Phí Giao Dịch Chứng Khoán Năm 2022 Mới Nhất - Yuanta Việt Nam
Là một nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, chắc chắn phải biết và hiểu rõ về phí giao dịch chứng khoán là gì, cách thức giao dịch ra sao. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Về phí giao dịch chứng khoán:
Trong thị trường chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán vô cùng quen thuộc vì đây được xem là điều cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư (NĐT) nào cũng phải biết. Còn được gọi là phí môi giới chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán chính là khoản phải trả cho công ty chứng khoán khi nhà đầu tư khớp lệnh (mua hoặc bán chứng khoán thành công). Nếu giao dịch đó của NĐT có giá trị càng lớn thì mức phí giao dịch (phí môi giới) sẽ càng thấp.
Dựa vào công thức sau đây, chúng ta sẽ tính được phí giao dịch:
Giá trị giao dịch = Giá * Khối lượng giao dịch
Tiền phí giao dịch = Giá trị giao dịch * Phần trăm phí
Ví dụ:
Mã cổ phiếu | Giá | Khối lượng giao dịch | Giá trị giao dịch | Phần trăm phí | Tiền phí |
VNM | 73.000 | 500 | 36.500.000 | 0.4% | 146.000 |
Ví dụ về phí giao dịch chứng khoán khia giao dịch mã cổ phiếu VNM.
Như ví dụ trên, chúng ta thấy: Khi mua 500 cổ phiếu VMN (Công ty Cổ phần sữa Việt Nam) qua Công ty chứng khoán AAA tạm gọi với giá khớp lệnh là 73.000 VNĐ/cổ phiếu và mức phí giao dịch chứng khoán 0.4%. Lúc này tổng giá trị mua của giá trị này là 36.500.000 VNĐ (mua cổ phiếu) cộng với 146.000 VNĐ (phí giao dịch). Như vậy, NĐT cần 36.646.000 VNĐ để sở hữu thành công 500 cổ phiếu VNM.
Công ty chứng khoán sẽ tổng hợp lại các giao dịch phát sinh và dựa trên lịch sử giao dịch của NĐT để tính phí giao dịch.
Không những NĐT phải trả phí giao dịch chứng khoán, mà còn nhiều loại phí khác khi thực hiện giao dịch như phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí lưu ký, phí lãi vay margin,… Bởi vì vậy, để đạt được lợi nhuận như mong đợi, NĐT cần phải tính toán kỹ vì các loại phí thông thường chiếm khoảng 35% so với tổng chi phí đầu tư.
Vì sao NĐT phải nộp phí khi giao dịch chứng khoán?
Các NĐT khi muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán thì việc bắt buộc cần có đầu tiên là mở tài khoản chứng khoán. Mỗi công ty chứng khoán chỉ mở được 1 tài khoản cho 1 NĐT tương ứng, nhưng NĐT có quyền mở nhiều tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Vậy nên khi tham gia vào các giao dịch, NĐT phải đóng các khoản phí bắt buộc theo quy định điển hình như phí giao dịch chứng khoán.
Hiện nay, Bộ Tài Chính đang đề xuất giảm phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết (không bao gồm ETF) từ 0,03% xuống 0,027%; ETF niêm yết giảm từ 0,02% xuống 0,018%; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đăng ký giao dịch (UPCoM) giảm từ 0,02% xuống 0,018%; chứng quyền có bảo đảm giảm từ 0,02% giá trị giao dịch (GTGD) xuống còn 0,018% GTGD.
Bên cạnh đó, Bộ còn đề xuất giảm thêm cho mức giá dịch vụ dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) từ tối đa 0,5% GTGD xuống còn tối đa 0,45% GTGD; giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai chỉ số được điều chỉnh giảm từ tối đa 15.000 đồng/hợp đồng xuống còn 5.000 đồng/hợp đồng, còn hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được điều chỉnh giảm từ tối đa 25.000 đồng/hợp đồng xuống còn 8.000 đồng/hợp đồng… Nếu được thông qua sẽ hạn chế phần nào áp lực phí giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư.
Những lưu ý khác NĐT cần biết:
Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí bắt buộc NĐT phải đóng, NĐT phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch. Mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở một tài khoản đối với một NĐT, nhưng một NĐT có thể mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau.
Tùy thuộc vào chiến lược và quy mô kinh doanh mà các doanh nghiệp hay công ty chứng khoán có mức phí khác nhau. Nhưng hiện nay phí giao dịch của các công ty chứng khoán giao động thấp nhất là 0.1 và cao nhất là 0.35:
STT | Công ty Chứng khoán | Phí giao dịch Cổ phiếu |
1 | Yuanta Việt Nam | Phí giao dịch 0.1% |
2 | CTCK SSI | KH giao dịch có Môi giới tư vấnGD qua kênh online: 0.25%GD qua các kênh khác (Qua nhân viên SSI) (Tổng giá trị GD/TK/ngày):Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.3%Từ 500 triệu VNĐ trở lên: 0.25%KH chủ động GDGD qua kênh online: 0.15%GD qua các kênh khác (Qua nhân viên SSI)Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.3%Từ 500 triệu VNĐ trở lên: 0.25% |
3 | CTCK HSC | GD qua kênh online: 0.2% (từ 1 tỷ VNĐ trở lên: 0.15%)GD qua chuyên viên môi giới:Dưới 100 triệu VNĐ: 0.35%Từ 100 triệu đến dưới 300 triệu VNĐ: 0.3%Từ 300 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ: 0.25%Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ VNĐ: 0.2%Từ 1 tỷ VNĐ trở lên: 0.15% |
4 | CTCK TCBS | Phí GD Cổ phiếu: 0.1%KH sử dụng gói iWealth Pro hoặc Trial: 0.075% |
5 | CTCK VPS | GD trực tuyến: 0.2%GD qua kênh khác:Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày: 0.3%Từ 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày: 0.27%Từ 300 đến dưới 500 triệu VNĐ/ngày: 0.25%Từ 500 đến dưới 1 tỷ VNĐ/ngày: 0.22%Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày: 0.2%Từ 2 tỷ VNĐ/ngày trở lên: 0.15% |
Nguồn: Tổng hợp (Thời điểm tháng 2/2022).
Như thông tin trên, áp dụng tại Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tổng giá trị giao dịch của NĐT càng cao thì phí càng thấp.
Với đội ngũ tư vấn và phân tích tài chính chuyên nghiệp, Yuanta Việt Nam sẽ đồng hành và giúp bạn giải đáp, chia sẻ mọi thắc mắc cho khách hàng và mang đến nhiều cơ hội tài chính lý tưởng cho bạn. Liên hệ ngay với Yuanta qua tổng đài +84 28 3622 6868 hoặc truy cập yuanta.com.vn để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Nói tóm lại, qua bài viết này, bạn cũng có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về phí giao dịch chứng khoán. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn.
Từ khóa » Phí Gd Chứng Khoán
-
Phí Giao Dịch Tại Các Công Ty Chứng Khoán Lớn - VnExpress
-
So Sánh Phí Giao Dịch Các Công Ty Chứng Khoán (Cập Nhật 2022)
-
So Sánh Phí Giao Dịch Của Các Công Ty Chứng Khoán Hàng đầu Việt ...
-
Biểu Giá Giao Dịch Chứng Khoán Tại MBS - KHCN
-
Biểu Phí Dịch Vụ Chứng Khoán Tại TCBS
-
Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán VPS - Biểu Phí Giao Dịch
-
Các Loại Phí Giao Dịch Chứng Khoán Nhất định Phải Biết (phần 1)
-
Các Loại Phí Giao Dịch Chứng Khoán Nhất định Phải Biết (phần 2)
-
Phí Giao Dịch (môi Giới) Chứng Khoán Khi Mua - Timo
-
Biểu Phí Giao Dịch Chứng Khoán - ABS
-
So Sánh Phí Giao Dịch Chứng Khoán Mới Nhất 2022 - Topi
-
So Sánh Phí Giao Dịch Của Một Vài Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
-
Phí Giao Dịch - SSI
-
Biểu Giá Dịch Vụ áp Dụng Cho Tkgd Chứng Khoán Cơ Sở - SSI