Phí Làm Sổ đỏ Chung Cư Năm 2020 - Tiền Land

Quá trình mua bán chung cư ngoài những thủ tục và giấy tờ cần thiết thì hai bên mua bán cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, phí làm sổ đỏ chung cư. Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật những khoản thuế, phí làm sổ chung cư năm 2020 mới nhất.

Thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ đóng phí làm sổ đỏ chung cư
Thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ đóng phí làm sổ đỏ chung cư

1. Làm sổ đỏ chung cư gồm những loại thuế, phí nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, những loại thuế, phí phải đóng khi diễn ra quá trình giao dịch mua bán chung cư bao gồm:

  • Phí xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản trên đất;
  • Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán chung cư theo quy định của pháp luật;
  • Lệ phí trước bạ;
  • Ngoài ra, một số loại thuế, phí khác như: phí trích đo, thẩm định,..

1.1 Phí xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở

Theo Thông tư 02/2014/TT-BTC, mức phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tối đa không quá 100.000 đồng cho 01 giấy đối với trường hợp cấp mới, và không quá 50.000 đồng đối với cấp lại, đổi, xác nhận bổ sung. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không bao gồm tài sản gắn liền với đất thì dưới 25.000 đồng với trường hợp cấp mới, và không quá 20.000 với việc cấp lại, đổi, bổ sung. 1.2 Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC: Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí công chứng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định mức thu như sau:

Quy định về các khoản thu, nộp khi công chứng hợp đồng mua bán
Quy định về các khoản thu, nộp khi công chứng hợp đồng mua bán

Theo như trên, phí công chứng hợp đồng mua bán sẽ làm thay đổi đến tổng chi phí khi tiến hành thủ tục xin giấy xác nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, và được coi là là loại lệ phí tác động đến đến quá trình làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền.

3. Lệ phí trước bạ

Tùy theo từng khu vực quy định về giá trị nhà đất mà mức lệ phí trước bạ khác nhau. Tuy nhiên, đều tính theo bằng 0,5% x (giá trị nhà + giá trị đất).

2. Lưu ý khi mua chung cư chưa có sổ hồng

Trong trường hợp chung cư chưa có sổ hồng, ngoài việc thực hiện lệ phí đúng theo quy định, người mua còn phải quan tâm đến nguyên nhân tại sao người bán chưa có sổ hồng để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một số vấn đề chủ đầu tư gặp phải như:

  • Do chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, dẫn đến việc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở;
  • Do chủ đầu tư thế chấp tài sản tại ngân hàng nhằm xin cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ nhưng chưa giải chấp dẫn đến việc không đủ hồ sơ hợp pháp để xin cấp sổ hồng;
  • Do chủ đầu tư chậm hoàn công, hoặc không thể hoàn công được khi quá trình xây dựng không theo đúng bản vẽ thiết kế như phê duyệt từ trước. Theo quy định, cơ quan nhà nước sẽ không cấp sổ hồng với trường hợp này;
  • Do chủ đầu tư xây dựng lấn chiếm mốc bảo vệ của các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuộc quyền sở hữu công cộng;
  • Do chủ đầu tư sử dụng đất chuyển mục đích xây dựng trái phép theo Nghị Định 43/2014/NĐ-CP ;
  • Do chủ đầu tư chưa nộp đủ giấy tờ và hoàn tất thủ tục pháp lý nhưng đã cho xây dựng và bán nhà ở. Điều này theo quy định tại Nghị Định 99/2015/NĐ-CP là không hợp pháp;
  • Do chủ đầu tư không nộp hồ sơ đúng hẹn, chậm bàn giao.

Trên đây là toàn bộ chi phí sổ đỏ chung cư năm 2020 và những lưu ý trong quá trình mua bán, mong rằng sẽ giúp ích đến với các bạn.

Tiền Land Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tiềm năng thị trường bất động sản huyện Hóc Môn
  • Bài toán tài chính với shophouse HTL Seaside Phú Yên
  • Phú Yên trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản với nhiều tiềm năng

Từ khóa » Phí Làm Sổ đỏ Chung Cư