Phe Trục – Wikipedia Tiếng Việt

Phe Trục
Tên bản ngữ
  • Die Achsenmächte (tiếng Đức)Le Potenze dell'Asse (tiếng Ý)枢軸国 (tiếng Nhật)
1939–1945
Đức Quốc xã Vương quốc Ý Đế quốc Nhật Bản
*     Khối Đồng Minh (và các thuộc địa) *     Các Quốc gia Đồng Minh tham chiến sau Trận Trân Châu Cảng *     Phe Trục (và các thuộc địa) *     Các Quốc gia trung lập Các quốc gia chính *  Đức Quốc Xã *  Đế quốc Nhật Bản *  Vương quốc Ý Các nước gia nhập: *  Vương quốc Bulgaria *  Vương quốc Hungary *  Vương quốc România *  Thái Lan Các nước đồng minh tham chiến: *  Vương quốc Iraq (Chiến tranh Anh-Iraq) *  Liên Xô (Cuộc tấn công Ba Lan (1939)) *  Phần Lan Các nước thành viên khác: * Azad Hind * Campuchia *  Cộng hòa Xã hội Ý * Chính quyền Uông Tinh Vệ * Lào *  Mãn Châu quốc * Miến Điện *  Mông Cương *  NDH * Vichy Pháp *  Philippines * Đế quốc Việt Nam
  •      Khối Đồng Minh (và các thuộc địa)
  •      Các Quốc gia Đồng Minh tham chiến sau Trận Trân Châu Cảng
  •      Phe Trục (và các thuộc địa)
  •      Các Quốc gia trung lập
Các quốc gia chính
  •  Đức Quốc Xã
  •  Đế quốc Nhật Bản
  •  Vương quốc Ý
Các nước gia nhập:
  •  Vương quốc Bulgaria
  •  Vương quốc Hungary
  •  Vương quốc România
  •  Thái Lan
Các nước đồng minh tham chiến:
  •  Vương quốc Iraq (Chiến tranh Anh-Iraq)
  •  Liên Xô (Cuộc tấn công Ba Lan (1939))
  •  Phần Lan
Các nước thành viên khác:
  • Azad Hind
  • Campuchia
  •  Cộng hòa Xã hội Ý
  • Chính quyền Uông Tinh Vệ
  • Lào
  •  Mãn Châu quốc
  • Miến Điện
  •  Mông Cương
  •  NDH
  • Vichy Pháp
  •  Philippines
  • Đế quốc Việt Nam
Vị thếAn ninh tập thể
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh thế giới thứ hai
• Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản 25 tháng 11, 1936
• Hiệp ước thép 22 tháng 5 năm 1939
• Hiệp ước tam cường 27 tháng 9 năm 1940
• Tan rã 2 tháng 9, 1945

Phe Trục (tiếng Anh: Axis powers, tiếng Đức: Achsenmächte, tiếng Nhật: 枢軸国 Sūjikukoku, tiếng Ý: Potenze dell'Asse), còn được gọi là "Trục Roma–Berlin–Tokyo" (cũng được viết tắt là "Roberto" đọc là "Rô-béc-tô") hay Khối Trục là từ để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phe Trục đồng thuận về khoản đối địch với phe Đồng Minh, nhưng không có sự phối hợp hoàn toàn trong hành động.

Phe Trục nổi lên từ những nỗ lực ngoại giao của Đức, Ý và Nhật Bản hồi giữa thập niên 1930 nhằm đảm bảo những quyền lợi cụ thể của riêng họ trong việc bành trướng lãnh thổ, khởi đầu là hiệp ước giữa Đức và Ý được ký vào tháng 10 năm 1936. Ngày 1 tháng 11 cùng năm, Benito Mussolini tuyên bố rằng kể từ thời điểm đó tất cả các nước châu Âu khác sẽ quay quanh trục Rome-Berlin, đây là nguồn gốc của tên gọi "Khối Trục".[1][2] Tiếp theo là việc ký kết bản hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản vào tháng 11 năm 1936 giữa Đức và Nhật Bản, Ý gia nhập hiệp ước này năm 1937. Đến năm 1939, "Trục Rome–Berlin" trở thành một liên minh quân sự với "Hiệp ước thép", và "Hiệp ước tam cường" ký kết năm 1940 đã đi đến sự thống nhất các mục tiêu quân sự giữa Đức và hai đồng minh của nước này.

Tại thời điểm đỉnh cao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phe Trục đã làm chủ phần lớn châu Âu, Bắc Phi và Đông Á. Không thấy xuất hiện các cuộc họp thượng đỉnh ba bên và sự phối hợp hay hợp tác là ít ỏi, có chăng là đôi chút giữa Đức và Ý. Động thái các nước phe Trục là thất thường, một số nước chuyển phe hoặc thay đổi mức độ can thiệp quân sự trong tiến trình chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945 với thất bại của phe Trục đi kèm với đó là sự tan rã của liên minh giữa họ.

Các quốc gia thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba thế lực chính của phe Trục là:

Đức Ý Nhật Bản

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nằm trong khối Trục vì bị bắt buộc hay có tính cách bù nhìn, một số khác gia nhập rồi tách ra tùy theo hoàn cảnh chính trị quân sự nhất thời. Những quốc gia và vùng lãnh thổ này đóng vai trò quân sự hay chính trị không đáng kể, và gồm có:

Bulgaria Hungary Romania
Thái Lan Phần Lan Iraq
Miến Điện Trung Quốc Croatia
Ý Campuchia Mãn Châu
Mông Cương Libya Đông Phi
Philippines Slovakia Pháp
Việt Nam Triều Tiên Đài Loan

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Theo như điều khoản của Hiệp ước Ba bên, Đức Quốc xã chỉ phải đứng ra bảo vệ đồng minh của mình khi họ bị tấn công. Vì Nhật Bản là đối tượng ra tay trước, Đức và Ý không có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho tới khi Mỹ phản công. Mặc dù vậy, Hitler đã chính thức tuyên chiến với Mỹ và Ý cũng tuyên bố chiến tranh.[3]

Nhà sử học Ian Kershaw cho rằng việc tuyên chiến với Mỹ là một sai lầm nghiêm trọng của Đức bởi điều này cho phép Mỹ tham chiến mà không vấp phải bất kỳ ràng buộc nào.[4] Tuy nhiên xét mặt khác, những con tàu khu trục Mỹ trên thực tế đã ở vào tình trạng đối đầu với những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức trên Đại Tây Dương trong vài tháng, và một lời tuyên chiến ngay lập tức có thể giúp U-boat tấn công bất ngờ vào lúc mà sự phòng thủ bên phía Mỹ còn yếu và kém tổ chức.[5] Dù vậy kể từ thời điểm tham chiến, Mỹ đã đóng một vai trò chủ đạo trong việc tài trợ và tiếp tế cho phe Đồng Minh, trong hoạt động ném bom chiến lược và trong cuộc tiến công cuối cùng vào lãnh thổ Đức.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cornelia Schmitz-Berning (2007). Vokabular des Nationalsozialismus. Berlin: De Gruyter. tr. 745. ISBN 978-3-11-019549-1. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Axis”. GlobalSecurity.org. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ Kershaw 2007, tr. 385.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFKershaw2007 (trợ giúp)
  4. ^ Kershaw 2007, Chapter 10.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFKershaw2007 (trợ giúp)
  5. ^ Duncan Redford; Philip D. Grove (2014). The Royal Navy: A History Since 1900. I.B. Tauris. tr. 182.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dear, Ian C. B. (2005). Foot, Michael; Daniell, Richard (biên tập). The Oxford Companion to World War II. Oxford University Press. ISBN 0-19-280670-X.
  • Kirschbaum, Stanislav (1995). A History of Slovakia: The Struggle for Survival. New York: St. Martin's Press. ISBN 0-312-10403-0.
  • Ready, J. Lee (2012) [1987]. The Forgotten Axis: Germany's Partners and Foreign Volunteers in World War II. Jefferson, N.C.: McFarland & Company. ISBN 9780786471690. OCLC 895414669.
  • Roberts, Geoffrey (1992). “Infamous Encounter? The Merekalov-Weizsacker Meeting of ngày 17 tháng 4 năm 1939”. The Historical Journal. Cambridge University Press. 35 (4): 921–926. doi:10.1017/S0018246X00026224. ISSN 0018-246X. JSTOR 2639445. S2CID 154228049.
  • Toynbee, Arnold biên tập (1954). Survey of International Affairs: Hitler's Europe 1939–1946. Highly detailed coverage of conquered territories.
  • Weinberg, Gerhard L. (2005). A World at Arms: A Global History of World War II (ấn bản thứ 2). New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-85316-3.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phe Trục.
  • Full text of the Pact of Steel
  • Full text of the Anti-Comintern Pact
  • Full text of The Tripartite Pact
  • Silent movie of the signing of The Tripartite Pact

Từ khóa » Trục Gồm Những Nước Nào