Phê Phán Quan điểm Cho Rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam Chống ...
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh công kích, chống phá Đảng, Nhà nước ta, tập trung xuyên tạc vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Chúng cũng hết sức thâm độc không ngừng tuyên truyền sai sự thật về công tác phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta đang quyết tâm thực hiện, được toàn dân ủng hộ.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn nữa.
Bịa đặt, xuyên tạc
Chúng ta không xa lạ với những thông tin, bài viết có nội dung đề cập đến các hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam được đăng tải trên các blog, facebook, wesite… của một số hội, nhóm “xã hội dân sự” và các cá nhân tự xưng là những “nhà dân chủ, nhân quyền”, “vì dân, vì nước”…
Những bài viết này sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn, chúng lập lờ “đánh lận con đen”, xuyên tạc hòng biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ sai phạm ở nước ta thành chuyện “thanh trừng, đấu đá nội bộ, phe cánh chính trị”.
Từ một số vụ việc tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất của một số cán bộ được phát hiện trong thời gian gần đây, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng, toàn bộ cán bộ của Đảng đều rơi vào tình trạng tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất, suy ra Đảng, Nhà nước tham nhũng và đó là “bản chất”, là căn bệnh nan y, kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền, dẫn tới hậu quả là “nền kinh tế đất nước kiệt quệ” do tình trạng tham nhũng, suy thoái.
Trước đây, thế lực thù địch hay công kích chúng ta yếu kém trong phòng, chống tham nhũng, thờ ơ, bao che hành vi tham nhũng, nhưng giờ, khi công cuộc “đốt lò chống tham nhũng” của Đảng Cộng sản Việt Nam đang vào giai đoạn nóng bỏng, nhiều “củi khô” lẫn “củi tươi” bị đốt, nạn tham nhũng dần được đẩy lùi thì chúng lại trơ tráo xuyên tạc đó là “thanh trừng”. Đúng là miệng lưỡi không xương, kiểu nào chúng cũng nói được; sai cãi đã đành, đúng thậm chí còn cãi khỏe hơn.
Mục đích trên của chúng không ngoài thâm ý nhằm vẽ lên một bức tranh tối màu về thực trạng xã hội Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong Nhân dân, làm mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo sự nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, đồng thời phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và làm mất đi sự đồng thuận trong xã hội.
Đi đôi với luận điệu xuyên tạc trên là chúng hô hào, xúi giục đấu tranh đòi “tự do, dân chủ”, kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi “cương lĩnh”, “thể chế chính trị”, “mô hình lãnh đạo”, “thực hiện đa nguyên, đa đảng”. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây nhiễu loạn chính trị - xã hội, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chống tham nhũng đạt nhiều kết quả rất quan trọng
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng ta xác định nạn tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong các nhiệm kỳ tiếp theo của Đảng, không có nhiệm kỳ nào Trung ương không ban hành nghị quyết liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên. Có thể kể ra đó là: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; Kết luận hội nghị Trung 4 khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng lãng phí; Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đặc biệt, từ khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng tới nay, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà trực tiếp, thường xuyên là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, công tác này được triển khai quyết liệt hơn, toàn diện hơn, đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Trong nhiệm kỳ XII của Đảng, với 13 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, trong đó đến 6 hội nghị Trung ương (6, 7, 8, 9, 11 và 12) có nội dung xử lý, kỷ luật cán bộ sai phạm.
Đại hội XIII có thêm những bước phát triển mới về phòng, chống tham nhũng, với nhiều biện pháp: “Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các doanh nghiệp và Nhân dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”; “Nâng cao vai trò phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là vấn đề động viên, khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân dám tố cáo hành vi tham nhũng”; “Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”…
Việt Nam cũng rất tích cực tham gia và ký kết nhiều văn bản quốc tế về phòng, chống tham nhũng như: Công ước Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng (năm 2003); tham gia Chương trình hành động chống tham nhũng Châu Á - Thái Bình Dương (năm 2004); tham gia các hoạt động trong một số diễn đàn về phòng ngừa và chống tham nhũng…
Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Song phải khẳng định chắc chắn rằng những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong Nhân dân.
Nói cách khác, chính kết quả rất quan trọng trên đã làm thất bại toan tính thâm hiểm, xuyên tạc, phủ nhận công cuộc phòng, chống tham nhũng, đẩy lùi suy thoái, thoái hóa, biến chất của thể lực thù địch hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”…
ĐẶNG XUÂN KHẦM
Từ khóa » Các Phe Phái Trong đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Danh Sách đảng Phái Chính Trị Việt Nam - Wikipedia
-
Hội Nghị Trung ương 5: Có Phải Tình Trạng 'phe Phái' đã được Giải ...
-
Các Phe Nhóm Trong đảng Cộng Sản Trung Quốc Chia Chác Quyền Lực
-
Diệt Tham Nhũng Hay Diệt Lẫn Nhau Giữa Các Phe Phái Trong đảng ...
-
Lãnh đạo VN Và ĐH 13 Trong Mắt Báo Anh, Pháp, Nhật - BBC
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
-
Sự Thật Vụ 'Đảng Cộng Sản Việt Nam Không Quyết Tâm Chống Tham ...
-
Con đường đi Lên Quyền Lực Tối Cao Của Tập Cận Bình
-
[DOC] A. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. Khái Niệm
-
Hệ Thống Chính Trị
-
Bài 2: Bảo Vệ Vai Trò Lãnh đạo Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Điều Lệ Đảng (do Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XI Của Đảng ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nhân Tố Quyết định Mọi Thắng Lợi Của ...