Phì đại (dày) Tâm Nhĩ Trên điện Tâm đồ - PGS Hà Hoàng Kiệm
1. Phì đại (dày) tâm nhĩ trái
- Định nghĩa: Sóng P rộng, nứt đôi tạo thành hai đỉnh ở chuyển đạo DII (P mitrale) và giãn rộng, phần cuối âm xuống ở V1.
Phì đại tâm nhĩ trái (LAE) là do tăng áp lực, khối lượng quá tải của tâm nhĩ trái, nó thường là tiền thân của rung nhĩ.
- Tiêu chuẩn điện tâm đồ: Sóng P rộng, hai đỉnh ở chuyển đạo DII (P mitrale), giãn rộng và âm xuống phần cuối ở V1. Tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
+ Ở DII: Nứt đôi sóng P với > 40ms giữa hai đỉnh, tổng thời gian sóng P > 110ms.
+ Ở V1: Sóng P hai pha với giãn rộng và âm xuống phần cuối > 40ms chiều rộng, sóng P hai pha với giãn rộng và âm xuống ở phần cuối > 1mm chiều sâu.
- Nguyên nhân: Hẹp van hai lá, nhĩ trái phì đại đơn độc; tăng huyết áp hệ thống kết hợp với phì đại thất trái; hẹp động mạch chủ kết hợp với phì đại thất trái; thiểu sản van hai lá kết hợp với phì đại thất trái; cơ tim phì đại kết hợp với phì đại thất trái.
Ví dụ
Sóng P rộng (> 110ms), nứt đôi P ở DII (P mitrale) với > 40ms giữa các đỉnh.
Sóng P với thời gian sâu xuống ở phần cuối > 40ms ở V1.
Sóng P với chiều sâu phần cuối > 1mm ở V1.
2. Phì đại (dày) tâm nhĩ phải
- Tiêu chuẩn điện tâm đồ: đỉnh biên độ sóng P (P pulmonale):
> 2,5mm ở các chuyển đạo thành dưới (II, III và AVF).
> 1,5mm ở V1 và V2.
- Nguyên nhân: là do tăng áp động mạch phổi: Bệnh phổi mạn tính (cor pulmonale); hẹp van ba lá; bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot), tăng huyết áp phổi tiên phát.
Phì đại tâm nhĩ phải: Sóng P có biên độ > 2.5mm ở đạo trình II, III và aVF
Sóng P ở V2 cao (> 1,5 mm), trong khi phần âm cuối của V1 sâu (> 1mm) và rộng (> 40 ms).
3. Phì đại (dày) hai tâm nhĩ
- Định nghĩa: Phì đại hai tâm nhĩ được chẩn đoán khi đạt tiêu chuẩn phì đại cả hai tâm nhĩ phải và trái trên cùng một điện tâm đồ.
Sóng P ở đạo trình DII và V1 đáp ứng với tiêu chuẩn phì đại cả tâm nhĩ phải và trái, được tóm tắt trong sơ đồ sau:
- Tiêu chuẩn điện tâm đồ:
+ Ở chuyển đạo DII: Nứt đôi sóng P với biên độ ≥ 2,5 mm và thời gian ≥ 120 ms.
+ Ở chuyển đạo V1: Sóng P hai pha với vị trí khởi đầu lệch ưu thế dương cao ≥ 1.5mm và vị trí cuối lệch ưu thế âm sâu ≥ 1mm và vị trí cuối lệch ưu thế âm thời gian ≥ 40ms.
+ Tiêu chí kết hợp:P sóng lệch ưu thế dương cao ≥ 1,5 mm ở chuyển đạo V1 hay V2 và sóng P với thời gian > 120 ms ở đạo trình chi, V5 hoặc V6.
- Nguyên nhân: Sự kết hợp của phì đại tâm nhĩ cả hai bên trái và phải
+ Phì đại tâm nhĩ phải: Tăng áp phổi do bệnh phổi mãn tính (cor pulmonale); hẹp van ba lá; bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot); tăng áp phổi tiên phát.
+ Phì đại tâm nhĩ trái: Bệnh van 2 lá; bệnh van động mạch chủ; tăng huyết áp; hẹp động mạch chủ; bệnh cơ tim phì đại (HOCM).
Ví dụ 1:
Phì đại hai tâm nhĩ do bệnh cơ tim vô căn:Sóng P hai pha ở V1 với một độ lệch dương rất cao (gần 3 mm chiều cao) và độ lệch âm sâu (> 1mm) và rộng (> 40ms).
Ví dụ 2:
Phì đại hai tâm nhĩ:Sóng P ở DII cao (> 2,5mm) và rộng (> 120ms). Phì đại tâm nhĩ phải: Sóng P biên độ > 1,5 mm trong V2.
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Từ khóa » Dày Nhĩ Trái Trên điện Tâm đồ
-
Điện Tâm đồ Dày Nhĩ- Dày Thất - Health Việt Nam
-
Điện Tâm đồ Chẩn đoán Phì đại (dày) Tâm Nhĩ Trái - Dieutri.Vn
-
[PDF] DÀY NHĨ – DÀY THẤT
-
Table: Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Điện Tâm đồ Của Phì đại Thất Trái
-
Điện Tâm đồ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT - SlideShare
-
Dày Nhĩ, Dày Thất Trên điện Tâm đồ
-
Hướng Dẫn đọc Và Chẩn đoán Qua Điện Tâm đồ | Phác đồ điều Trị
-
Chuyên đề Sinh Lý điện Tâm đồ
-
2 Ecg Day Nhi Day That By Salomon Nguyen - Issuu
-
Điện Tâm đồ Trong Bệnh Lý Tim Bẩm Sinh: Định Nghĩa, Phân Tích điện ...
-
Sóng P Là Gì? Các Dạng Sóng P Của điện Tâm đồ - Suckhoe123
-
[PDF] Phân Tích Chẩn đoán Bệnh Mạch Vành Dựa Trên Tín Hiệu điện Tâm đồ
-
Điện Tâm đồ Nói Lên điều Gì? - Vinmec
-
Điện Tâm đồ - Y Dược Tinh Hoa
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS