Phenol – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tính chất Hiện/ẩn mục Tính chất
    • 1.1 Tính axít
    • 1.2 Tính chất như rượu
    • 1.3 Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế H ở vòng benzen)
    • 1.4 Phản ứng riêng
  • 2 Ứng dụng
  • 3 Lịch sử
  • 4 Điều chế
  • 5 Sự kiện cá nục ở Quảng Trị nhiễm phenol năm 2016
  • 6 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikiquote
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phenol
Danh pháp IUPACPhenol
Tên khácCarbolic Acid, Benzenol, Phenylic Acid, Hydroxybenzene, Phenic acid
Nhận dạng
Số CAS108-95-2
PubChem996
KEGGD06536
ChEMBL14060
Số RTECSSJ3325000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • c1ccc(cc1)O

InChI đầy đủ
  • 1/C6H6O/c7-6-4-2-1-3-5-6/h1-5,7H
UNII339NCG44TV
Thuộc tính
Bề ngoàiWhite Crystalline Solid
Khối lượng riêng1.07 g/cm³
Điểm nóng chảy 40,5 °C (313,6 K; 104,9 °F)
Điểm sôi 181,7 °C (454,8 K; 359,1 °F)
Độ hòa tan trong nước8.3 g/100 ml (20 °C)
Độ axit (pKa)9.95 (trong nước), 29.1 (in acetonitrile)[1]
Mômen lưỡng cực1.7 D
Các nguy hiểm
Phân loại của EUToxic (T)Muta. Cat. 3Corrosive (C)
NFPA 704

2 3   COR
Chỉ dẫn RR23/R24/R25-R34-R48/R20/R21/R22-R68
Chỉ dẫn S(S1/2)-S24/S25-S26-S28-S36/S37/S39-S45
Điểm bắt lửa79 °C
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanBenzenethiol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). ☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?) Tham khảo hộp thông tin

Phenol hay acid carbolic là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C6H5OH. Đây là một chất rắn tinh thể màu trắng dễ bay hơi. Phân tử bao gồm một nhóm phenyl (−C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Phenol hơi có tính acid. Phenol có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol lần đầu tiên được chiết xuất từ ​​nhựa than đá, nhưng ngày nay được sản xuất trên quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đây là một mặt hàng công nghiệp quan trọng như là tiền thân của nhiều vật liệu và hợp chất hữu ích. Đây chủ yếu được sử dụng để tổng hợp nhựa và các vật liệu liên quan. Phenol và các dẫn xuất hóa học của nó rất cần thiết để sản xuất polycarbonat, epoxies, Bakelite, nylon, chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ phenoxy và nhiều loại dược phẩm.

Cấu tạo hóa học của Phenol

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol là một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước, với khoảng 84,2 g hòa tan trong 1000 mL (khoảng 0,895 M) ở 25oC. Hỗn hợp đồng nhất của phenol và nước ở phenol nặng hơn tỷ trọng nước ~ 2,6 và có thể là cao hơn. Muối natri của phenol, natri phenoxide, hòa tan trong nước nhiều hơn. Phenol tan vô hạn ở nhiệt độ trên khoảng 66oC.

Tính axít

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol có tính acid. Trong dung dịch nước có cân bằng:

C 6 H 5 OH + H 2 O ↽ − − ⇀ C 6 H 5 O − + H 3 O + {\displaystyle {\ce {C6H5OH + H2O <=> C6H5O- + H3O+}}}

Vì vậy, khác với rượu, phenol còn có thể tác dụng với base mạnh tạo muối phenolate:

C 6 H 5 OH + NaOH ⟶ C 6 H 5 ONa + H 2 O {\displaystyle {\ce {C6H5OH + NaOH -> C6H5ONa + H2O}}}

Tuy nhiên, tính acid của phenol rất yếu Ka=10−10, yếu hơn acid cacbonic nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenolat bị acid cacbonic tác dụng tạo lại phenol:

C 6 H 5 ONa + CO 2 + H 2 O ⟶ C 6 H 5 OH + NaHCO 3 {\displaystyle {\ce {C6H5ONa + CO2 + H2O -> C6H5OH + NaHCO3}}}

Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp.

Tính chất như rượu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat không bị nước phân hủy:

C6H5ONa + H2O ---> (Không phản ứng).

Phenol cũng tạo được ester như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp với acid, phenol chỉ có thể tác dụng với Acetyl chloride hoặc anhydride acetic mới tạo được ester:

C 6 H 5 OH + CH 3 COCl ⟶ CH 3 COOC 6 H 5 + HCl {\displaystyle {\ce {C6H5OH + CH3COCl -> CH3COOC6H5 + HCl}}} C 6 H 5 OH + ( CH 3 CO ) 2 O ⟶ CH 3 COOC 6 H 5 + CH 3 COOH {\displaystyle {\ce {C6H5OH + (CH3CO)2O -> CH3COOC6H5 + CH3COOH}}}

Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân:

  • Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân tử acid tạo ester hơn.
  • Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở.

Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế H ở vòng benzen)

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng, nếu Br2 dư cũng tạo kết tủa tan

Phenol phản ứng với HNO3 tạo kết tủa tan

Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen

Phản ứng riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

C 6 H 5 OH + 3 H 2 → t ° , p N i C 6 H 11 OH {\displaystyle {\ce {C6H5OH + 3H2 ->[Ni][{t°, p}] C6H11OH}}}

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde.
  • Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.
  • Nông dược: Từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2,4 - D (là muối natri của acid 2,4 dichlorphenoxyacetic).
  • Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (acid picric).
  • Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho - và para - nitrophenol…)

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phenol được phát hiện vào năm 1834, khi nó được chiết xuất từ nhựa than đá, đó là nguồn chính sản xuất phenol cho đến khi ngành công nghiệp hóa dầu phát triển.

Các chất sát trùng mang đặc tính của phenol được sử dụng bởi Sir Joseph Lister (1827-1912) trong kỹ thuật phẫu thuật tiên phong của ông dùng chất khử trùng, mặc việc tiếp xúc liên tục với phenol gây kích ứng da. Lister đã phủ những vết thương với một miếng giẻ hoặc vải thô được ngâm trong acid carbolic (một tên khác của phenol).

Acid carbolic (phenol) cũng là thành phần hoạt chất trong một số thuốc giảm đau thường uống như Chloraseptic, đường xông hơi (phun) như Carmex. Đây cũng là thành phần chính của quả cầu khói Carbolic Ball, một thiết bị trên thị trường tại Luân Đôn vào thế kỷ XIX sử dụng để chống dịch bệnh cúm và các bệnh khác.

Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram, phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó, Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn phenol chủ yếu lấy từ sản phẩm chưng cất than đá

Ngoài ra có thể điều chế từ benzen.

C 6 H 6 + Br 2 → t o C 6 H 5 Br + HBr {\displaystyle {\ce {C6H6 + Br2 ->[t^o] C6H5Br + HBr}}} C 6 H 5 Br + 2 NaOH → t o ; p C 6 H 5 ONa + NaBr + H 2 O {\displaystyle {\ce {C6H5Br + 2NaOH ->[t^o; p] C6H5ONa + NaBr + H2O}}}

Điều chế từ isopropylbenzen:

C 6 H 6 + CH 2 = CH − CH 3 + O 2 ( kk ) ⟶ C 6 H 5 OH + ( CH 3 ) 2 CO {\displaystyle {\ce {C6H6 + CH2=CH-CH3 + O2(kk)-> C6H5OH + (CH3)2CO}}}

Sự kiện cá nục ở Quảng Trị nhiễm phenol năm 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6/2016 phenol được phát hiện có trong 30 tấn cá nục ở Quảng Trị, và Chi Cục VSATTP Quảng Trị công bố kết quả xét nghiệm xác định hàm lượng là 0,037 mg/kg.

Tuy nhiên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này, khẳng định rằng ăn cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe, và nói rằng phenol có ở khắp nơi quanh ta, cả trong thực phẩm khác [2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kütt, A.; Movchun, V.; Rodima, T.; Dansauer, T.; Rusanov, E. B.; Leito, I.; Kaljurand, I.; Koppel, J.; Pihl, V.; Koppel, I.; Ovsjannikov, G.; Toom, L.; Mishima, M.; Medebielle, M.; Lork, E.; Röschenthaler, G.-V.; Koppel, I. A.; Kolomeitsev, A. A. Pentakis(trifluoromethyl)phenyl, a Sterically Crowded and Electron-withdrawing Group: Synthesis and Acidity of Pentakis(trifluoromethyl)benzene, -toluene, -phenol, and -aniline. J. Org. Chem. 2008, 73, 2607-2620. DOI: 10.1021/jo702513w
  2. ^ Bộ Y tế khẳng định ăn cá nục nhiễm Phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe. Công lý Online, 13/6/2016. Truy cập 14/07/2019.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb123062886 (data)
  • GND: 4346494-4
  • LCCN: sh85020087
  • NDL: 00563108
  • x
  • t
  • s
Chất tẩy trùng và chất tẩy uế (D08)
Dẫn xuất AcriđineEtacriđin lactat · 9-Aminoacriđin · Euflavin
Các biguanit và amiđinĐibrompropamiđin · Clohexiđin# · Propamiđin · Hexamiđin · Polihexanit
Phenol và các dẫn xuấtHexaclophen · Policresulen · Phenol · Triclosan · Cloxilenol# · Biphenylol · Fenticlor
Các dẫn xuất NitrofuranNitrofurazon
Các sản phẩm từ IodIot/octylphenoxipoliglicolete · Povidone-iodine# · Điiothidroxipropan
Các dẫn xuất QuinolinDequalinium · Cloquinaldol · Oxiquinolin · Clioquinol
Hợp chất ammoni bậc bốnBenzalkonium · Benzethonium clorua · Xetrimonium (bromua/clorua) · Xetylpiriđinium · Xetrimit · Benzoxonium clorua · Điđecylđimetylamonium clorua
Các sản phẩm từ Thủy ngânThủy ngân amiđoclorua · Phenylmercuric borat · Thủy ngân clorua · Mercurocrom · Thiomersal · Thủy ngân iođua
Các hợp chất của BạcBạc nitrat
AncolPropanol (Propyl Alcohol) · Isopropanol (Isopropyl Ancol) · Ethanol (Ethyl Alcohol)#
KhácKali pemanganat · Natri hypoclorit · Hydro peoxit · Eosin · Tosylcloramit natri
#WHO-EM. ‡Thu hồi trên thị trường. Thử nghiệm lâm sàng: †Pha III. §Chưa bao giờ đến pha III
  • x
  • t
  • s
Vasoprotectives (C05)
Antihemorrhoidals để sử dụng tại chỗcorticosteroids (Hydrocortisone, Prednisolone, Betamethasone, Fluorometholone, Fluocortolone, Dexamethasone, Fluocinolone acetonide, Fluocinonide)

local anesthetics (Lidocaine, Tetracaine, Benzocaine, Dibucaine, Procaine, Oxetacaine, Pramocaine)

other (Tribenoside)
Antivaricose điều trịheparins hoặc heparinoids để sử dụng tại chỗ (Organo-heparinoid, Sodium apolate, Heparin, Pentosan polysulfate)

Các chất sclerosing cho tiêm chủng địa phương (sclerosing agents for local injection) (Monoethanolamine oleate, Polidocanol, Invert sugar, Sodium tetradecyl sulfate, Phenol)

other (Calcium dobesilate)
Các tác nhân mao dẫn ổn địnhbioflavonoids (Rutoside, Monoxerutin, Diosmin, Troxerutin, Hidrosmin) - other (Tribenoside, Etamsylate)
Bản mẫu:Vascular navs
  • x
  • t
  • s
Thuốc gây mê toàn thân (N01A)
Dạng hít
  • Chloroethane (ethyl chloride)‡
  • Chloroform‡
  • Cyclopropan‡
  • Desflurane
  • Diethyl ether‡
  • Enflurane
  • Ethylene‡
  • Fluroxene‡
  • Halothane#
  • Isoflurane#
  • Methoxyflurane
  • Methoxypropane‡
  • Dinitơ monoxide#
  • Sevoflurane
  • Trichloroethylene‡
  • Vinyl ether‡
  • Xenon
Dạng tiêm
Phenol
  • Ciprofol
  • Fospropofol
  • Propofol#
Opioid
  • Morphine
  • Oxycodone
  • Anileridine‡
  • Embutramide‡
  • Fentanyl
  • Alfentanil
  • Phenoperidine
  • Remifentanil÷
  • Sufentanil
Arylcyclohexylamine
  • Esketamine
  • Ketamine#
  • Phencyclidine‡
  • Tiletamine
Steroid thần kinh
  • Alfadolone
  • Alfaxalone
  • Hydroxydione
Khác
  • Propanidid‡
#WHO-EM. ‡Thu hồi trên thị trường. Thử nghiệm lâm sàng: †Pha III. §Chưa bao giờ đến pha III
  • x
  • t
  • s
Hoá học hữu cơ
Tổng quan
  • Hợp chất hữu cơ
  • Lịch sử
  • Phân loại
  • Tách biệt và tinh chế
    • Phương pháp chưng cất
    • Phương pháp chiết
    • Phương pháp kết tinh
  • Công thức
  • Cấu trúc phân tử
    • Đồng đẳng
    • Đồng phân
  • Danh pháp
    • IUPAC
  • Danh sách
  • Nhóm chức
  • Liên kết
  • Đồng phân cấu tạo
  • Đồng phân lập thể
Phản ứng hữu cơ
  • Phân cắt dị li
  • Phân cắt đồng li
  • Phản ứng thế
  • Phản ứng cộng
  • Phản ứng tách
  • Phản ứng phân huỷ
  • Phản ứng đồng phân hoá
  • Phản ứng trùng hợp
  • Phản ứng trùng cộng hợp
  • Phản ứng trùng ngưng
  • Xúc tác
Phương pháp phổ trong Hoá hữu cơ
  • Phương pháp phổ tử ngoại - khả kiến
  • Phương pháp phổ hồng ngoại
  • Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân
  • Phương pháp phổ khối lượng
Hidrocacbon
Hidrocacbon no
  • Alkan
    • Phản ứng halogen hoá
  • Cycloalkan
    • Phản ứng cộng mở vòng
Hidrocacbon không no
  • Anken
  • Ankin
  • Polien
  • Tecpen
Hidrocacbon thơm
  • Benzen và Đồng đẳng của Benzen
  • Hidrocacbon thơm nhiều nhân
    • Naphthalen
    • Antraxen
    • Phenantren
  • Hợp chất thơm không chứa vòng benzen
Hidrocacbon phản thơm và Hidrocacbon không thơm
  • Xiclobutadien
Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên
  • Dầu mỏ
  • Khí thiên nhiên
  • Than đá
Dẫn xuất của Hidrocacbon
Dẫn xuất Halogen
  • Dẫn xuất halogen no
  • Dẫn xuất halogen không no
  • Dẫn xuất halogen thơm
Ancol - Phenol - Ete
  • Monoancol
  • Poliancol
  • Phenol
  • Ete
Hợp chất cơ - nguyên tố
  • Hợp chất cơ - kim
  • Hợp chất cơ - phi kim
Hợp chất dị vòng
  • Hợp chất dị vòng no
  • Hợp chất dị vòng không no
  • Hợp chất dị vòng thơm
  • Dị tố
  • Dị mạch
Hợp chất cao phân tử
  • Polime thiên nhiên
  • Polime tổng hợp
  • Polime bán tổng hợp
  • Phản ứng giữ nguyên mạch polime
  • Phản ứng phân cắt mạch polime
  • Phản ứng khâu mạch polime
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phenol&oldid=71996171” Thể loại:
  • Lớp phenol
  • Chất tẩy trùng
  • Độc tố thần kinh
  • Hóa chất hàng hóa
Thể loại ẩn:
  • Bài viết chứa nhận dạng BNF
  • Bài viết chứa nhận dạng GND
  • Bài viết chứa nhận dạng LCCN
  • Bài viết chứa nhận dạng NDL
  • Taxonbars without from parameter
  • Trang thẻ đơn vị phân loại không có ID đơn vị phân loại tại Wikidata
  • Thẻ đơn vị phân loại trên trang có thể không là đơn vị phân loại

Từ khóa » Cấu Tạo Tính Chất Hóa Học Phenol