Phế Quản Là Gì, ở đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Gì? - Kênh ITV
Có thể bạn quan tâm
Phế quản là bộ phận phận thuộc hệ hô hấp dưới, đóng vai trò cực kì quan trọng trong lọc và dẫn khí xuống phổi. Vậy phế quản là gì, nằm ở vị trí nào, cấu tạo và chức năng là gì?
Phế quản là gì, nằm ở đâu?
Là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp ở phía dưới khí quản, ngang mức đốt sống ngực 4, 5. Sau đó ống dẫn khí này phân chỉ thành từng nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản. Phế quản tiếng anh là bronchial.
- Phế quản bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi.
- Được chia thành phế quản chính phải, phế quản chính trái.
- Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.
- Hai phế quản tạo với nhau 1 góc 70 độ.
- Phế quản chính phải to, ngắn và dốc hơn so với phế quản chính trái nên di vật thường lọt vào phổi phải.
- Sự phân chia cây phế quản là cơ sở để phân chia các thùy phổi.
Cấu tạo phế quản
Phế quản được cấu tạo từ hệ thống phế quản, mạch máu và thần kinh:
Cấu trúc hệ thống phế quản
Phế quản được chia thành phế quản chính phải và trái sẽ đi vào hai bên phổi. Sau đó, sẽ tiếp tục được phân chia nhỏ thành những phế quản phân thùy nhỏ dần.
Phế quản phải: Phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Chia thành 3 nhánh lớn là phế quản thùy trên, thùy giữa và thùy dưới.
- Phế quản thùy trên: Tách thành 3 phế quản phân thùy: Đỉnh, sau và trước. Tương ứng là 3 phân thùy cùng tên của thùy trên phổi phải.
- Phế quản thùy giữa: Chia 2 phế quản phân thùy: Ngoài, trong. Tương ứng là phân thùy ngoài và phân thùy trong của thùy giữa của phổi phải.
- Phế quản thùy dưới: Tác nhỏ thành 5 phế quản phân thùy: Đỉnh thùy dưới, trong, trước, ngoài và sau. Tương ứng là 5 phân thùy: Trên, đáy trong, đáy trước, đáy ngoài và đáy sau của thùy dưới phổi phải.
Phế quản trái: Tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Chia 2 nhánh chính là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới.
- Phế quản thùy trên: Tách thành 2 ngành: Ngành trên dẫn khí cho vùng đỉnh, ngành dưới dẫn khí cho vùng lưỡi. Ngành trên chia thành phế quản phân đỉnh sau, trước, ngành dưới chia thành phế quản phân thùy lưỡi trên, lưỡi dưới. Tương ứng với những phân thùy phổi có cùng tên.
- Phế quản thùy dưới: Tác nhỏ thành 5 phế quản phân thùy. Cách chia, tên gọi cũng giống với bên phải.
Các nhánh phế quản này đi vào trong phổi lại tiếp tục được phân chia thành rất nhiều nhánh nhỏ hơn đến tận cùng là các phế nang. Qua hệ thống cấu trúc phế quản đã giải đáp được câu hỏi cơ quan nào của hệ hô hấp được cấu tạo từ nhiều phế nang?
Như vậy, tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như các cành cây nên thường được gọi là cây phế quản.
Cấu tạo mô học hệ thống phế quản
Hệ thống phế quản ở người là hệ thống ống có hình lăng trụ, cấu tạo không hoàn toàn giống nhau trong cả chiều dài của cây phế quản. Nhưng, hầu hết hệ thống cây phế quản có cấu tạo cơ bản 4 lớp, đó là: Niêm mạc, lớp đệm, lớp cơ trơn, lớp sụn, tuyến.
- Niêm mạc: Gồm những lớp biểu mô trụ giả tầng trên những lông chuyển. Không khí đi qua phế quản, các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus, bụi bẩn sẽ bị các lông chuyển giữ lại và tống ra ngoài bằng phản xạ ho.
- Lớp đệm: Lớp mô liên kết thưa.
- Lớp cơ trơn (cơ Reissessen): Có khả năng giãn nở để không khí lưu thông dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Tuyến và lớp sụn: Cấu tạo là những mảnh sụn và tuyến tiết ra chất nhầy để phế quản cản, thực hiện chức năng lọc và lưu thông khí dễ dàng hơn.
Những phế nang được lót bởi lớp biểu mô rất mỏng được gọi là biểu mô hô hấp. Biểu mô hô hấp lợp vách phế nang gồm:
- Tế bào phế nang loại I, hình dẹt và chiếm đa số.
- Tế bào phế nang loại II, hình cầu, số lượng ít hơn loại I.
Vách phế nang có mạng lưới mao mạch dày đặc và một vài tế bào chứa mỡ, tế bào bụi. Số lượng của tế bào phụ thuộc vào tuổi, sự mỏng đi của thành phế nang.
Mạch máu và thần kinh
Chi phối phế quản là những nhánh thần kinh từ các thần kinh thanh quản quặt ngược phải trái và các hạch giao cảm cổ.
Chức năng của phế quản
Phế quản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hô hấp của người. Có hai chức năng chính:
- Lọc không khí: Trước khi khí được đưa đến các phế nang, sẽ được lọc sạch nhờ các lông trên biểu mô trụ. Các lông chuyển sẽ giữ lại các tác nhân gây bệnh có hại cho cơ thể và loại bỏ ra ngoài nhờ phản xạ ho.
- Dẫn khí: Cấu trúc của phế quản là hệ thống ống với lớp sụn và cơ trơn làm cho không khí dễ dàng di chuyển từ hệ hô hấp đến các phế nang trên cơ thể.
Bệnh học thường gặp ở phế quản
- Viêm phế quản
- Hen suyễn
- Viêm phế quản mãn tính
- Ung thư phế quản phổi nguyên phát
Cần lưu ý gì để bảo vệ phế quản tốt hơn?
Phế quản là bộ phận lọc và dẫn khí của hệ hô hấp dưới, vì thế hệ thống cây phế quản trong cơ thể con người có thể được coi là nguồn sống của tất cả tế bào. Các bệnh lý xảy ra ở phế quản thường dễ xảy ra nên cần phải phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể vào mùa đông, thời tiết chuyển nóng sang lạnh.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ.
- Người bị dị ứng với lông vật nuôi, phấn hoa, nước hoa… cần hạn chế tiếp xúc với những tác nhân này.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm.
- Chủ động cách ly người đang mắc bệnh hô hấp.
- Tiêm vacxin phòng ngừa bệnh như vaccine phế cầu, vacxin Haemophilus influenzae.
Bài thuốc từ thảo dược phòng ngừa và điều trị bệnh về phế quản
Xu hướng dùng thuốc có thành phần thảo dược trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, phế quản như: Viêm phế quản cấp và mãn tính, hen phế quản, ho gió, ho khan, ho có đờm… ngày càng được nhiều người quan tâm bởi tính an toàn, không tác dụng phụ.
Một trong số những sản phẩm nổi bật nhất mà người bệnh có thể tham khảo là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường.
8 vị thảo dược có trong thành phần cao được ví như những kháng sinh tự nhiên. Chúng được cân nhắc kỹ về tỷ lệ khi kết hợp với nhau sao cho có thể bổ trợ nhau tốt nhất.
Ngoài ra, nhờ được bào chế ở dạng cao đặc nguyên chất theo phương pháp cổ truyền nên thảo dược bảo tồn được tối đa dược tính, cho hiệu quả điều trị nhanh hơn mà lại tiện lợi khi sử dụng vì không mất công đun sắc.
Tìm hiểu thêm những ưu điểm của thuốc thảo dược dạng cao qua bài phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên Giảng viên Học viện YHCT Tuệ Tĩnh) trong video sau:
Lưu ý: Bao bì thay đổi nhưng chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên
Những ưu điểm nổi bật của Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
- 100% thảo dược sạch thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đảm bảo an toàn nguồn gốc xuất xứ.
- Không pha trộn tân dược, không gây tác dụng phụ.
- Không ức chế trung tâm hô hấp mà điều trị bệnh về phế quản theo cơ chế thanh nhiệt, tiêu viêm, làm sạch khuẩn họng, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, bồi bổ tỳ, phế, củng cố sức đề kháng, ngừa tái phát.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Cao Bổ Phế được nghiên cứu và phát triển bởi nhà thuốc Đông y uy tín Tâm Minh Đường, từng đạt cúp vàng và bằng khen “thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” nên người bệnh hoàn toàn yên tâm.
Tìm hiểu chi tiết hơn về Cao Bổ Phế trong video ngắn sau:
Trên đây là giải đáp phế quản là gì? Hệ thống cây phế quản như thế nào. Hay phế quản nằm ở đâu, có chức năng gì? Mong rằng chia sẻ này có ích cho bạn đọc.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thêm, bạn đọc bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Hotline: 0903.876.437
>> TÌM HIỂU: Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Nội dung liên quan:
Cảm âm là gì? Cách tăng khả năng cảm âm hiệu quả Thuốc nam trị viêm phế quản hiệu quả triệt để Giãn phế quản có lây không? Phác đồ điều trị bệnh Viêm phổi nặng là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả Hen phế quản có chữa được không? Phác đồ điều trị hen phế quản Bộ Y tếTừ khóa » Khí Quản Và Phế Quản Có Chức Năng Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Khí Quản Và Phế Quản - Strephonsays
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Phế Quản ở Người | Vinmec
-
Khí Quản: Giải Phẫu Và Chức Năng
-
Khí Quản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phế Quản: Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Bảo Vệ Sức Khỏe - YouMed
-
Phế Quản Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Thường Gặp
-
Phế Quản Là Gì? Vị Trí Và Chức Năng Của Phế Quản Trong Cơ Thể
-
Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Bệnh Về Khí Quản - Sức Khỏe Và Đời Sống
-
Phế Quản Là Gì, Nằm Ở Đâu? Chức Năng Và Bệnh Hay Gặp
-
Giãn Phế Quản - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khi Nào Thì Chỉ định đo Chức Năng Hô Hấp Và Khi đo Cần Lưu ý Những ...
-
Các Dị Tật Bẩm Sinh Của Phổi, Khí Quản, Phế Quản
-
Viêm Phế Quản Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Có Lây Không?
-
Khí Phế Thũng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Cách điều Trị