Phì đại Tuyến Tiền Liệt: Triệu Chứng điển Hình Và Phương Pháp điều Trị

1. Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Tuyến tiền liệt của nam giới có cấu tạo dạng hình đậu và kích thước tương đối nhỏ, có vai trò sản xuất chất lỏng đảm bảo môi trường sống cho tinh trùng cũng như duy trì khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, nếu xảy ra bất thường khiến hoạt động của tuyến tiền liệt bị ảnh hưởng thì chức năng sinh sản của người bệnh cũng có thể bị suy giảm.

Phì đại tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi

Phì đại tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi

Nam giới sẽ phát triển tuyến tiền liệt mạnh mẽ nhất vào 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là bắt đầu tuổi dậy thì và giai đoạn thứ 2 khác nhau ở mỗi người, thường bắt đầu vào khoảng 25 tuổi. Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra khi cơ quan này phát triển kích thước lớn hơn bình thường, thường xảy ra trong giai đoạn phát triển mạnh thứ hai.

Sự tăng kích thước bất thường của tuyến tiền liệt đầu tiên có thể ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo. Niệu đạo nằm cạnh sát tuyến tiền liệt nên dễ bị ép hẹp lại, điều này khiến thành bàng quang trở nên dày lên. Việc này dần dần khiến thành bàng quang suy yếu, không còn khả năng đàn hồi và chức năng đào thải nước tiểu ra ngoài cũng bị ảnh hưởng.

Tùy vào mức độ tăng kích thước tuyến tiền liệt mà bệnh nhân có thể bị rối loạn đi tiểu sớm và nghiêm trọng hoặc triệu chứng xuất hiện từ từ. Nghiêm trọng nhất là thành bàng quang không còn khả năng giữ nước tiểu, khiến bệnh nhân đi tiểu không tự chủ, nước tiểu tự thoát ra liên tục ngay cả khi không đi tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng tới bàng quang và niệu đạo

Phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng tới bàng quang và niệu đạo

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa được xác nhận rõ, song các nhà khoa học nghi ngờ sự tăng quá mức hormone mà cơ thể tiết ra để kích thích tăng trưởng tế bào tuyến tiền liệt đã dẫn tới bệnh. Ngoài ra, phì đại tuyến tiền liệt cũng liên quan đến yếu tố di truyền, nhất là bệnh xảy ra ở nam giới dưới 60 tuổi. Các trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi thường nghiêm trọng hơn, cần điều trị bằng phẫu thuật.

2. Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt điển hình

Do phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng chứa, đẩy nước tiểu ra ngoài của bàng quang nên triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Đi tiểu yếu, dòng nước tiểu không đều.

  • Phải rặn khi đi tiểu, sau khi ngưng tiểu nước tiểu vẫn nhỏ giọt kéo dài.

  • Cảm giác buồn tiểu xuất hiện nhiều hơn, kể cả vào ban đêm khi đi ngủ khiến người bệnh thức giấc.

  • Cảm giác tiểu không hết dù vừa đi tiểu xong.

  • Cảm giác buồn tiểu đột ngột và không thể kiềm chế được.

Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt có thể chưa xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khó nhận biết do kích thước chưa quá lớn và chưa chèn ép mạnh vào thành bàng quang. Triệu chứng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng đến khi người bệnh hoàn toàn không tự chủ được khi đi tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt lớn có thể phải phẫu thuật

Phì đại tuyến tiền liệt lớn có thể phải phẫu thuật

Tuy nhiên đến giai đoạn này, đa phần bệnh nhân phải phẫu thuật để điều trị. Nếu phát hiện sớm, điều trị bằng nội khoa kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

3. Chẩn đoán và điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp nhất là nam giới trên 50 tuổi, hầu hết bệnh nhân tới bệnh viện khi có triệu chứng bất thường khi đi tiểu.

3.1. Các phương pháp chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt

Dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với triệu chứng bệnh, bác sĩ khi nghi ngờ phì đại tuyến tiền liệt sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn và bạch cầu giúp phân biệt triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khám hậu môn trực tràng

Đây là cách đơn giản để bác sĩ có thể ước lượng, kiểm tra kích thước tuyến tiền liệt có bất thường hay không. Bác sĩ khi thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được thông tin này.

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra sức khỏe của thận

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra sức khỏe của thận

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng thận cùng bilan viêm.

Soi bàng quang

Một ống soi nhỏ được bác sĩ đưa vào đường tiểu, từ đó có thể kiểm bên trong niệu đạo và bàng quang có bất thường hay không.

Sinh thiết

Sinh thiết được thực hiện khi nghi ngờ phì đại tuyến tiền liệt có liên quan đến sự xuất hiện của khối u bất thường, lành tính hoặc ung thư.

Siêu âm qua trực tràng

Khi siêu âm qua trực tràng, bác sĩ có thể quan sát được bàng quang, tuyến tiền liệt và các bất thường đường niệu khác.

Kiểm tra niệu động học

Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động lưu trữ, đào thải nước tiểu của niệu đạo và bàng quang có bất thường hay không.

3.2. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt như thế nào?

Nếu tình trạng phì đại không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có sức khỏe tốt và triệu chứng không nhiều thì điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống sẽ phù hợp. Các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh này gồm:

Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng nội khoa

Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng nội khoa

  • Thuốc ức chế alpha.

  • Chất ức chế 5-alpha reductase.

  • Chất ức chế phosphodiesterase-5.

  • Kết hợp thuốc để điều trị đi tiểu không tự chủ.

Các trường hợp phì đại tuyến tiền liệt lớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật nếu điều kiện sức khỏe của bạn đạt yêu cầu. Để điều trị hiệu quả với tình trạng bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Tổng đài 1900565656 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Từ khóa » Cách Xử Lý Phì đại Tuyến Tiền Liệt