Phí CFS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu - Wingo Logistics
CFS là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Ngoài ra còn được biết đến với 2 tầng nghĩa khác nhau cũng như có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Để biết rõ hơn chi phí CFS là gì cũng như tìm hiểu các thông tin liên quan, hãy theo dõi bài viết sau của Wingo Logistics.
CFS là gì?
CFS là viết tắt của Container Freight Station được áp dụng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. CFS còn được biết đến với 2 tầng nghĩa, cụ thể:
CFS theo địa điểm
Đối với ý nghĩa liên quan đến địa điểm, CFS là một loại kho chuyên dành để nhập các hàng lẻ xuất nhập khẩu. Trong ngành xuất nhập khẩu, hàng hóa sẽ được chia thành 2 loại là hàng FCL và hàng LCL. Cụ thể:
- LCL: Hàng theo kiện nhỏ không đủ số lượng để hết mộ một container. Do vậy chủ hàng lựa chọn cách đóng chung container với nhiều chủ hàng khác tiết kiệm chi phí vận chuyển một cách tối đa.
- FCL: Tất cả hàng hóa trong container đều chỉ thuộc về một chủ hàng duy nhất.
Kho CFS thực chất chính là điểm tập kết tất cả các loại hàng hóa LCL. Kho CFS khi nằm trong địa phận cảng thì vẫn thuộc diện theo dõi và quản lý của hải quan cảng. Mọi thủ tục khai báo đều phải được hoàn thành trước khi hàng được xếp vào container hoặc dỡ ra khỏi cảng.
CFS theo chi phí
CFS theo chi phí được định nghĩ là một loại phí xuất nhập khẩu khi hàng hoá ra vào kho. Sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ như nâng hoặc hạ hàng hóa, di chuyển hàng hóa bằng xe nâng ra cảng. Tiếp đó tiến hành đóng hàng vào container. Để thực hiện được nghiệp vụ này, các doanh nghiệp cần thanh toán chi phí mà cảng yêu cầu. Phần chi phí được yêu cầu thanh toán này được gọi là chi phí CFS.
Phí CFS thường do các cảng thu từ các forwarder. Ngược lại các forwarder lại thu từ các chủ hàng (người nhập khẩu hoặc xuất khẩu)
Tầm quan trọng của CFS
Kho CFS nằm trong địa phận của cảng và thuộc quyền quản lý của các cơ quan hải quan. Mọi thủ tục khai báo cần được thực hiện và hoàn thành trước khi hàng được chuyển lên container. CFS có vài trò:
Phí CFS là nguồn thu của nhà nước
Các khoản thu phí CFS từ các chủ hàng được tiến hành tại các cảng hải quan quốc tế sẽ là một trong những nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước bên cạnh các loại thuế phí. Ngoài ra, các khoản thu phí CFS này còn được dùng để chi trả cho đội ngũ nhân viên sửa chữa, bảo trì cho các cảng biển hải quan.
CFS nhằm bảo đảm các quy định chung của pháp luật
Có một số các trường hợp thuộc quy định của pháp luật mà các hoạt động xuất nhập khẩu cần phải lưu ý, cụ thể:
- Kho CFS có nhiệm vụ lưu trữ các hàng hóa thuộc hàng nhập khẩu mà chưa làm thủ tục hải quan.
- Kho CFS còn cho phép các loại hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và đăng ký xong nhưng cần kiểm tra thực tế được phép lưu trữ trong kho. Khi đó các loại hàng này nhất thiết phải thực hiện thu phí CFS.
Sắp xếp, quản lý hàng hóa
CFS có vai trò quan trọng trong việc sắp xếp, quản lý hàng hóa cho đến khi hàng hóa được xuất khẩu đi.
Những hoạt động được tiến hành ngay tại kho CFS
Tại kho CFS, các hoạt động được thực hiện bao gồm:
- Sắp xếp và đóng gói các loại hàng hoá đang trong quá trình được chờ để xuất khẩu cũng như các mặt hàng LCL từ các chủ hàng khác nhau.
- Phân loại, đóng, ghép các hàng lẻ đến từ chủ hàng khác nhau để sắp xếp vào container.
- Ghép chung vào container các mặt hàng và hàng hoá để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Kiểm tra tất cả các mặt hàng chuẩn bị được xuất khẩu đi.
- Lưu trữ hàng hóa khi hàng hóa chưa được giải quyết các thủ tục hải quan.
Quy trình thu phí CFS được diễn ra như thế nào?
Phí CFS là chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng vào trong kho CFS. Hàng hoá này bao gồm các loại hàng lẻ, hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan cũng như hàng được phép xuất khẩu nhưng cần phải kiểm tra lại. Quy trình thu phí CFS sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS trực tiếp từ forwarder.
Các forwarder chịu trách nhiệm thu lại từ chủ hàng theo đúng loại chi phí CFS được quy định, tùy thuộc vào khối lượng hàng hoá. Nên tránh sử dụng những forwarder có mức thu cao để đảm bảo chi phí cho lô hàng không vượt quá mức chung so với quy định.
- Bước 2: Xác nhận thanh toán.
Điều này nhằm đảm bảo có thể chứng minh được việc đã thanh toán CFS và thuận lợi hơn cho bước gửi hàng cũng như vận chuyển hàng.
Những thông tin liên quan đến phí CFS trong hoạt động XNK?
Kho CFS do bên phía cảng quản lý nên người thu phí ban đầu sẽ là cảng. Sau đó nhân viên cảng sẽ tiến hành thu và đóng ghép các loại hàng LCL. Phí CFS được thu trực tiếp ở điểm xuất và nhập khẩu.
Mức phí CFS có thể dao động từ 15 – 18 USD, tuy nhiên trên thực tế thì mức phí có thể dao động tùy theo từng đơn vị vận chuyển hoặc tùy từng thời điểm trong năm.
Hy vọng rằng, qua bài viết này của Wingo Logistic, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và giải đáp được thắc mắc CFS là gì? Đây là một thuật ngữ có tính chất quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy lưu ý tìm hiểu kỹ nếu như đang có ý định nhập hoặc xuất hàng cho doanh nghiệp của mình.
Từ khóa » Cfs Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Sự Khác Biệt Giữa CY Và CFS Trong Ngành Công Nghiệp Vận Tải - VILAS
-
Phí CFS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Thông Tin Cần Biết
-
Kho CFS Là Gì? Vai Trò Của Kho CFS - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
CFS Là Gì? Vai Trò Của CFS Trong Xuất Nhập Khẩu? - An Chi Phương
-
CFS Là Gì ? Giải Thích Về Phí CFS Và Kho CFS - Túi Khí Chèn Hàng
-
Phí CFS Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa Phí CFS Và THC - Fago Logistics
-
3 ý Nghĩa Của CFS Trong Logistics Bạn Có Biết? - GLaw Vietnam
-
CFS Là Gì? Khái Niệm Cần Thiết Về Lĩnh Vực Xuất Nhập Khẩu
-
CFS Là Phí Gì - Song Ánh Logistics
-
Tất Tần Tật Về Phí CFS Và Kho CFS Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Khái Niệm Kho CFS Là Gì Và ứng Dụng Trong Xuất Nhập Khẩu? - ALS
-
Chứng Nhận CFS Là Gì? Định Nghĩa & Thông Tin Cơ Bản
-
CY Và CFS Khác Nhau Như Thế Nào?
-
CFS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu - Trung Tâm Ngoại Ngữ SaiGon Vina