Phép Chiếu UTM Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Phép chiếu UTM là gì? Tìm hiểu hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM
Mục lục ẩn Phép chiếu UTM Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam VN-2000Phép chiếu UTM
Phép chiếu bản đồ UTM (Universal Transverse Mercator) là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc và được thực hiện như sau:
– Chia trái đất thành 60 múi bởi các đường kinh tuyến cách nhau 6°, đánh số thứ tự các múi từ 1 đến 60 bắt đầu từ kinh tuyến gốc, ngược chiều kim đồng và khép về kinh tuyến gốc.
– Dựng hình trụ ngang cắt mặt cầu trái đất theo hai đường cong đối xứng với nhau qua kinh tuyến giữa múi và có tỷ lệ chiếu k = 1 (không bị biến dạng chiều dài). Kinh tuyến trục nằm ngoài mặt trụ có tỷ lệ chiếu k = 0.9996.
– Dùng tâm trái đất làm tâm chiếu, lần lượt chiếu từng múi lên mặt trụ theo nguyên lý của phép chiếu xuyên tâm. Sau khi chiếu, khai triển mặt trụ thành mặt phẳng ( xem hình 1.4).
Phép chiếu UTM có ưu điểm là độ biến dạng được phân bố đều và có trị số nhỏ; mặt khác hiện nay để thuận tiện cho việc sử dụng hệ tọa độ chung trong khu vực và thế giới Việt Nam đã sử dụng lưới chiếu này trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 thay cho phép chiếu Gauss-Kruger trong hệ tọa độ cũ HN-72.
Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM
Trong phép chiếu UTM, các múi chiếu đều có kinh tuyến trục suy biến thành đường thẳng đứng được chọn làm trục OX; xích đạo suy biến thành đường nằm ngang chọn làm trục OY, đường thẳng OX vuông góc với OY tạo thành hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM trên các múi chiếu (hình 1.5).
Để trị số hoành độ Y không âm, người ta quy ước rời trục OX qua phía tây 500km và quy định ghi hoành độ Y có kèm số thứ tự múi chiếu ở phía trước (X = 2524376,437; Y = 18.704865,453). Trên bản đồ địa hình, để tiện cho sử dụng người ta đã kẻ những đường thẳng song song với trục OX và OY tạo thành lưới ô vuông tọa độ. Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM này được sử dụng trong hệ tọa độ VN-2000.
Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam VN-2000
Hệ tọa độ VN-2000 được Thủ tướng Chính phủ quyết định là hệ là hệ tọa độ Trắc địaBản đồ Quốc gia Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 12/8/2000. Hệ tọa độ này có các đặc điểm:
– Sử dụng Elipxoid WGS-84 (World Geodesic System 1984) làm Elip thực dụng, Elip này có bán trục lớn a = 6378137, độ det α = 1:298,2.
– Sử dụng phép chiếu và hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM.
– Gốc tọa độ trong khuôn viên Viện Công nghệ Địa chính, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Tổng quan về Trắc địa
- Mặt thuỷ chuẩn và hệ độ cao
- Hệ toạ độ địa lý là gì?
- Phép chiếu bản đồ là gì?
Từ khóa » Bản đồ Utm Là Gì
-
UTM Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Mã UTM? - VietAds
-
Tọa độ UTM: Chúng Là Gì, đặc điểm Và Tính Hữu Dụng
-
Phép Chiếu UTM Và Hệ Tọa độ Vuông Góc UTM
-
Hệ Tọa độ Và Phép Chiếu Bản đồ ở Việt Nam - Ứng Dụng Mới
-
Cách Chia Mảnh Bản đồ Theo Phương Pháp UTM Và Gauss
-
Hệ Thống Lưới Chiếu UTM Là Gì
-
Bản đồ Quân Sự. Hỏi Và đáp - Quansuvn
-
Bản đồ Utm - Chia Sẻ Thông Tin Miễn Phí
-
[DOC] 2. Cơ Sở Toán Học Bản đồ địa Hình. A) Tỉ Lệ Bản đồ. - Khái Niệm
-
Các Hệ Tọa độ Thường Dùng Trong Trắc địa Bản đồ Và Cách Chuyển đổi
-
Các Loại Hệ Tọa độ Và Hệ Tọa độ được Sử Dụng ở Việt Nam Sau 1954
-
Hệ Tọa độ UTM Là Gì