Phép Lặp (Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn) - SGK Ngữ Văn 7
Có thể bạn quan tâm
»» Nội dung bài viết:
- I. Khái niệm.
- II. Phân loại:
- 1. Phép lặp từ ngữ.
- 2. Phép lặp ngữ âm.
- 3. Phép lặp cú pháp.
Phép lặp
I. Khái niệm.
Phép lặp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn, hay thường được gọi là phép lặp từ vựng. Nó lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản. Có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp 1 phần từ hay lặp lại cú pháp.
II. Phân loại:
Có 3 phương tiện được sử dụng trong phép lặp liên kết câu và liên kết đoạn là lặp từ ngữ, lặp cấu trúc cú pháp và lặp ngữ âm. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết 3 cách lặp này.
1. Phép lặp từ ngữ.
– Sử dụng các từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu kia, từ câu trước sang câu sau nhằm tạo tính liên kết giữa các phần trong đoạn văn với nhau.
Ví dụ 1:
“Học bài là một thói quen tốt. Nếu chăm chỉ học bài thì bạn sẽ thành công trong tương lai”.
Ta thấy từ “học bài” được lặp lại 2 lần, nó giúp người đọc hiểu rõ tác dụng của việc chăm chỉ học bài.
Ví dụ 2:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” .
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
2. Phép lặp ngữ âm.
– Là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp điệu đều đặn trong các câu của văn bản.
Ví dụ 1:
Con quạ đứt đuôi. Con ruồi đứt cánh. Đòn gánh có mấu. Củ ấu có sừng. Bánh chưng có lá. Con cá có vây. Ông thầy có sách.
Ta thấy trong câu ca dao trên sử dụng phép lặp ngữ âm được in đậm và các âm đó có liên quan từ câu trước sang câu sau.
Ví dụ 2:
Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt
(Ca dao)
3. Phép lặp cú pháp.
– Là phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu nào đó liên tiếp trong một đoạn văn bản.
Ví dụ 1: Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn.
Phép lặp cấu trúc trong đoạn văn trên sử dụng cụm từ: “Con người Việt Nam”.
Ví dụ 2:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Từ khóa » Ví Dụ Về Phép Lặp Từ Vựng
-
Phép Lặp Là Gì? Ví Dụ Phép Lặp - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Phép Lặp Là Gì? Có Những Loại Phép Lặp Nào? Cho Ví Dụ
-
Phép Lặp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lặp Từ Vựng | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
-
Phép Lặp Là Gì? Ví Dụ Phép Lặp - Hỏi Gì 247
-
[CHUẨN NHẤT] Phép Lặp Là Gì? - TopLoigiai
-
Phép Lặp Cú Pháp Là Gì ? Ví Dụ Minh Họa ? Có Tác Dụng Gì ? Bài Tập ...
-
Phép Lặp Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Phép Lặp Từ Vựng Và Lặp Ngữ Pháp Trong Thơ Hữu Thỉnh - Tài Liệu Text
-
Phép Lặp Từ Vựng Và Lặp Ngữ Pháp Trong Thơ Hữu Thỉnh | Xemtailieu
-
Phép Lặp Là Gì? Ví Dụ Phép Lặp - ONLINEAZ.VN
-
Ví Dụ Về Phép Lặp
-
Phép Lặp Là Gì?