Phenol Có Làm đổi Màu Quỳ Tím Không? - TopLoigiai

Câu hỏi: Phenol có làm đổi màu quỳ tím không?

Trả lời: 

Vì tính axit của phenol rất yếu, yếu hơn cả H2CO3 nên không làm đổi màu quỳ tím

Cùng Top lời giải tìm hiểu về phenol

Mục lục nội dung I. Phenol là gì?II. Tính chất vật lí của PhenolIII. Tính chất hóa học của phenolIV. Điều chế PhenolV. Ứng dụng

I. Phenol là gì?

Phenol là hợp chất hữu cơ thơm. Chúng có công thức phân tử là C6H5OH. Phân tử của chất này sẽ gồm có một nhóm phenyl (−C6H5) liên kết cùng với một nhóm hydroxyl (-OH).

Cụ thể như sau: 

Phenol có làm đổi màu quỳ tím không?

   Đây được biết đến là một loại hóa chất vô cùng độc hại và cấm dùng trong thực phẩm. Chúng có thể gây bỏng nặng nếu chúng ta cho tiếp xúc trực tiếp với da. Phenol cũng hơi có tính axit. Vì thế khi thực hiện các thí nghiệm cũng như công việc sử dụng đến chất này bạn phải cẩn thận nếu không có thể gây bỏng nặng cho da. 

II. Tính chất vật lí của Phenol

– Phenol ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng nên dùng để tách bằng phương pháp chiết.

– Là chất rắn, độc, khi để lâu trong không khí bị chảy rữa do hút ẩm và chuyển thành màu hồng.

III. Tính chất hóa học của phenol

1. Cấu tạo của phân tử phenol

- Gốc C6H5 hút e làm cho liên kết O-H trong phân tử phenol phân cực hơn liên kết O-H của ancol vì vậy H trong nhóm OH của phenol linh động hơn H trong nhóm OH của ancol và biểu hiện được tính axit yếu (phenol có tên gọi khác là axit phenic).

- Do có hiệu ứng liên hợp nên cặp e chưa sử dụng của nguyên tử O bị hút về phía vòng benzen làm cho mật độ e của vòng benzen đặc biệt là các vị trí o-, p- tăng lên nên phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ hơn và ưu tiên vào vị trí o-, p- .

 Vì vậy nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol ảnh hưởng lẫn nhau.

2. Tính chất của nhóm -OH

Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH+Na→C6H5ONa+12H2

→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

Tác dụng với dung dịch kiềm:

C6H5OH+NaOH→C6H5ONa+H2O

Nhận xét:

+ Chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH.

+ Phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol. Phenol thể hiện tính axit nhưng là axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím, yếu hơn cả axit cacbonic

C6H5ONa+CO2+H2O→C6H5OH+NaHCO3

+ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn:

C6H5ONa+HCl→C6H5OH+NaCl

3. Phản ứng thế vào vòng benzen

Thí nghiệm: phenol tác dụng với dung dịch brom.

Hiện tượng: Có kết tủa trắng

Phương trình hóa học:

Phenol có làm đổi màu quỳ tím không? (ảnh 2)

Nhận xét:  

+ Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin.

+ Chứng minh ảnh hưởng của nhóm -OH đến khả năng phản ứng của vòng benzen.

+ Phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH+3HNO3→C6H2(NO2)3OH+3H2O

Lưu ý:  Ngoài phenol, tất cả những chất thuộc loại phenol mà còn nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào 2 phản ứng thế brom và thế nitro.

4. Phản ứng tạo nhựa phenolfomanđehit

Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.

nC6H5OH+nHCHO→nH2O+(HOC6H2CH2)n

IV. Điều chế Phenol

Phenol được chiết xuất lần đầu tiên từ nhựa than đá nhưng ngày nay do nhu cầu tăng, phenol được sản xuất với quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) với nguồn nguyên liệu chủ yếu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng benzen để điều chế.

C6H6 + Br2 → C6H5Br +  HBr (xúc tác bột Fe)

C6H5Br + 2NaOH(đặc) → C6H5ONa + NaBr + H2O (nhiệt độ và áp suất cao)

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

V. Ứng dụng

    - Phần lớn phenol dùng để sản xuất poli phenol – fomandehit.

    - Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6- trinitrophenol), chất kích thích sinh trưởng thực vật, chất diệt cỏ, diệt sâu bọ, …

Từ khóa » Phenol Làm đổi Màu Quỳ Tím