Phi điệp ám Mắt Trâu Phú Thọ - Cách Nhận Biết Và Nhân Giống

Phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ còn có tên gọi khác là ám mắt trâu lưng xanh. Loài hoa lan này đẹp nức tiếng Phú Thọ. Nếu là người “sành” chơi lan thì không thể không biết ám mắt trâu Phú Thọ. Không chỉ có vẻ ngoài thu hút, phi điệp ám mắt trâu còn đem lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về dòng lan này nhé!

Đặc điểm của ám mắt trâu Phú Thọ

Dòng lan phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ có nguồn gốc từ huyện Phù Ninh, tỉnh phú Thọ. Rất nhiều loại hoa đẹp của Việt Nam cũng bắt nguồn từ vùng đất này. Phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ thường nở hoa vào tháng 6, tháng 7, tháng 8. Khoảng thời gian từ lúc hoa nở đến lúc tàn của ám mắt trâu Phú Thọ tầm 7 – 15 ngày. Hoa khi nở sẽ tạo thành nhiều bông, cánh màu trắng. Những bông hoa có khuôn đẹp, cánh đài bay được xem là rất quý hiếm. Phi điệp ám mắt trâu không chỉ đẹp mà còn có hương thơm rất riêng biệt.

Cách nhận biết phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ

Nụ hoa ám mắt trâu khá ngắn, to, màu xanh đậm. Khi ám mắt trâu chuyển sang trạng thái “hàm tiếu” thì sẽ dần bị bay màu. Trước khi hoa nở bung, nụ hoa có màu trắng, kết hợp các vệt xanh nõn chuối hoặc da trời. Khi mới nở, bông có 3 cánh đài kèm theo các vệt xanh kéo dài từ phần đầu cánh cho đến cuống hoa. Hai cánh hoa có màu trắng, hơi ám chút tím. Tuy nhiên, sau 1-3 ngày cánh hoa sẽ có hiện tượng phai màu xanh và tím. Do đó, nếu không nhìn kỹ nhiều người bị nhầm lẫn giữa phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ với loại phi điệp thường.

Phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ
Cận cảnh loài lan phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ

Khi hoa nở, viền hoa hơi cuộn lại, mắt tràn ra tới mép lưỡi. Lưỡi cuộn ít hay nhiều còn phụ thuộc vào độ ẩm của giá thể. Phần thùy hoa tương đối rõ. Nếu bông hoa được phơi dưới ánh sáng trong khoảng 10h thì thùy sẽ có màu hơi trắng. Khi thì màu trắng, mũi hoa nhìn rất rõ, mắt hoa cũng rõ nét hơn. Khi tập trung nhìn vào bông hoa, bạn sẽ có cảm giác mắt hoa hơi lồi ra ngoài.

Cách nhân giống phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ

Chuẩn bị

  • Chọn phần thân cây phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ già cần nhân ki và kích mầm.
  • Các vật dụng khoan, mũi khoan 1mm, dao lam, bật lửa, keo liền sẹo.
  • Thuốc kích ki.

Thời điểm nhân giống

ám mắt trâu Phú Thọ

  • Ở miền nam, có thể nhân giống ám mắt trâu Phú Thọ vào bất cứ thời gian nào trong năm.
  • Ở miền Bắc, không nên ươm giống vào mùa đông. Vì đây là thời điểm nhiệt độ giảm, cây chậm phát triển.

Tiến hành nhân giống

Cắt đoạn thân lan

  • Sử dụng dụng cụ sắc để cắt lan ra thành từng đoạn vừa phải, mang đi ươm. Bạn cần khử trùng các dụng cụ trước khi tiến hành cắt lan ám mắt trâu.
  • Những thân lan mập mạp có nhiều mắt chưa ra hoa, bạn nên cắt thành đoạn ngắn gồm 2 – 3 mắt. Nếu chọn được thân lan mập, bạn chỉ cần chọn đoạn thân lan có 1 mắt.
  • Với những thân lan già, nhỏ, nhiều mắt, bạn cần cắt thành từng đoạn có chiều dài 20 – 30cm hoặc để nguyên.

Xử lý vết cắt

  • Bôi trực tiếp dung dịch kích ki lên vị trí vết cắt hoặc phun vào phần mắt ngủ. Để 30 – 1 giờ rồi dùng keo sơn móng tay, keo liền sẹo,…để bôi vào vết cắt.
  • Bạn có thể tạo ra các vết thương nhỏ, sâu khoảng 1/3 thân cây, đảm bảo khoảng cách mắt ngủ ra mầm từ 0,3mm – 0,6mm.

Pha dung dịch ngâm lan

ám mắt trâu Phú Thọ
Những giỏ lan phi điệm ám mắt trâu Phú Thọ sau bao ngày chăm sóc!

Pha dung dịch 2cc atonic + 2ccB1 + 1 lít nước rồi đem lan cần ươm bỏ vào ngâm.

Giá thể ươm lan

Chuẩn bị các loại chậu nhựa, đất nung,…và giá thể dùng để nhân giống lan là: than củi, vỏ thông, xơ dừa…

Đặt đoạn thân lan đã xử lý vào chậu

Đặt chậu lan vào khu vực râm mát, độ ẩm vừa phải, có mái che, kết hợp phun sương từ 1 – 2 lần/ngày.

  • Phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ: Giống lan đột biến đẹp, giá trị kinh tế cao

Cách chăm sóc phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ

ám mắt trâu Phú Thọ
Chăm sóc lan không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn, chăm chút mỗi ngày
  • Sau khi nhân giống lan, nên tránh nước mưa.
  •  5 – 10 ngày tiếp theo thì tiến hành phun sương để giữ ẩm.
  • Khi lan đã cứng cáp, tiến hành phun sương để rễ bám vào đất, bạn tiến hành bón phân cho chúng.
  • Lan đã khỏe hơn thì chuyển cây ra ánh sáng để lan thích nghi với môi trường (đảm bảo ánh sáng từ 60 – 70%).
  • Lan bắt đầu thắt ngọn cần giảm tưới nước và chờ hoa nở.

Một số lưu ý khi trồng ám mắt trâu Phú Thọ vào mùa nóng:

  • Phải giữ giá thể thật sạch sẽ, xử lý kỹ các nấm bệnh trước khi trồng.
  • Để gốc thoáng, không bị vùi lấp bởi giá thể tạo điều kiện cho rễ cây có không khí  hô hấp.
  • Treo lan nơi có gió vừa giảm nguy cơ nhiễm bệnh vừa góp phần tạo nên những bông phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ đẹp mắt.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp, nhất là thời điểm nắng gắt, lan dễ bị khô, héo.
  • Không tưới nước cho ám mắt trâu Phú Thọ vào giữa trưa hoặc đêm muộn. Nếu tưới muộn nước sẽ đọng lại từ đêm tới sáng rất dễ nhiễm bệnh. Khoảng thời gian tưới nước thích hợp nhất là vào 7 – 8h tối.
  • Phun thuốc chống nấm bệnh thường xuyên để hạn chế tối đa sự sinh sôi, phát triển của sâu bệnh.

Phi điệp ám mắt trâu Phú Thọ là một loài hoa đẹp, giá không quá cao, xứng đáng được người chơi lan “săn đón”. Vẻ đẹp của lan còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nhân giống cũng như chăm sóc. Bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn để đạt được những giỏ lan ưng ý nhé!

Tags: ám mắt trâu Phú Thọphi điệp mắt trâu

Từ khóa » Thân Lá ám Mắt Trâu Lưng Xanh