/2017 05/05/2017 524/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 19/04/2017 19/04/2017 521/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 18/04/2017 18/04/2017 520/QĐ-TTg Bổ sung Danh mục bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam 18/04/2017 18/04/2017 517/QĐ-TTg Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thái Nguyên 17/04/2017 17/04/2017 506/QĐ-TTg Thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh 17/04/2017 17/04/2017 498/QĐ-TTg Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 17/04/2017 17/04/2017 492/QĐ-TTg Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định 15/04/2017 15/04/2017 491/QĐ-TTg Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình 15/04/2017 15/04/2017 488/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” 14/04/2017 14/04/2017 487/QĐ-TTg Về việc kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 14/04/2017 14/04/2017 486/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Trà Vinh 13/04/2017 13/04/2017 452/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng 12/04/2017 12/04/2017 36/NQ-CP Về phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017 15/04/2017 15/04/2017 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 14/04/2017 01/06/2017 43/2017/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa 14/04/2017 01/06/2017 455/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Y Dược Cần Thơ 13/04/2017 13/04/2017 Chủ trương, chính sách mới

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tư liệu văn kiện Đảng
  • Lịch sử Đảng
  • Đảng kỳ
  • Điều lệ Đảng
  • Sách chính trị
  • Văn kiện Đảng toàn tập
  • Giới thiệu văn kiện Đảng
  • Văn kiện Đại hội Đảng
  • Hội nghị BCH Trung ương
Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng
  • Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế
  • Các nước, vùng lãnh thổ Các nước, vùng lãnh thổ
  • Tổ chức quốc tế Tổ chức quốc tế
  • Luật quốc tế Luật quốc tế
  • Sự kiện và nhân chứng Sự kiện và nhân chứng
Liên kết website Liên kết website Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Trang tin điện tử Hồ Chí Minh Báo Nhân dân Tạp chí Cộng sản Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG. © 2018 Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Địa chỉ: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 08 048161 / 08 048160 / 08 048458 - Fax: 08 044175 Email: dangcongsan@cpv.org.vn Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi Acomm Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Biên tập: Nguyễn Công Dũng Phó Tổng Biên tập Thường trực: Đỗ Thị Thu Hiên Phó Tổng Biên tập: Phạm Đức Thái Ủy viên Ban Biên tập: Vũ Diệu Thu; Lương Thị Thanh Hoa; Nguyễn Thị Mai Phương

Từ khóa » Nợ Chính Phủ 2017