Phi Nông Bất ổn | Nông Nghiệp Nông Thôn - Thời Báo Ngân Hàng
Có thể bạn quan tâm
Hỗ trợ đầu tư vào tam nông | |
Sản xuất theo chuỗi: Ngân hàng đóng vai trò quan trọng | |
Thắt chặt thêm mối liên kết 4 nhà |
Ai bảo nông nghiệp là lạc hậu
“Ở Hà Lan, nông nghiệp chiếm tới 40% GDP nhưng có ai nói Hà Lan không giàu, Hà Lan lạc hậu, Hà Lan không phải là nước công nghiệp? Trong khi chúng ta cứ bị ám ảnh trong đầu là nước nông nghiệp thì đồng nghĩa với lạc hậu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã nói vậy khi nhấn mạnh về vấn đề “phải đổi mới tư duy về nông nghiệp”. Nghị quyết của Đảng cũng đã xác định rõ nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và phát triển kinh tế - xã hội bền vững…
Trang trại TH. True Milk áp dụng các tiêu chuẩn và quy cách chuồng trại chăn nuôi tiên tiến nhất trên thế giới |
Hơn 30 năm qua, từ một đất nước nghèo thiếu ăn, Việt Nam đã là nước xuất khẩu nông sản có thứ hạng cao trên thế giới, đã thoát khỏi danh sách nước nghèo. Nhưng các chuyên gia và các nhà khoa học cũng đã đặt ra “thoát nghèo nhưng bao giờ mới giàu”, khi cho đến nay vẫn chưa định hình đất nước sẽ sản xuất cái gì, tập trung vào lĩnh vực nào.
PGS-TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khi trao đổi với các nhà báo về công nghiệp hóa, ông nói “với Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cánh đồng mẫu lớn thẳng cánh cò bay, là cấy, gặt, xay xát bằng máy, là sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng cao, không phải cứ công nghiệp hóa là thép là xi măng”.
Giàu có vẫn là ước mơ
Việt Nam đã có những tỷ phú nông dân, đã có những doanh nhân nổi lên nhờ đầu tư vào nông nghiệp. Và ở những vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn hay sản xuất nông sản hữu cơ có nhiều hộ nghèo trở thành hộ khá, nhiều hộ khá trở thành hộ giàu.
Các chuyên gia, nhà khoa học cùng nêu quan điểm Việt Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp và làm giàu từ nông nghiệp và đó phải là nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn. Nếu có quan hệ sản xuất mới tiên tiến và phù hợp sẽ mở đường cho sản xuất phát triển.
Nhưng thực tế với người nông dân giàu có vẫn là ước mơ.
“Cứ làm nông nghiệp như Việt Nam làm sao giàu được. Công nghệ thì lạc hậu, năng suất thấp, chi phí cao”, theo ông Vũ Đức Thắng, Phó tổng giám đốc SGS Việt Nam.
“Nếu không hiện đại hóa thì hàng hóa Việt Nam không những không đi được quốc tế mà còn thua ngay trên sân nhà”, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lo lắng. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, sản xuất ngày càng khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
“Bản chất của thị trường là cạnh tranh, nhưng cạnh tranh phải có quy mô, nếu làm ăn nhỏ thì không ăn thua”, TS.Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý trung ương phát biểu. Giá trị tiêu thụ nông sản của thế giới mỗi năm tới 1.500 tỷ USD, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu nông sản được 30 tỷ USD như thế dư địa để phát triển nông nghiệp còn rất lớn.
Hãy cho tôi cơ chế
Dù xuất khẩu đi khắp thế giới nhưng nông sản, thủy sản Việt Nam chưa có được thương hiệu riêng. Ở một số nước khác, họ có các công ty trái cây mang thương hiệu riêng, nổi tiếng, độc quyền thương hiệu. Trong khi cả vùng ĐBSCL chưa có một công ty xuất khẩu trái cây nào có thương hiệu vững chắc trên thế giới. Muốn có được thương hiệu trái cây phải có được vùng chuyên canh sản xuất trái cây quy mô lớn. Ngay như ở An Giang, 75% hộ nông dân có diện tích canh tác lúa dưới 1 hecta, trong khi muốn làm giàu, theo ước tính, nông dân phải có trên 3 hecta đất ruộng.
Chủ trương của Đảng và Chính phủ là khuyến khích, động viên, hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nhưng số DN nông nghiệp chỉ chưa đạt đến con số 4.000 (chỉ chiếm dưới 1% tổng số DN).
Công ty Mía đường Lam Sơn là một điển hành thành công khi đầu tư vào nông nghiệp và liên kết với nông dân, nhưng như ông Lê Văn Tam, Chủ tịch công ty cho biết chính công ty đang khó mở rộng quy mô, và mô hình của Lam Sơn không nhân rộng ra cả nước được.
Ông khẳng định sẽ làm giàu được với nông nghiệp nếu đổi mới được quan hệ sản xuất từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, đổi mới công nghệ để giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… nhưng cái vướng lớn nhất là vấn đề đất đai. Nếu chúng ta không có cơ chế mới về đất đai thì không thể làm được… Đây là vấn đề rất lớn đang đặt ra, ông Tam phát biểu.
Theo ông Thành, “nông nghiệp Việt Nam bất lợi về quy mô, đất đai nhỏ lẻ, manh mún. Chỉ có giải quyết được chuyện sở hữu đất đai thì mới giải quyết được vấn đề”. Còn ông Nguyễn Thế Hà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hỗ trợ nông gia ĐBSCL khẳng định DN và nông dân sẽ cùng giàu khi cùng liên kết để áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa và công nghệ mới vào nông nghiệp.
Đã đến lúc nông nghiệp phải sản xuất lớn mà sản xuất lớn thì không thể lấy hộ gia đình làm hạt nhân, mà hạt nhân phải là DN và HTX, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình kết luận. Ông nói “Muốn tái cơ cấu nông nghiệp, việc cần làm ngay là phát triển kinh tế tập thể HTX trong nông nghiệp, thu hút DN vào nông nghiệp, phải làm sao có tích tụ ruộng đất nhưng nông dân không thiệt. Cho tích tụ ruộng đất là DN vào ngay. Có ruộng đất là sẽ có máy cày. Đất đai manh mún thì không sản xuất lớn được”.
Từ khóa » Phi Nông Bất Bần La Gì
-
Hóa Ra 'phi Thương Bất Phú' Là Cách Viết Sai? Chính Xác Phải Là... 'ph
-
Giải Thích ý Nghĩa Phi Nông Bất Bần Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Phi Thương Bất Phú Phi Nông Bất Bần
-
Phi Thương Bất Phú Phi Nông Bất Bần - Tử Vi Khoa Học
-
Phi Thương Bất Phú Là Gì? 10 Điều Chứng Minh Quan điểm Này
-
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH - HÃNG LUẬT MINH MẪN
-
Phi Thương Bất Phú Là Gì? Tường Tận ý Nghĩa Câu Nói Của Cụ Lê Quý ...
-
"Phi Thương Bất Phú" Là Một Câu Nói đã Bị Tam Sao Thất Bản?
-
Top 9 Phi Thương Bất Phú, Phi Nông Bất Bần Nghĩa La Gì 2022
-
Giải Thích ý Nghĩa Phi Nông Bất Bần Là Gì?
-
Phi Thương Bất Phú Nghĩa Là Gì
-
Luận Bàn Về Trí Thức - Tầm Nhìn
-
Phi Nông Bất ổn - Dân Việt