Phép So Sánh Là Gì? Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh

Trong 4 biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh và hoán dụ trong chương trình ngữ văn lớp 6 thì biện pháp so sánh được xem là dễ nhận biết và sử dụng hơn so với các tu từ còn lại. Trong bài viết này, wikigiaidap.net sẽ giải đáp về phép so sánh là gì cũng như cấu tạo của so sánh như thế nào, mời các em cùng tham khảo!

=>Xem thêm: Số chính phương là gì

  1. Phép so sánh là gì?
  2. Tác dụng của biện pháp so sánh
  3. Cấu tạo của phép so sánh
  4. Các kiểu so sánh

Phép so sánh là gì?

So sánh được hiểu là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.

Phép so sánh là gì. Ảnh 1

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.

Đối với câu thơ trên phép so sánh được sử dụng là trẻ em như búp trên cành. So sánh trẻ em non nớt và cần có sự bao bọc, chăm sóc như búp trên cành vậy.

Tác dụng của biện pháp so sánh

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Xem thêm: Hình chiếu là gì? Phân loại hình chiếu

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

Cấu tạo của phép so sánh

Sau đây sẽ là ví dụ để phân tích rõ về cấu tạo của phép so sánh, giúp các em có thể có cái nhìn chi tiết và dễ hiểu hơn.

Phép so sánh là gì. Ảnh 2

Ví dụ: Cô ấy đẹp như thiên thần

Ta sẽ chia câu trên thành 2 vế, vế thứ nhất là từ “cô ấy” là sự vật được so sánh.Vế thứ hai là “thiên thần” sự vật so sánh.Từ ngữ so sánh trong câu là từ “như”.Từ ngữ chỉ phương diện so sánh trong câu là từ “đẹp”Vậy một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ bao gồm 4 thành phần chính, đó là:

Vế thứ nhất: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.Vế thứ hai: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.Có thể dùng dấu 2 chấm để thay thế cho từ ngữ chỉ ý so sánh.

Các kiểu so sánh

So sánh không ngang bằng

Kiểu so sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau, so sánh ngang bằng còn thể hiện hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Giá trị nhân đạo là gì? Phân tích khía cạnh giá trị nhân đạo

Trong câu có các từ gồm “kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng,…”

So sánh không ngang bằng

So sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc hiện tượng trong mối quan hệ không bằng nhau để làm nổi bật cái còn lại.

Trong câu có các từ so sánh gồm “như, tựa, tựa như, là, giống, giống như,…”

Qua bài viết trên về phép so sánh là gì? cấu tạo và các kiểu so sánh? hy vọng sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi về biện pháp tu từ này. Hãy để lại bình luận phía dưới, nếu như bạn đang có những thắc mắc không hiểu, wikigiaidap.net sẽ giúp bạn trả lời chi tiết nhất. Trân trọng!

4.4/5 - (79 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Phép Tu Từ So Sánh