Phèn Là Gì? Phèn Nhôm Là Gì? Công Thức Phèn Nhôm Và ứng Dụng

Phèn là gì?Phèn đơn là gì? Phèn nhôm là gì? Nước nhiễm phèn là nước như thế nào?Công thức phèn nhôm như thế nào?Làm thế nào để nhận biết được nguồn nước bị nhiễm phèn? Làm sao để có thể lọc nước nhiễm phèn một cách tốt nhất. Hãy cùng lọc nước DKSmart tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết liên quan >>>>

  • Clo là gì? Có mấy cách khử mùi clo trong nước máy nhanh nhất
  • Đất bị nhiễm phèn là gì?Nguyên nhân hình thành đất phèn
  • Nước bị nhiễm phèn là gì các cách xử lý nước nhiễm phèn nặng

Tóm Tắt Danh Mục

  • Phèn là gì?
  • Phèn đơn là gì?
  • Phèn nhôm là gì?
  • Tính chất hóa học của phèn hay phèn nhôm 
  • Ứng dụng thực tế của phèn nhôm trong đời sống hiện nay
    • Ứng dụng phèn nhôm trong xử lý nước
    • Ứng dụng phèn nhôm trong công nghiệp
    • Ứng dụng phèn nhôm trong nông nghiệp
    • Ứng dụng phèn nhôm trong y học
  • Ưu điểm và nhược điểm của phèn nhôm
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Cách nhận biết nguồn nước nhiễm phèn là gì?

Phèn là gì?

Phèn là một hợp chất hóa học còn có tên gọi khác là alum. Đơn giản hơn nữa thì phèn chính là nguyên tố Kali sunfat nhôm ngậm nước (ngậm 12 phân tử nước). Có thể hiểu tóm tắt lại phèn chính là muối sunfat kép. Công thức hóa học của phèn là KAl(SO4)2·12H2O. Tùy thuộc vào công thức hóa học mà ta có thể phân chia làm nhiều loại phèn khác nhau như là: Phèn đơn, phèn pac, phèn sắt, phèn nhôm, phèn sắt amoni.

phèn nhôm

Hình ảnh minh họa: Sản phẩm phèn nhôm alum sunfat

Phèn đơn là gì?

Phèn đơn là dạng tinh thể màu trắng hoặc vàng đục. Công thức của phèn đơn là Al2(SO4)3.nH2O, thường gặp Al2(SO4)2.18H2 chứa 15% Al2O3 được sử dụng trong lọc nước và như là một chất ăn mòn trong dệt nhuộm và in ấn. Đối với xử lý nước, Phèn đơn được xem là chất đông tụ hay keo tụ. Phèn đơn đôi khi được dùng để giảm pH của đất vườn, vì nó thủy phân để tạo thành nhôm hidroxit kết tủa làm giảm pH.

Phèn nhôm là gì?

Phèn nhôm là chất có hình dạng hạt tinh thể có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Có công thức phèn nhôm là KAl(SO4)2.12H2O có thể gọi là muối sunfat kép của kali hay (kali alum). Phèn nhôm sunfat còn có tên gọi phổ biến tại Việt nam là “phèn chua”. Là chất có hình dạng hạt tinh thể có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Là hóa chất khá hiếm khi khí trong môi trường tự nhiên. Có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp xử lý nước thải và hệ thống xử lý lọc nước hiện đại. 

Vì vậy phèn hay phèn nhôm chỉ khác nhau về tên gọi. Còn tính chất hóa học và tính chất vật lý hay công thức hóa học đều giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm phèn nhôm và ứng dụng của chúng trong đời sống hiện nay như thế nào nhé.

Tính chất hóa học của phèn hay phèn nhôm 

  • Khối lượng mol: 258.205 g/mol
  • Khối lượng riêng: 1.725 g/cm3
  • Tỷ trọng: 1.760 kg/m3
  • Nóng chảy ở 92 – 93 độ C
  • Độ sôi: 200 độ C
  • Phân tử gam: 258.207 g/mol
  • Độ hòa tan trong nước: 14.00 g/100 mL (20°C); 36.80 g/100 mL (50°C)
  • Không tan trong Acetone

Độ tan của phèn nhôm phụ thuộc nhiều vào nồng độ axit sunfuric H2SO4. Trong dung dịch axit loãng, độ tan của Al2(SO4)3 lớn hơn so với trong nước cất nhưng khi tăng nồng độ axit sunfuric. Độ tan có thể giảm tới 1% trong dung dịch H2SO4 60%. Khi tăng nồng độ H2SO4 lên cao thì độ tan của sunfat nhôm tăng trở lại.

Trong dung dịch, nếu dung môi là nước thì phèn nhôm bị thủy phân với sự hình thành của ion Hydroxit nhôm và ion hydro. Quá trình này sẽ phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch và độ PH của môi trường và một vài yếu tố khác nữa.

"Ứng

Ứng dụng thực tế của phèn nhôm trong đời sống hiện nay

Ứng dụng phèn nhôm trong xử lý nước

Vì phèn nhôm có tính axit nên không gây độc. Tinh thể phèn tan trong nước tạo lớp màng hydroxit lắng xuống kèm theo các chất bẩn lơ lửng trong nước. Khi xử lý nước bể bơi, người ta dùng phèn nhôm cho vào nước. Để tạo ra các phản ứng kết tủa bông keo, làm lắng các hạt lơ lửng và giúp nước trở nên tinh khiết và trong hơn.

Công thức hóa học: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H

Al(OH)3 là chất kết tủa  ở dạng keo. Dạng keo này sẽ đính các hạt cát và bụi trong nước, làm chúng chìm xuống đáy hồ.

Ứng dụng phèn nhôm trong công nghiệp

  • Trong ngành công nghiệp thì chúng được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm giấy và nhuộm vải. 
  • Ứng dụng trong lĩnh vực nhuộm giấy: Được cho vào bột giấy cùng với muỗi. Để tạo ra phản ứng trao đổi hydroxit, nhằm kết dính các sợi xenlulozo lại với nhau để khi viết lên giấy mực không làm nhòe giấy viết.
  • Trong nhuộm vải: Được sử dụng như chất rắn màu khi nhuộm hydroxit. Hấp thụ sợi vải và giữ chặt kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền khó bị phai khi giặt.

Ứng dụng phèn nhôm trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp thì phèn nhôm còn được dùng làm giảm độ PH của đất vườn. Vì nó có thể thủy phân tạo thành kết tủa hydroxit nhôm và một dung dịch axit sunfuric H2SOloãng.

Ứng dụng phèn nhôm trong y học

Trong y học phen nhom còn được sử dụng để bào chế các loại thuốc. Để chữa đau răng, cầm máu và xuất huyết, đau mắt đỏ. Và được dùng để sát trùng ngoài da,chảy mủ tai, miệng lở, giảm ngứa. Giảm đau do bị động vật đốt và cắn

Hệ thống xử lý lọc nước

Hệ thống xử lý lọc nước công xuất lớn

Ưu điểm và nhược điểm của phèn nhôm

Ưu điểm

  • Là nguyên tố hóa học ít độc, hầu như sẽ không gây ra nguy hiểm gì khi sử dụng. Vì vậy được sử dụng khá phổ biến trên thị trường
  • Có khả năng keo tụ cao nên dễ dàng kiểm soát khi sử dụng
  • Giá thành khá rẻ, nên chi phí sử dụng thấp, tiết kiệm nhiều chi phí khi xử lý hệ thống lọc nước nhiễm phèn.

Nhược điểm

  • Cần sử dụng lượng phen nhom vừa đủ cho quá trình keo tụ. Nếu sử dụng quá lượng cần thiết sẽ mất hết tác dụng
  • Sử dụng thêm các chất trợ keo tụ và trợ lắng. Để cho quá trình keo tụ hiệu quả hơn. Vì vậy chi phí sẽ tăng lên nên đây sẽ là 1 điểm trừ khá lớn cho việc sử dụng phèn nhôm khi nước nhiễm phèn.
  • Khi sử dụng sẽ làm tăng lượng SO4 trong nước thải sau xử lý. Đây là chất có tính độc gây hại đối với sinh vật. Nên vì sao các nhà máy sản xuất nhuộm vải nguồn nước sau khi sử dụng mà không được tái chế. Sẽ là nguồn nước ô nhiễm và nguồn nước chết, các sinh vật không thể sống sót khi sống tại môi trường có chứa nguồn nước thải này.
  • Ngoài ra, khi sử dụng phen nhom sẽ làm giảm độ PH nên phải sử dụng thêm NaOH để làm tăng PH, dẫn đến việc sẽ phát sinh thêm chi phí.

Cách nhận biết nguồn nước nhiễm phèn là gì?

Nước nhiễm phèn là tình trạng nguồn nước sử dụng có màu vàng đục và mùi hôi, tanh tanh. Khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Khi để nước nhiễm phèn trong xô chậu khoảng 10- 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa. Và nổi một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch. 

Hình ảnh nguồn nước bị nhiễm phèn

Hình ảnh nguồn nước bị nhiễm phèn sắt

Trên đây là tổng hợp tất cả các kiến thức cơ bản về phèn nhôm nói riêng. Hy vọng đã giúp ích cho các bạn phần nào về việc hiểu về sản phẩm phèn là gì?

Từ khóa » Viết Công Thức Phèn Nhôm