Phê Duyệt Điều Chỉnh Quy Hoạch Chung Thành Phố Hà Tĩnh Và Vùng ...
Có thể bạn quan tâm
Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000.
Ngày 09/10/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 3926/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000. Với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
a. Phạm vi : Bao gồm thành phố Hà Tĩnh và 22 xã vùng phụ cận: Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Thắng, Thạch Hội, Tượng Sơn, Thạch Lâm, Thạch Tân, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Lưu, Thạch Xuân, Thạch Hương, Thạch Vĩnh (huyện Thạch Hà); Hộ Độ (huyện Lộc Hà); Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên). Định hướng nghiên cứu Thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long (huyện Thạch Hà).
b. Ranh giới:
+ Phía Nam giáp: Xã Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên);
+ Phía Đông giáp: Biển Đông;
+ Phía Tây giáp: Xã Hương Giang, Lộc Yên (huyện Hương Khê), Bắc Sơn, Ngọc Sơn, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà).
c. Quy mô:
- Hiện trạng: Dân số toàn khu vực khoảng 198.000 người trong đó của dân số thành phố Hà Tĩnh khoảng 97.000 người (dân số đô thị chiếm 71%).
d. Dự báo dân số :
+ Đến năm 2020: Dân số toàn khu vực 255.000 người, trong đó dân số thành phố Hà Tĩnh khoảng 150.000 (dân số đô thị khoảng 115.000 người chiếm 76% ). Dân số vùng phụ cận 105.000 người.
+ Đến năm 2030: Dân số toàn khu vực là 315.000 người, trong đó dân số thành phố 200.000 người (dân số đô thị thị khoảng 160.000 người chiếm 80%). Dân số vùng phụ cận khoảng 115.000 người.
- Tổng diện tích đất lập quy hoạch là 30.916 ha.
- Diện tích đất tự nhiên thành phố Hà Tĩnh là 5.663ha, trong đó:
+ Đất nội thành: 2.492ha;
+ Đất ngoại thành: 3.171ha.
- Diện tích đất xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh khoảng 1.201ha, trong đó:
+ Đất dân dụng: 860,7 ha;
+ Đất ngoài dân dụng: 340,1ha.
2. Tính chất, mục tiêu quy hoạch
a) Tính chất:
- Là đô thị cấp vùng khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ; hỗ trợ cho sự phát triển của vùng liên tỉnh; là động lực chính thúc đẩy quan hệ quốc tế, đặc biệt với nước bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan và khu vực ASEAN.
- Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, dịch vụ, khoa học – kỹ thuật, du lịch. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, kết nối các đô thị, khu kinh tế trong tỉnh; là nơi đặt các cụm dịch vụ về công nghệ thông tin, trụ sở chính cho nhiều doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch và nhiều dịch vụ khác hỗ trợ sự phát triển của các ngành.
- Vùng phụ cận gắn kết chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hà Tĩnh; là khu vực tạo động lực phát triển, đồng thời cung cấp, hỗ trợ các nguồn lực cho đô thị.
b) Mục tiêu:
- Cụ thể hoá định hướng phát triển đô thị Việt Nam. Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và chiến lược phát triển vùng.
- Điều chỉnh lại hướng phát triển không gian Thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận phù hợp tiến trình phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội vùng và tỉnh Hà Tĩnh.
- Xây dựng thành phố Hà Tĩnh trở thành thành đô thị loại II vào năm 2018 và định hướng phát triển đạt đô thị loại I, có cấu trúc đô thị phát triển bền vững, đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong tương lai.
- Xây dựng thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận có tổng thể không gian hài hòa với môi trường tự nhiên. Khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, nông lâm nghiệp, du lịch.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, làm cơ sở lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
3. Định hướng phát triển không gian đô thị
a) Mô hình phát triển đô thị: Thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận tiếp tục kế thừa sự phát triển đô thị theo mô hình “Đô thị dạng tập trung hướng tâm” của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đã phê duyệt năm 2007 đồng thời khai thác yếu tố động lực phát triển để hình thành các khu chức năng mới cho thành phố.
Cấu trúc đô thị Hà Tĩnh và vùng phụ cận:
- Đô thị thành phố trung tâm.
- Các cụm động lực ngoại vi và phụ cận.
- Các khu phát triển mới:
+ Khu dịch vụ, du lịch sinh thái phía Bắc thành phố: Gắn với cầu Hộ Độ, cảng Thạch Hạ, sông Cửa Sót và sông Rào Cái.
+ Khu du lịch biển Thạch Văn, Thạch Trị.
+ Khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê phía Đông: Khai thác mỏ sắt trong quá trình phát triển và hình thành sinh thái biển khi Dự án mỏ sắt kết thúc quá trình khai thác.
+ Khu phát triển hỗn hợp phía Nam: Gắn với Đại học Hà Tĩnh, cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, cụm dịch vụ và dịch vụ công nghệ thông tin.
+ Khu phát triển phía Tây Nam: Gắn với khu du lịch hồ Kẻ Gỗ.
+ Khu phát triển phía Tây: Gắn với đầu mối giao thông cao tốc Quốc gia (đường bộ và đường sắt).
+ Thị trấn Thạch Hà phía Tây Bắc: Nằm ngoài ranh giới nghiên cứu nhưng có mối quan hệ gắn kết phát triển đô thị và sử dụng hạ tầng chung với thành phố Hà Tĩnh.
- Hệ thống giao thông dạng vành đai và hướng tâm nối kết các khu vực phát triển, cụm động lực phụ cận với trung tâm thành phố.
b) Hướng phát triển đô thị: Lấy đô thị hiện hữu làm hạt nhân phát triển của thành phố theo các hướng như sau:
- Hướng Bắc: Phát triển qua Cảng Hộ Độ gắn với khu dịch vụ du lịch sinh thái phía Bắc thành phố.
- Hướng Nam: Phát triển đô thị về phía Nam đường tránh gắn với khu phát triển hỗn hợp, khai thác cảnh quan hai bên sông Cầu Phủ, kết nối với hồ Kẻ Gỗ, Đại học Hà Tĩnh, Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, cụm dịch vụ công nghệ thông tin.
- Hướng Tây: Phát triển về phía Tây đường tránh Quốc lộ 1, gắn với khu vực đầu mối giao thông cao tốc quốc gia (đường bộ, đường sắt). Phát triển các khu đô thị mới hiện đại và đồng bộ.
- Hướng Đông: Phát triển về phía Đông sông Rào Cái; kết nối với khu vực mỏ sắt Thạch Khê, trong tương lai hình thành khu du lịch sinh thái biển hậu khai thác mỏ sắt.
4. Phân vùng phát triển đô thị:
- Quy hoạch 14 khu vực phát triển chính cho toàn khu vực nghiên cứu với tổng diện tích 30.916ha và khu vực thứ 15 là thị trấn Thạch Hà (nằm ngoài ranh giới nghiên cứu sử dụng đất nhưng được xác định có vai trò kết nối không gian chặt chẽ đối với thành phố Hà Tĩnh).
- Khu vực vùng phụ cận xác định các hướng phát triển nhằm kết nối hạ tầng, kết nối không gian với các khu vực trong thành phố, đảm bảo tính lâu dài, bền vững cho các khu vực phát triển. Bao gồm:
a) Khu vực bảo tồn, chỉnh trang cải tạo.
* Khu vực số 1: Khu vực trung tâm hiện hữu:
- Tổng diện tích: 597ha, bao gồm: Khu vực phường Bắc Hà, Nam Hà và một phần phường Trần Phú, Hà Huy Tập, Thạch Quý, Văn Yên, Đại Nài.
- Dân số năm 2020 khoảng 57.102 người, đến năm 2030 khoảng 57.422 người.
- Tính chất: Là trung tâm văn hóa, lịch sử và di sản của thành phố Hà Tĩnh, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố Hà Tĩnh và toàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Định hướng phát triển:
+ Phát triển theo định hướng chỉnh trang và bảo tồn để nâng cao tính chất lịch sử của khu vực cũng như bản sắc văn hóa của địa phương.
+ Xây dựng quy chế quản lý kiến trúc để kiểm soát các hoạt động cải tạo, chỉnh trang, tránh sự phá phá vỡ kiến trúc cảnh quan khu đô thị hiện hữu. Cải tạo chỉnh trang hệ thống hạ tầng hạ tầng các khu ở hiện trạng, cải tạo các không gian công cộng đơn vị ở.
+ Cải tạo, chỉnh trang và bảo tồn phát triển các công trình mang giá trị lịch sử văn hóa nhằm nâng cao bản sắc lịch sử văn hóa của khu vực trung tâm.
+ Cải tạo khu Hào Thành nhằm nâng cao giá trị di sản khu vực; dành quỹ đất xây dựng các công trình văn hóa xung quanh khu vực Hào Thành nhằm tạo ra không gian tổng thể mang đậm tính chất văn hóa lịch sử.
* Khu vực số 2: Trục tổng hợp Xô Viết – Nghệ Tĩnh:
- Tổng diện tích khoảng 419,6 ha, bao gồm: Khu vực phường Nguyễn Du, Thạch Quý.
- Dân số năm 2020 khoảng 13.432 người, đến năm 2030 khoảng 15.432 người.
- Tính chất: Là khu vực có tính chất thương mại dịch vụ là chủ yếu, khai thác tối đa các lợi thế về hạ tầng giao thông
- Định hướng phát triển: Bổ sung chức năng thương mại dịch vụ để tạo ra trục chính phát triển tổng hợp.
b) Khu vực số 3: Khu cải tạo, xây mới
Bao gồm khu vực phường Thạch Quý, xã Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Đồng.
- Tổng diện tích khoảng 871,8ha,
- Dân số khoảng 41.665 người năm 2020, đến năm 2030 khoảng 64.033 người.
- Tính chất: Là khu vực đô thị cải tạo xây mới; đảm bảo cho sự phát triển về nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp cho công nhân khi mỏ sắt Thạch Khê được đưa vào khai thác cũng như nhu cầu ở của người dân xung quanh khu vực.
- Định hướng phát triển :
+ Phát triển thêm khu ở mới, đáp ứng nhu cầu ở khi trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh phát triển hoàn thiện và khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê đưa vào khai thác.
+ Xây dựng tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ cửa ngõ phía Bắc thành phố và các cơ sở hạ tầng xã hội trên trục đường Ngô Quyền nhằm đáp ứng cho sự phát triển dân cư phía Bắc thành phố.
+ Khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng; bổ sung chức năng nhà ở xã hội xen kẽ các khu đô thị mới; tránh tình trạng xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập.
c) Khu vực số 4,5: Khu hạn chế phát triển ven sông:
- Tổng diện tích khoảng 1.053,7 ha, bao gồm: Khu vực các phường Thạch Linh, Văn Yên, Đại Nài và xã Thạch Hưng.
- Dân số khoảng 47.367 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 71.874 người.
- Tính chất: Là khu vực phát triển sinh thái ven sông; là lá phổi xanh của thành phố, có tác động thúc đẩy hoạt động dịch vụ thương mại ven sông và tạo bản sắc riêng cho thành phố.
- Định hướng phát triển :
+ Phát triển theo hướng đô thị sinh thái ven sông; bảo tồn quỹ đất nông nghiệp đặc trưng bằng việc định hướng xây dựng phát triển mô hình đô thị sinh thái nông nghiệp. Bảo tồn cảnh quan ven sông, xây dựng các điểm du lịch sinh thái ven sông nhằm khai thác lợi thế cảnh quan sông Phủ, sông Cày.
+ Kết hợp hoạt động du lịch nông nghiệp và du lịch sông nước; hình thành vành đai sinh thái đặc trưng của thành phố Hà Tĩnh.
+ Cải tạo và xây mới các điểm kết nối từ trung tâm thành phố, hướng sự phát triển của thành phố ra dòng sông.
+ Cho phép xây dựng nhà ở thấp tầng, mật độ thấp theo hướng kiến trúc xanh.
+ Xây dựng các hồ chứa nước làm tăng giá trị cảnh quan, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và thoát nước thành phố khi ngập lụt.
d) Khu đô thị mới phía Tây:
* Khu vực số 6: Khu đô thị phía Tây quốc lộ 1A
- Tổng diện tích khoảng 650,6ha vào năm 2020 và khoảng 1.087,8ha vào năm 2050, vị trí tại các phường Trần Phú, Thạch Linh, Hà Huy Tập và xã Thạch Tân.
- Dân số khoảng 37.884 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 55.782 người.
- Tính chất: Là khu đô thị mới của thành phố. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thành phố về hướng Tây, gắn kết với đầu mối giao thông Quốc gia.
- Định hướng phát triển :
+ Phát triển theo hướng đô thị mới hiện đại, đồng bộ.
+ Hình thành trung tâm hành chính của Tỉnh và các trung tâm tài chính thương mại lớn.
+ Xây dựng hệ thống công viên trung tâm và các công trình kiến trúc tạo điểm nhấn cho đô thị.
+ Cải tạo và xây dựng các khu ở mới phía Tây thành phố với chất lượng cao; hướng tới xây dựng hình ảnh thành khu vực phát triển hiện đại, năng động.
* Khu vực số 7: Khu vực cửa ngõ gắn kết đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc phía Tây
- Tổng diện tích khoảng 153,0ha vào năm 2020 và 626,8ha vào năm 2030; vị trí tại các xã Thạch Đài, Thạch Xuân.
- Dân số khoảng 9.926 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 28.953 người.
- Tính chất: Là khu đô thị phức hợp cửa ngõ phía Tây thành phố. Đóng vai trò trung chuyển, gắn kết tuyến giao thông đường sắt và đường cao tốc quốc gia với thành phố Hà tĩnh.
- Định hướng phát triển: Bổ sung chức năng văn phòng, thương mại, thể thao cho khu vực này; xây dựng khu đô thị mới đáp ứng chiến lược phát triển thành phố về phía Tây. Hình thành trung tâm đầu mối thương mại, dịch vụ hàng hóa cửa ngõ phía Tây thành phố, kết nối với trung tâm đô thị hiện hữu bằng trục chính đô thị Hàm Nghi- Phan Đình Phùng.
e) Khu vực số 8: Khu nghiên cứu, đào tạo, sản xuất công nghệ cao:
- Tổng diện tích khoảng 263,4ha vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 400,7ha, vị trí tại xã Cẩm Bình gồm trường Đại học Hà Tĩnh, các khu dân cư nông thôn và cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên.
- Dân số khoảng 6.244 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 12.773 người.
- Tính chất: Là khu vực liên kết giữa giáo dục – đào tạo – nghiên cứu và sản xuất; đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố Hà Tĩnh; là trung tâm đào tạo phát triển khoa học kỹ thuật của tỉnh .
- Định hướng phát triển: Mở rộng và phát triển thành khu vực đào tạo, nghiên cứu các ngành nghề kết hợp các khu nghiên cứu sản xuất công nghệ thông tin đáp ứng chiến lược phát triển không gian thành phố về hướng Nam.
g) Khu du lịch dịch vụ:
* Khu vực số 9: Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ
- Hình thành khu du lịch hồ Kẻ Gỗ diện tích khoảng 64,8ha vào năm 2020 và 135,4ha vào năm 2030, thuộc huyện Cẩm Xuyên.
- Dân số khoảng 919 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 2.656 người.
- Tính chất: Là khu du lịch sinh thái ven hồ.
- Định hướng phát triển: Phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.
* Khu vực số 10: Khu du lịch biển Thạch Văn, Thạch Trị
- Tổng diện tích khoảng 101,5ha tại xã Thạch Văn và xã Thạch Trị.
- Dân số khoảng 1.290 người vào năm 2020 và khoảng 2.540 người vào năm 2030.
- Tính chất: Là khu vực phát triển du lịch biển; đóng vai trò thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại du lịch cho thành phố; nhằm nâng cao hình ảnh du lịch thành phố Hà Tĩnh gắn liền với sông, núi, biển.
- Định hướng phát triển: Xây dựng khu du lịch biển, dần tiến tới thay thế cho bãi biển Thạch Hải khi mỏ sắt Thạch Khê được đưa vào khai thác
* Khu vực số 11: Khu du lịch, dịch vụ sinh thái Thạch Hạ
- Tổng diện tích khoảng 28,3ha vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 90,5ha, vị trí tại xã Thạch Hạ.
- Dân số khoảng 865 người vào năm 2020 và khoảng 1.843 người vào năm 2030.
- Tính chất : Là khu du lịch sinh thái ven sông kết hợp dịch vụ nhà hàng; đóng vai trò hình thành nét đặc trưng đô thị cho thành phố Hà Tĩnh.
- Định hướng phát triển: Hạn chế các kết cấu xây dựng lớn, tác động đến cảnh quan tự nhiên bên cạnh việc tối ưu hóa cảnh quan mặt nước.
h) Khu vực số 12: Khu kiểm soát đặc biệt:
- Tổng diện tích khoảng 3.878ha tại các xã Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị.
- Tính chất: Là khu vực công nghiệp khai thác khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như gia tăng dân số cho thành phố Hà Tĩnh khi được đưa vào khai thác.
- Định hướng phát triển : Kiểm soát đặc biệt về môi trường nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thành phố.
k) Khu vực số 13: Khu bảo tồn cảnh quan
- Tổng diện tích: khoảng 1.863ha, tại các xã Thạch Bàn, Thạch Khê, Thạch Lạc, Tượng Sơn, Thạch Thắng, Thạch Bình.
- Dân số khoảng 7.372 người vào năm 2020, đến năm 2030 khoảng 7.468 người.
- Tính chất: Là khu vực sinh thái tự nhiên của thành phố; đóng vai trò trong việc bảo vệ cảnh quan sông nước tự nhiên của thành phố, góp phần tạo nét đặc trưng riêng cho đô thị và hạn chế sự ô nhiễm của mỏ sắt Thạch Khê đối với thành phố.
- Định hướng phát triển: Xây dựng các công trình du lịch sinh thái với mật độ và tầng cao thấp nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và khai thác lợi thế cảnh quan tự nhiên sông nước.
l) Khu vực số 14: Dân cư nông thôn cùng phụ cận và vùng chưa phát triển đô thị
- Tổng diện tích khoảng 20.934ha vào năm 2020 và 18.997 ha vào năm 2030 nằm tại các xã Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Thắng, Thạch Hội, Tượng Sơn, Thạch Lâm, Thạch Tân, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Lưu, Thạch Xuân, Thạch Hương, Thạch Vĩnh (huyện Thạch Hà); Hộ Độ (huyện Lộc Hà); Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Thạch (huyện Cẩm Xuyên).
- Dân số khoảng 45.995 người vào năm 2020 và khoảng 31.850 người vào năm 2030.
- Tính chất: Là khu vực gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp, đóng vai trò là không gian xanh đệm giới hạn sự phát triển của đô thị .
- Định hướng phát triển :
+ Phát triển mô hình “cụm động lực” phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến.
+ Xác định các hành lang tiêu thoát lũ nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu.
m) Khu vực số 15: Đô thị cửa ngõ - thị trấn Thạch Hà :
- Tổng diện tích khoảng 350ha thuộc thị trấn Thạch Hà (nằm ngoài ranh giới nghiên cứu của đồ án)
- Tính chất: Là huyện lỵ của huyện Thạch Hà; trong tương lai là đô thị cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hà Tĩnh có vai trò hỗ trợ thành phố về dịch vụ và phát triển dân cư đô thị.
- Định hướng phát triển: Phát triển thương mại dịch vụ và đô thị nhằm hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ đô thị cho thành phố Hà Tĩnh trong tương lai.
5. Định hướng phát triển các khu chức năng:
- Trung tâm hành chính: Quy hoạch trung tâm hành chính phức hợp mới với diện tích khoảng 70ha trên trục đường Hàm Nghi. Với hạt nhân là trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh kết hợp với các khu trung tâm thương mại, các khu đô thị mới.
- Trung tâm Tài chính - Thương mại: Tôn tạo, nâng cấp và mở rộng mạng lưới hệ thống trung tâm tài chính - thương mại hiện hữu tại khu vực đường Phan Đình Phùng, Quốc lộ 1A.
Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ trong nội thị. Xây dựng các trung tâm thương mại mới tại trục đường Hàm Nghi. Hình thành các phố mua sắm và ẩm thực tại trung tâm thành phố và khu vực phát triển mới phía Tây; xây dựng các công trình tài chính - thương mại lớn theo trục Phan Đình Phùng - Hàm Nghi.
- Trung tâm khoa học - công nghệ: Hoàn thiện, nâng cấp các Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ gắn với sản xuất công nghiệp công nghệ cao; phát triển các cơ sở nghiên cứu sản xuất công nghệ cao.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật tại khu vực phía Nam thành phố tại xã Cẩm Bình gắn kết với cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên và trường đại học Hà Tĩnh.
- Trung tâm giáo dục - đào tạo: Cải tạo, chỉnh trang hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề, bao gồm: Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh; Trường cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du; Trường cao đẳng nghề Việt Đức; Trường cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh; Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh; Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Hà Tĩnh.
Xây dựng cụm phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu tại cửa ngõ phía Nam thành phố, đồng thời cũng là khu vực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ cao cho thành phố và tỉnh Hà Tĩnh.
Cải tạo, nâng cấp các mạng lưới công trình đào tạo hiện có và mạng lưới các trường học phổ thông các cấp tại các khu vực đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Trung tâm Y tế: Hình thành mạng lưới khám chữa bệnh có tính chất đa khoa và chuyên khoa. Trọng điểm phát triển tại khu vực phát triển mới phía Tây thành phố. Phát triển xây dựng mới các bệnh viện chuyên ngành; thu hút đầu tư xây dựng Bệnh viện Quốc tế.
- Trung tâm văn hóa: Cải tạo, phục hồi di tích lịch sử Hào Thành; quy hoạch, xây dựng khu vực này thành trung tâm mang bản sắc văn hóa lịch sử của thành phố Hà Tĩnh.
Xây dựng trung tâm triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh; hệ thống bảo tàng trên đường Hàm Nghi gắn với khu vực trung tâm hành chính mới của tỉnh.
- Trung tâm thể thao: Cải tạo, chỉnh trang hệ thống các công trình thể thao hiện hữu; phát triển hệ thống các công trình thể thao cấp đô thị.
Xây dựng Khu liên hợp thể thao tỉnh - Trung tâm thể thao phục vụ đào tạo thể thao thành tích cao và các công trình thi đấu thể thao cấp tỉnh tại xã Thạch Đài.
- Trung tâm du lịch: Xây dựng khu du lịch sinh thái ven sông xã Thạch Hạ gắn liền du lịch ven sông với du lịch nông nghiệp xã Thạch Môn.
+ Xây dựng các điểm du lịch sinh thái kết nối thành một hệ thống các điểm du lịch ven sông .
+ Xây dựng cụm du lịch biển Thạch Văn và cụm du lịch kết nối hồ Kẻ gỗ.
+ Nâng cấp các khách sạn hiện có. Xây dựng các khu thương mại, du lịch, khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3÷5 sao tại các điểm trung tâm thành phố.
+ Bảo tồn, tôn tạo đền Võ Miếu, Văn Miếu, đền Chiêu Trưng - Lê Khôi, khôi phục Văn Miếu tạo thành các điểm du lịch lịch sử văn hoá của thành phố.
- Phát triển hệ thống các khu ở: Cải tạo, nâng cấp các khu dân cư cũ tại các khu vực đô thị và nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cao mật độ xây dựng.
Quy hoạch, bố trí các khu dân cư mới phía Tây thành phố theo định hướng phát triển các khu đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng sự gia tăng dân số đô thị trong tương lai và hướng phát triển của thành phố về phía Tây kết nối với đầu mối giao thông quốc gia .
- Phát triển công nghiệp: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp và khu công nghiệp công nghệ cao; phát triển khu hỗn hợp công nghiệp, đào tạo, đô thị, dịch vụ phía Nam thành phố.
Phát triển khu công nghiệp Mỏ sắt Thạch Khê với quy chế kiểm soát đặc biệt tránh gây ô nhiễm cho thành phố.
Phát triển một số cụm tiểu thủ công nghiệp tại ngoại vi các khu vực đô thị và hình thành các làng nghề truyền thống.
- Phát triển hệ thống cây xanh - công viên: Quy hoạch hệ thống cây xanh kết nối từ khu vực đô thị hiện hữu đến các khu đô thị mới và hệ sinh thái tự nhiên - nông nghiệp gắn kết hệ sinh thái sông nước bao quanh thành phố, nhằm đảm bảo phát triển hệ sinh thái bền vững cho toàn đô thị.
Bảo tồn và phát triển các vành đai xanh gắn với mặt nước khu vực phía Đông, nhằm hạn chế sự ô nhiễm mỏ sắt Thạch Khê đối với thành phố.
Phát triển hệ thống cây xanh tại dải phân cách dọc các tuyến giao thông chính, đường bao quanh thành phố, tăng cường hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến phố và vườn hoa, tiểu công viên trong các khu dân cư, các cơ quan, xí nghiệp.
Xây dựng công viên trung tâm và công viên hoa tại xã Thạch Hưng và xã Thạch Trung. Cải tạo công viên Bồng Sơn thành công viên thể thao phục vụ hoạt động thể thao của người dân thành phố.
Gìn giữ các hoạt động nông nghiệp tại một số khu vực trong thành phố để duy trì cảnh quan nông nghiệp, tạo sự đa dạng về không gian xanh cũng như hệ sinh thái bền vững cho thành phố.
Phát triển các khu sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu cho đô thị; hình thành làng nghề trồng hoa, cây cảnh kết hợp du lịch nông nghiệp tại xã Thạch Môn.
- Phát triển khu vực nông nghiệp - nông thôn, vùng phụ cận :
Quy hoạch bố trí cải tạo, chỉnh trang các khu ở nông thôn theo định hướng quy hoạch các “Cụm động lực” phát triển nông nghiệp làm động lực thúc đẩy nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời tạo tiền đề cho hạt nhân phát triển đô thị trong tương lai.
Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; hướng đến phát triển không gian nông thôn mang bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
(Chi tiết có tại Quyết định kèm theo)
Một số hình ảnh về thiết kế đô thị
Từ khóa » đường Tránh 1b Hà Tĩnh
-
Đường Tránh 1B Thành Phố Hà Tĩnh Thành đê Ngăn Nước
-
Bán đất Tại Đường Tránh Thành Phố Hà Tĩnh, Xã Thạch Đài, Huyện ...
-
Chân Cầu Vượt đường Tránh 1B (320m2 đến 640m2). LH 0986.759.425
-
Ám ảnh đi Qua Tuyến đường Tránh TP. Hà Tĩnh
-
Bán 3 Lô Đất Nền Liền Kề Đường Tránh 1B - Sàn Giao Dịch Bất ...
-
Duong Tranh Tp Ha Tinh - Hình ảnh, Video, Tin Tức Mới Nhất
-
Bán đất MT Ngã Tư Thạch Tân - Đường Tránh 1B | Http://
-
Tin Tức đường Tránh TP.Hà Tĩnh Mới Nhất - Kinh Tế Môi Trường
-
Quy Hoạch Chung Thị Xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh đến Năm 2035
-
Cháy ô Tô đường Tránh Hà Tĩnh | Kết Quả Trang 1 - Tiền Phong
-
ĐƯỜNG TRÁNH TỈNH LỘ 17 - CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9
-
TP Hà Tĩnh: Nhiều Tuyến đường Ngập Sâu, “xế Hộp” Ngâm Mình ...
-
Nâng Cao Quốc Lộ 1A: Kết Quả Của Sức Mạnh Lòng Dân